Cách trồng lan trên dớn

Bảo vệ, chăm sóc cây cảnh là niềm vui của chúng tôi

CÁCH TRỒNG LAN HẠC VỸ

Hoàng thảo hạc vỹ Dendrobium aphyllum thuộc dòng nobile thân thòngthích hợp gép dớn bảng, gỗ lũa, vú sữa, hay trồng chậu để nghiên. Nên thay chậu, sang chậu vào mùa rụng lá của cây để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của chồi non. Hạc vỹ cũng không thích ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ càng cao cây càng chậm nở hoa và có thể không nở hoa khi nhiệt độ quá 35 độ C.

Cách chọn mua Lan Hạc Vỹ từ rừng

Trạng thái: lan phải ở giai đoạn chưa phát triển mầm mới. Do đã phát triển mầm mới sớm khi mua về mầm sẽ không có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường mới tại nhà gây chột lan hay lan còi. Thời điểm mua lan về ghép thích hợp nhất là từ cuối thu đầu đông, khi đó cây rụng lá và đi vào mùa nghỉ nên khi ghép ta không phải chăm sóc nhiều, chỉ chăm sóc khi vào mùa xuân cây bắt đầu ra mầm mới và nảy nụ hoa.

Màu sắc: đối với lan hạc vỹ, ta lựa chọn cây có màu thân xám bạc, lá vàng và bắt đầu rụng lá, thân không bị dập nát. Lan khi chọn cần phải được khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm do nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.

Đặc tính ra hoa của đại ý thảo: 

Cây bắt đầu có nụ từ giữa mùa đông, ra hoa vào khoảng cuối đông đầu xuân.

Chuẩn bị vật liệu, chất trồng đại ý thảo

Vật liệu thích hợp nhất được quyết định bởi các đặc tính của cây trong tự nhiên. Đối với loài Hạc vỹ là thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước, độ thoáng cho rễ lan. Miền bắc chủ yếu là cây gỗ nhãn, nếu có gỗ lũa sẽ tăng vẻ đẹp cho giò lan.

Xử lý vật liệu: vật liệu thân cây gỗ được bóc vỏ hoàn toàn, ngâm nước 7 ngày, có thể dùng nước vôi loãng để diệt trừ các mầm nấm mốc trên cây gỗ, để cho gỗ thấm đầy đủ nước, tránh hiện tượng gỗ hút ẩm của cây lan khi ghép vào.

Cắt tỉa vệ sinh lan để chuẩn bị ghép:

- Khi lan mua về cần được cắt loại bỏ rễ, cắt rễ chỉ để còn 2-3cm, phía gốc  việc cắt rễ nhằm loại bỏ phần rễ đã bị tổn thương nhiều, đồng thời loại bỏ nấm bệnh trú ngụ trong rễ. - Thời điểm: cần cắt tỉa sớm, tốt nhất là ngay sau khi mua về. Xử lý thuốc và treo ngược lan hạc vỹ: Xử lý thuốc, lan cần được xử lý thuốc để loại bỏ mầm bệnh, kích thích sinh trưởng và chống sốc môi trường cho lan. Lan được xử lý với hỗn hợp thuốc là: B1 + N3M + Ridomil gold + Alitte + Regan. Pha theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc, lan được ngâm ngập trong hỗn hợp thuốc trong 5 phút.

Vớt ra treo ngược trong khoảng từ 3-5 ngày.

Cách chọn môi trường thuần hóa hạc vĩ:

Đối với loài lan Hạc vỹ thì môi trường tốt cho thuần hóa là môi trường thoáng gió, độ ẩm không quá cao, khoảng 60-70%. Ánh sáng tương đối nhiều, 50-70% ánh sáng tự nhiên. Khi thuần hóa lan cần đưa lan từ chỗ ít nắng ra chỗ nhiều nắng để cây có thể thích nghi dần với điều kiện môi trường mới.
 

Cách thức trồng và ghép lan hạc vỹ:

Đối với Hạc Vỹ chúng ta ghép lên gỗ bằng cách sử dụng đinh ghim thép chữ U và súng bắn ghim. Đặt cây vào vị trí cần ghép, dùng tay cầm phần rễ lan. Sau đó bắn ghim giữ 1 /3- 1/5 tổng số rễ, sao cho cây cố định không bị lay.

Sau đó, để khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên. Nhằm giúp vết thương, khi thao tác ghép được lành miệng.

Chăm sóc sau khi ghép:

Tưới nước: 3 -7 ngày đầu sau ghép, không tưới nước. Đặt cây ở môi trường thoáng gió, nền phía dưới luôn phải duy trì ẩm để làm mát cho cây. Nếu cây được ghép trong mùa nghỉ thì chỉ cần tưới dạng phun sương để giữ ẩm cho cây, tránh tưới qua nhiều.

Điều khiển ra hoa:

Chế độ ánh sáng: đưa cây ra ngoài để cây chịu 80% ánh sáng tự nhiên. Chế độ tưới nước: cắt nước hoàn toàn trong mùa đông và đầu xuân, khi nào cây ra nụ và mầm cây mới thì bắt đầu tưới. Chế độ phân bón: bón phân kích thích ra hoa 6-30-30+TE trong tháng 8.

Môi trường yêu cầu: môi trường phải hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.

Quý khách vui lòng xin liên hệ

Trong hành trình chinh phục hương sắc hoa lan, tôi thấy dớn là loại giá thể cực kì tốt cho các loại lan đa thân như phi điệp, thủy tiên, hạc vỹ, long tu, hoàng thảo vôi, trầm,… Vậy thì hiện nay có những loại dớn nào, cách xử lý giá thể dớn trồng lan ra làm sao, cùng chăm lan tìm hiểu dưới đây nhé!

Rừng Việt Nam có đầy đủ 3 loại dớn từ cây dương xỉ này. Mỗi loại có một đặc điểm khác nhau:

Dớn đá có sợi rễ đen, khá to, rất nặng, rất cứng, kết cấu giữa các rễ với nhau rất khít, chặt, độ giữ ẩm khá kém.

Dớn đá trồng lan

Cây dớn đá thường cao khoảng 1,5m đường kính 40cm nặng khoảng 50 cân trở lên là ít. Loại này chúng ta có thể để nguyên cây dớn đổ trụ và dựng đứng lên ghép lan vào. Hoặc bạn có thể xẻ nhỏ thành từng trụ, bảng, đĩa hoặc có thể băm vụn cũng được. Nếu xẻ bảng thì rễ cây lan không thể ăn xuyên được qua các lớp của rễ cây dớn. Vì vậy loại này trồng khá giống với gỗ xẻ bảng.

Dớn đá có đặc điểm là rất đặc, rễ cây lan không thể xuyên qua

Loại dớn đá này băm vụn để trồng lan hài, địa lan hoặc thủy tiên rất ổn.

Đây là loại dớn bền nhất, dùng được khoảng 4-6 năm.

Dớn cù lần có cây khá nhỏ, cao chỉ khoảng 1 đến 2 mét là cùng. Dớn này hay mọc ở các khu vực ẩm gần bờ suối. Bộ rễ ít và thường tập trung ở gần gốc. Trên thân giả gần ngọn có lông tơ rất mịn. Chính vì thế mà loại dớn cù lần này chúng ta thường chế thành 2 loại để trồng lan:

Cây dớn cù lần

Phần trên ngọn nhiều lông mịn, giữ ẩm tết sẽ được xay ra hoặc băm vụn. Phần này giữ ẩm cho cây cực tốt, thường dùng làm tã cho cây mới ghép, ươm kie,…

Phần dưới gốc rễ cứng có thể xẻ trụ hoặc xẻ bảng để ghép các loại lan đa thân khác nhau.

Cây dớn cù lần không chỉ để trồng lan mà chúng còn được trồng làm cảnh sân vườn
Tận dụng phần gốc cây dớn cù lần để trồng lan

Loại dớn sợi này rễ rất nhiều và mềm, đan xen vào nhau nhưng lại không chặt, giữa các rễ có khe hở cho rễ cây lan đa thân có thể đâm xuyên qua một cách dễ dàng. Cây tươi dài 1,5 mét, đường kính 40cm nặng khoảng 40kg nhưng để khô nó chỉ nặng chừng hơn chục cân mà thôi. Loại này nhẹ hơn dớn đá rất nhiều.

Dớn nâu có rễ rất thưa, cây lan có thể bám rễ xuyên qua

Dớn sợi này chúng ta cũng có thể cắt khúc, xẻ bảng, thái mỏng hoặc để cả cây dựng đứng lên ghép. Ở các phần vụn khi cắt sẽ được xử lý làm dớn cọng [ dớn vụn] trồng chậu cho cây rất ổn.

Dớn sợi vụn này trồng lan đa thân tuyệt vời

Loại dớn sợi này có ưu điểm là thoáng gió, nhẹ, thoát nước tốt và ẩm vừa phải. Độ bền của chúng khoảng chừng 3-4 năm.

Dớn nâu thoát nước nhanh nên giữ ẩm vừa phải
Dớn từ cây tổ quạ cũng giữ ẩm rất tốt

Đây là phần rễ của cây tổ quạ [ ổ phụng] mà người ta hay gọi là dớn xốp, dớn mềm. Loại dớn này thì giữ nước tuyệt vời, độ bền trên 3 năm. Loại này giữ ẩm ngang ngửa xơ dừa xay nên khi trồng chỉ thích hợp với loại cây con ươm kie hoặc làm tã giữ ẩm. Lưu ý chúng thoát nước kém dễ khiến cây lan bị thối rễ.

Dớn chi lê quen thuộc trồng lan hồ điệp

Dớn chile này chúng ta hay gặp nhất là ở dòng lan hồ điệp nuôi cấy mô của các nhà vườn. Loại này giữ nước cực kì tốt và cũng tương đối đắt. Độ bền khoảng 2-3 năm. Chúng thường được sử dụng để trồng cây con nuôi cấy mô hoặc làm tã giữ ẩm cho cây.

Mặc dù có nhiều loại dớn như vậy nhưng chúng ta đều có chung một quy trình xử lý dớn trồng lan như sau đảm bảo rất sạch sẽ cho cây phát triển, tránh tình trạng đầu rễ đen do giá thể bẩn.

Chúng ta xử lý cắt, nghiền, băm tùy ý theo nhu cầu sử dụng của bạn. Việc cắt nhỏ sẽ giúp nước dễ ngấm hơn, dễ dàng loại bỏ được đất cát bên trong dớn, từ đó giúp giá thể sạch hơn.

Dớn vị trí gốc cây dễ dính đất bẩn, mùn,… nên chúng ta cần xả sạch chúng bằng nước sạch.

Nếu dớn trụ thì chúng ta có thể dùng bơm để xịt, nếu dớn bảng, băm nhỏ thì bỏ hết vào chậu nước to và thau rửa đến khi thấy nước trong vắt thì thôi.

Xong bước này là cơ bản chúng ta đã xử lý xong bằng phương pháp vật lý, giá thể đã sạch bụi bẩn đất cát, lá cây. Tuy nhiên chúng ta chưa sử dụng được mà cần phải xử lý bằng phương pháp hóa học ở bước tiếp theo:

Chúng ta dùng vôi đã tôi hòa vào nước và ngâm ngập dớn trong khoảng 3-4 ngày.

Với độ pH cực mạnh của kiềm [ nước vôi] thì độ chua của axit trong dớn, mầm cỏ dại, nấm bệnh, vi khuẩn, rệp, cuốn chiếu,… đảm bảo chết sạch.

Bước này các bạn lưu ý là nước vôi có cả cặn, khi khuấy đều lên nó trắng phau ấy chứ không phải loại nước vôi trong.

Bước này chúng ta rửa kĩ lại với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước trong vắt là có thể vớt ra để sử dụng dần.

Tham khảo mua dớn tại đây

Một vài lưu ý:

Bạn có thể thay thế nước vôi trong bằng Physan 20 nồng độ 2ml/1lít nước 1-24 tiếng hoặc ngâm Benkona nồng độ 2ml/1 lít nước. Tuy nhiên cách này phải dùng đến hóa chất độc và tốn tiền. Tôi cứ dùng loại vôi tôi ăn trầu hoặc loại cho chuồng trại là tốt nhất, vừa rẻ vừa dễ sử dụng.

Bạn có thể luộc giá thể thay vì ngâm nước vôi cho kết quả tương tự. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, tuy nhiên lại tốn nhiên liệu và không xử lý được với số lượng giá thể nhiều.

Như vậy, qua đây chúng ta đã thấy được những đặc điểm của từng loại dớn và bạn đã biết nên sử dụng loại nào cho từng trường hợp. Các bước xử lý dớn trồng lan cũng rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng cho cây lan phát triển tốt nhất.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề