Cách vẽ tranh bố cục màu

Bố cục màu khối H chia làm hai dạng chính, tùy thuộc vào trường mà bạn đăng kí thi thì bố cục màu sẽ hoặc là thi trang trí, hoặc thi tự do.
1. Bố cục trang trí
2. Bố cục tự do
Vậy bố cục trang trí là dạng bố cục như thế nào?
- Bố cục trang trí bao gồm các họa tiết, hoa văn đã được cách điệu sắp xếp theo đối xứng, hay còn gọi là đăng đối hoặc không đăng đối [ còn gọi là tự do ]. Trong đăng đối có nhiều dạng, bao gồm:
+ Đăng đối tuyệt đối
+ Đăng đối 2 to 2 nhỏ
+ Đăng đối đảo chiều
Các dạng đăng đối này đều theo vuông góc hoặc góc chéo. Tùy theo khung ngoài mà sắp xếp thành bố cục đăng đối dạng vuông góc hay dạng góc chéo tương ứng.
Bố cục không đăng đối trong trang trí: Vẫn sử dụng các hoa văn cách điệu nhưng sắp xếp theo dạng có chính phụ rõ rệt theo kiểu 3 nhân vật. Các nhân vật không giống nhau nhưng có liên quan đến nhau
VD: Nhân vật chính 1 là con ong, nhân vật chính thứ 2 sẽ là hoa, Nhân vật chính thứ 3 là mặt trời...vv
Nói cách khác, kiểu bố cục này các nhân vật tạo nên như một bức tranh trong đó các nhân vật có liên quan với nhau, các chi tiết ở liên kết và nền cũng có sự liên quan đến nhân vật chính.
- Bố cục trang trí còn có dạng bố cục đặc biệt đó là Hàng lối và Đường diềm. Hàng lối và đường diềm được hiểu như một trích đoạn của một bức tranh trong đó các họa tiết nối tiếp nhau liên tục.
- Màu sắc trong trang trí phong phú với nhiều gam màu [tông màu ] khác nhau nhưng chủ yếu là gam màu [tông màu ] trầm, nhã. Các lớp màu có sự phân biệt về sáng tối, trong đó bao giờ nhân vật chính cũng sáng và có gam màu [tông màu ] đặc biệt hơn các lớp màu của liên kết và nền. Ngoài ra, màu liên kết và nền thường phải ảnh hưởng màu từ nhân vật chính nhưng không nên quá rõ ràng.
- Bố cục trang trí là dạng bố cục cổ điển và cơ bản nhất, chúng xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống:
+ Các hoa văn trang trí trong đền, chùa
+ Các hoa văn trang trí gạch men
+ Các hoa văn trang trí trên vải thổ cẩm hoặc vải dệt...vv





Vậy bố cục tự do là dạng bố cục như thế nào?
- Bố cục tự do nhưng không có nghĩa là tự do thích làm gì cũng được bởi nó có nguyên tắc bố cục riêng. Trong bố cục tự do thường phân rõ: chính - liên kết - phụ - nền. Nhân vật chính thường có tỉ lệ lớn, rõ ràng, màu sắc nổi bật và trong một bài thường có 3 nhân vật chính. Liên kết,phụ nền màu sắc phải làm tôn lên nhân vật chính và phải có hình ảnh, họa tiết liên quan đến nhân vật chính.
- Trong bố cục tự do cần tránh các yếu tố sau:
+ Nhân vật chính và nền không có liên quan, bị tách rời.
+ Các nhân vật chính ngang dọc bằng nhau, tức là khi ta kiểm tra bằng đường thẳng mà các nhân vật nằm ngang bằng nhau thì nên tránh [ tránh sự nhàm chán về nhịp điệu ], nên để nhân vật nằm chéo đi hoặc đẩy lên cao hay xuống thấp.
+ Nền có quá nhiều mảng cắt
+ Các mảng cắt quá nhỏ ở nhân vật chính gây vụn nát bài
+ Tỉ lệ nhân vật chính quá nhỏ hoặc quá to
+ Nhân vật chính quá đơn giản, có ít sắc độ
- Màu sắc trong bố cục tự do thường phong phú, tươi sáng, không quá lệ thuộc vào bất cứ gam màu [tông màu ] nào. Cũng giống như bố cục tang trí, màu sắc nhân vật chính nhìn rõ và đặc biệt hơn, màu sắc ở liên kết, phụ nền phải làm tôn lên nhât vật chính bằng cách sử dụng các thủ pháp màu :bổ túc, màu tương phản, tương đồng...vv Để tạo nên một bài hòa sắc đầy đủ và hài hòa.




>>>Bố cục màu khối H [ phần 2 ]

Video liên quan

Chủ Đề