Cách xử lý đất thịt trồng rau

Rau xanh sạch đang là nhu cầu thiết yếu của nhiều hộ gia đình, bởi vì giàu dinh dưỡng, dễ ăn vừa dễ trồng, cho thu hái quanh năm. Chính vì vậy, thay vì phải đi mua rau củ từ các chợ tự phát vừa lo lắng về độ an toàn vừa mất tiền thì nhiều người chọn cách trồng rau tại vườn nhà. Nhưng để có được một vườn rau xanh tươi, ăn quanh năm, bạn cần phải tìm hiểu cách làm đất trồng rau sạch tại nhà.

Đất nền: đây là đất tự nhiên Foody Nhà Quê lấy được ở vườn nhà chưa xây bên cạnh. Quý vị và các bạn có thể lấy đất ruộng, đất công trình nhưng nhớ chọn nơi không có chất độc hại hay bị ô nhiễm. Đất lấy về cần được xử lý qua mầm bệnh bằng cách phơi 2-3 nắng hoặc trộn với vôi bột trước khi đem trộn thành đất trồng.

Giá thể: Foody Nhà Quê dùng 1 bao đất dinh dưỡng được đóng gói sẵn. Quý vị và các bạn cũng có thể chọn mùn cưa, xơ dừa hoặc tro để thay thế bao đất dinh dưỡng này. Nếu đang ở quê, Foody Nhà Quê sẽ trộn cùng tro bếp có sẵn đất cũng rất tơi và tốt. Hiện đang ở thành phố nên Foody Nhà Quê chọn đất dinh dưỡng, với đất dinh dưỡng này không chỉ giúp cây, hoa rau phát triển tốt mà còn tạo độ tơi xốp cho đất trồng từ đó giúp bộ rễ của cây trồng phát triển tốt nhất.

Phân bón: Quý vị và các bạn nên chọn phân hữu cơ tự ủ từ thực phẩm rau củ quả của gia đình, phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục Foody Nhà Quê sử dụng một túi phân bò hoai mục đã qua xử lý và đóng gói sẵn được nhà sản xuất quảng cáo là giàu dinh dưỡng, cải tạo đất, thân thiện với môi trường và đặc biệt là không hôi.

Cách xử lý đất thịt trồng rau

Tất nhiên, mỗi loại cây có đặc tính khác nhau thì tỷ lệ trộn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, Foody Nhà Quê đang làm là tỷ lệ trộn thông thường nhất, đơn giản và nhanh nhất dành cho các loại cây xanh trồng trong nhà, các loại rau ăn lá, cây hoa làm cảnh.

Tỷ lệ của Foody Nhà Quê là:

+20% phần phân

+30% phần giá thể

+ 50% còn lại là đất nền.

Quý vị và các bạn chỉ cần trộn theo tỷ lệ trên của Foody Nhà Quê là đã đảm bảo độ tơi xốp và dinh dưỡng cho cây, cho rau và hoa.

Thực hiện:

Foody Nhà Quê sẽ trộn đều 3 thành phần trên với nhau. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đất rất tơi và xốp, đặc biệt có nhiều giun đất hay còn gọi là trùn chứng tỏ đất rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho cây trồng.

Quý vị và các bạn trộn qua một lượt, đập nhỏ những miếng đất chưa tơi để đất đều, sau đó trộn lại một lượt nữa là được. Có thể nói, với cách trộn đất như thế này, Foody Nhà Quê trồng cây gì cũng xanh tốt.

Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang rất được chú trọng nhất là những người dân thành phố. Vì vậy, quý vị và các bạn cũng hãy cùng Foody Nhà Quê đảm bảo an toàn bằng cách trồng rau sạch ngay tại nhà. Và, cũng đừng quên tự trồng cây xanh để cải thiện môi trường và làm đẹp không gian sống. Cách trộn đất trồng rau, trồng cây-hoa là khâu quan trọng trong quá trình trồng, giúp rau sạch, cây xanh trong nhà không bị hóa chất và quyết định đến việc sinh trưởng của cây trồng.

Cuối cùng Foody Nhà Quê chỉ việc cho vào khay, chậu và thùng xốp trồng cây, trồng rau theo sở thích và nhu cầu.

Đất nào cũng vậy, dù có trộn giàu dinh dưỡng tới đâu thì sau thời gian canh tác đất sẽ mất dần đi chất dinh dưỡng không còn tơi xốp như ban đầu. Foody Nhà Quê sau 2-3 vụ rau sẽ cải tạo đất lại một lần. Cách cải tạo đất cũng cực kỳ đơn giản: Sau khi thu hoạch rau Foody Nhà Quê nhổ sạch gốc, xới đều đất và phơi nắng trong 2-3 ngày sau đó trộn thêm phân bò hoai mục và đất dinh dưỡng vào là có thể trồng vụ mới. Còn đối với cây xanh trồng trong nhà cứ 6 tháng Foody Nhà Quê sẽ thay đất cho cây một lần giúp cây có đủ chất dinh dưỡng để luôn xanh tốt và phát triển tốt nhất.

Hiện nay nhằm đảm bảo việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm an toàn cho chính gia đình mình, nhiều gia đình đã dần chuyển sang việc tự trồng rau sạch tại nhà thay vì đi mua như trước kia. Để có một vườn rau sạch ngon mắt và bổ dưỡng cần rất nhiều yếu tố khác nhau, một trong số đó là khau xử lý và chọn đất trồng. Qua bài viết lần này, Huy Long sẽ gợi ý cho bạn những cách chọn và xử lý đất khi trồng rau tại nhà.

Đất trồng rau sạch tại nhà:

Để có thể cho vườn rau nhà bạn phát triển và sinh trưởng tốt bên cạnh việc chăm sóc và bón phân hợp lý thì việc sử dụng đất trồng như thế nào cũng hết sức quan trọng.

Cách xử lý đất thịt trồng rau

Đặc điểm của đất trồng rau sạch:

Đặc điểm của đất trồng rau sạch có thể hiểu được là loại đất không chứa dư lượng thuốc trừ sâu hóa học và phân bón hóa học, không có tiềm ẩn các mầm bệnh, tuyến trùng và không chứa các kim loại nặng.

Vì sao nên chọn đất khi trồng rau sạch:

Bạn nên lựa chọn đất trồng thật kĩ khi trồng rau tại nhà, đây là một bước quan trọng trong quá trình bắt đầu trồng rau. Việc lựa chọn này giúp bạn lựa chọn loại đất phù hợp cho từng loại cây. Bên cạnh đó việc này cũng giúp bạn có thể tăng cường dinh dưỡng cho cây phát triển và giảm thiểu các loại nấm bệnh hại trên cây sau này, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Phân loại đất trồng rau tại nhà:

Thông qua nguồn gốc của đất trồng, mà chúng ta có thể phân loại hai loại đất trồng rau bao gồm:

Đất trồng rau sạch có nguồn gốc tự nhiên:

Loại đất này thường được khai thác và sử dụng có nguồn gốc từ những loại đất phù sa thông qua việc xử lý các mầm bệnh. Sau đó, người làm vườn tiếp tục trộn thêm tro trấu, xơ dừa cũng những loại phân bón hữu cơ vi sinh, khoáng chất nhằm làm tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất.

Đất sạch hữu cơ:

Đây cũng là loại đất sạch mà chúng không có mà nguồn gốc tự nhiên mà được sản xuất hàng loạt. Thành phần của loại đất này thường bao gồm tro trấu, xơ dừa và bổ sung thêm các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Nhờ đó loại đất này có tính tơi xốp, thoáng khí và rất giàu dinh dưỡng và có khả năng giữ ẩm và cân bằng cực tốt.

Cách phối trộn đất trồng rau sạch

Sau khi bạn đã lựa chọn chọn được đúng loại đất trồng đạt tiêu chuẩn thì việc cần làm tiếp theo là phối trộn đất. Việc này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trồng rau hay những loại cây khác, ngoài ra việc này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển sinh trưởng của cây.

Cách xử lý đất thịt trồng rau

Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Thùng xốp, chậu trồng hoặc khay nhựa: Nhiều nhà ở thành phố có diện tích ban công hay sân thượng nhỏ nên muốn trồng rau sạch thì thường trồng trong thùng xốp, khay nhựa hoặc chậu cây. Tuy vậy khi sử dụng những vật dụng này nhớ chú ý có thêm nhiều lỗ để việc thoát nước được tốt hơn.

Đất nền: đất nền bạn có thể sử dụng có thể là đất thịt, đất phù sa hay đất vườn, nếu những loại đất này bạn không có sẵn thì có thể mua đất trồng rau tại cửa hàng. Có thể bủ sung thêm tro trấu, xơ dừa để tăng độ tơi xốp và thoát nước.

 

Phân bón: Khi trồng rau sạch người ta thường sử dụng phân bón hữu cơ, nhất là những loại phân bón có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như phân trùn quế để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Trong trường hợp này thì phân trùn quế là phương án phân bón mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong phân trùn quế đã qua xử lý có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi sinh vật có ích giúp tăng cường dinh dưỡng cho cây phát triển tốt mà không cần bổ sung thêm các loại phân bón nào khác. Ngoài ra phân trùn quế cũng có rấy nhiều ưu điểm tốt cho cây trồng.

Cách phối trộn đất sạch trồng rau:

Sau khi có đầy đủ các nguyên vât liệu cần thiết thì ta tiến hành phối trộn. Tùy theo từng loại cây mà tỉ lệ phối trộn đất trồng sẽ khác nhau nhưng thường sẽ trộn theo tỉ lệ 5 đất nền: 2 giá thể: 3 phân hữu cơ (tỉ lệ giá thể và phân bón hữu cơ có thể tùy chỉnh gia giảm cho nhau). Đối với rau ăn lá thì nên đất trồng nên có độ dày từ 10 – 13 cm để có thể phát triển tốt nhất, đối với các loại rau dài ngày khác thì cần tăng thêm hàm lượng đất. Chỉ bạn trộn đất theo tỉ lệ này là bạn đac có hỗn hợp đất đầy đủ dinh dưỡng để trồng rau sạch.

Cải tạo đất sau khi trồng rau:

Cách xử lý đất thịt trồng rau

Vì sao cần cải tạo đất sau khi trồng rau:

Cần phải cải tạo đất sau khi trồng rau sạch là vì sau một thời gian sử dụng, đất trồng rau thường sẽ bị chai cứng, bạc màu và mất dinh dưỡng, vì thế cần phải cải tạo đất ngay sau khi thu hoạch để trồng tiếp vụ sau.

Cách cải tạo đất trồng rau:

Đầu tiên là nhặt sạch gốc cây và cỏ dại có trên khay chậu trồng rau. Sau đó đổ đất trong khay chậu ra phơi nắng 3 – 4 ngày để loại bỏ nấm bệnh và tăng oxy trong đất (phải dùng bạt lót). Nếu có đất đóng cục thì phải đập vỡ ra.

Thêm giá thể tạo mùn cho đất, phân bón hữu cơ trồng rau ( phân xanh, phân chuồng … đã hoai mục), bổ sung thêm đất mới  + chế phẩm nấm trichoderma Bio – S ( 200gr xử lý cho 200kg đất) theo tỉ lệ: 6 phần đất trồng rau cũ + 1 phần đất trồng rau mới + 1 phần phân hữu cơ + 2 phần giá thể tạo xốp cho đất + 1 gói trichoderma Bio – S 200gr