Cách xử lý khi bị trầy xước

Mục lục

  • 1. Các bước xử lý khi bị trầy xước
    • 1.1 Làm sạch vết trầy xước
    • 1.2 Băng bó vết trầy xước
  • 2. Một vài lời khuyên khi bị trầy xước

Khi các vết trầy xước da nhỏ, tổn thương không lớn thì việc sử dụng thuốc là không cần thiết, bạn có thể xử lý nhanh theo các bước sau.

Các vết trầy da thường chỉ là một dạng tổn thương nhỏ của cơ thể và không gây quá nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhưng bạn vẫn rất cần xử lý các vết thương trầy da đúng cách để nhanh lành và không bị nhiễm trùng. 

Để xử lý các vết trầy xước té xe hay trầy xước tay, chân, đầu gối… bạn cần chú ý làm theo 2 bước chính sau:

1.1 Làm sạch vết trầy xước

1.1.1 Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước trước

Trước khi bắt tay vào việc xử lý các vết xây xác da, bạn cần rửa tay bằng nước hoặc xà phòng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn đang có ở trên tay bạn trước.

Việc làm này sẽ giúp đảm bảo về vệ sinh cũng như tránh việc bụi bẩn trên tay bạn dính vào vết thương.

Cách xử lý khi bị trầy xước
Rửa tay bằng xà phòng trước khi xử lý vết trầy xước

1.1.2 Cầm máu cho vết xước

Nếu vết trầy da của bạn đang chảy máu thì bạn cần sử dụng băng gạc tiệt trùng hoặc khăn sạch thấm nhẹ nhàng vào vết thương.

Chú ý không cần dùng quá nhiều sức khi cầm máu.

Nâng cao phần cơ thể bị chảy máu nếu cần để cầm máu. Thông thường sau khoảng một vài phút máu sẽ ngừng chảy. 

Nhưng nếu vết thương của bạn vẫn chảy máu không ngừng sau khoảng 5 phút, thì lúc này vết thương của bạn không thể tự xử lý ở nhà được nữa.

Bạn nên đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị đúng cách.

1.1.3 Làm sạch vết thương hoặc vết trầy xước

Bạn có thể dùng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch rửa dịu nhẹ (tham khảo dung dịch rửa Nacurgo) để làm sạch hết bụi bẩn, tạp chất kẹt lại trong vết thương trầy da.

Sử dụng nhíp đã được vô trùng khi cần để gắp các dị vật lớn không thể làm sạch với nước.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu không thể tự loại bỏ toàn bộ dị vật cho vết thương. 

Cách xử lý khi bị trầy xước
Có thể sử dụng nước sạch để rửa các vết xây xước da

1.2 Băng bó vết trầy xước

1.2.1 Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Thấm khô nhẹ nhàng với thương với khăn sạch, sau đó sử dụng các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh bôi lên vết thương.

Việc làm này sẽ giúp vết thương được cung cấp đủ độ ẩm và thúc đẩy quá trình hồi phục hơn. 

Polysporin và Neosporin đều là các loại thuốc bôi có thể sử dụng giúp làm lành vết thương tốt.

Ngừng sử dụng các loại thuốc bôi khi có các dấu hiệu kích ứng da.

1.2.2 Băng bó

Dùng băng cá nhân hoặc băng gạc sạch để băng vết thương lại.

Việc làm này sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào các vết trầy da bị hở miệng.

Hoặc bạn có thể tham khảo băng vết thương dạng xịt Nacurgo dùng cho vết thương.

Cách xử lý khi bị trầy xước
Đáp án cho câu hỏi “ Bị trầy da làm gì mau lành?” là đây

Bạn chỉ cần xịt trực tiếp Nacurgo lên vết thương để tạo lớp màng sinh học Polyesteramide bao phủ và bảo vệ cho vết thương và không cần dùng băng gạc để vết thương lại. 

Ngoài ra thành phần trà xanh và tinh nghệ nano có trong Nacurgo cũng giúp chống khuẩn, chống viêm, hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo, hồi phục của vết thương.

Thông thường các vết trầy da nhẹ sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần thì lành hẳn. 

1.2.3 Thay băng thường xuyên

Bạn nên thay băng, gạc mới mỗi khi vết thương bị dính nước, dính bẩn hoặc thay băng ít nhất 1 lần/ngày.

Lưu ý lặp lại các bước làm sạch và bôi thuốc ở trên vào mỗi lần thay băng mới.

1.2.4 Để ý xem vết trầy xước có bị nhiễm trùng không

Quan sát, kiểm tra vết trầy xước hàng ngày để kịp thời phát hiện và xử lý nếu không may vết thương bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu vết trầy da đã bị nhiễm trùng gồm sưng đỏ, có dịch mủ chảy ra, cảm giác đau nhức không ngừng.

Cơ thể phát sốt cũng là một biểu hiện của việc vết trầy da đã bị nhiễm trùng.

Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi vết xây xát da có các biểu hiện nêu trên. 

Cách xử lý khi bị trầy xước
Cơ thể phát sốt là biểu hiện vết xây xước da bị nhiễm trùng

2. Một vài lời khuyên khi bị trầy xước

2.1 Không nhất thiết phải sử dụng thuốc

Khi các vết xây xước da nhỏ, tổn thương không lớn, không gây chảy máu thì việc sử dụng thuốc tại đây không thực sự cần thiết.

Nhưng với các xây xước da nặng hơn, bạn có thể bôi thuốc để thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.

Cách xử lý khi bị trầy xước
Các vết xây xước da nhẹ không cần thiết phải bôi thuốc

2.2 Giữ cho chỗ băng bó vết trầy xước sạch và khô ráo

Chỗ băng bó vết xây xát nếu bị dính bẩn và ẩm thường xuyên sẽ khiến vết thương dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, khó hồi phục, lành da.

Vậy nên cần giữ cho chỗ băng bó luôn được sạch sẽ và khô ráo.

Thay băng mới ngay khi bị dính bẩn, dính nước lên chỗ băng bó vết thương. 

2.3 Hạn chế chạm nước

Các vết trầy da nhỏ sẽ không cần quá nhiều sự chăm sóc và bạn có thể sinh hoạt như bình thường.

Nhưng với các vết xây xước bị cắt da, hở miệng bạn nên hạn chế để vết thương chạm vào nước.

Không bơi lội, ngâm nước quá lâu trong khoảng thời gian vết thương chưa lành để tránh bị nhiễm trùng. 

2.4 Liên hệ bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường tại vùng da bị xây xước bạn như bị chảy mủ, sưng đau, đỏ hoặc sốt, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kịp thời điều trị. 

Vậy là với bài viết này các bạn đã biết nên làm gì khi bị xây xước da rồi phải không? Làm theo các bước ở trên thì vết trầy xước của bạn sẽ mau lành lại thôi!