Client customer là vị trí việc làm gì năm 2024

Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà các yêu cầu về dịch vụ khách hàng cũng tăng cao. Vì vậy quá trình chăm sóc khách hàng (còn gọi là CS) được nhiều doanh nghiệp quan đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác CS là gì? Vai trò của nhân viên CS là gì? Các yếu tố cần thiết để trở thành một người CS chuyên nghiệp? Các thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

CS là gì? Nhân viên CS là gì?

CS là từ viết tắt của customer service được hiểu là dịch vụ khách hàng. CS không chỉ là việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà còn dịch vụ hậu mua hàng. Customer service đóng vai trò quan trọng việc tạo doanh thu cho doanh nghiệp vì vậy đây là bộ phận cần thiết trong bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào.

Theo ý nghĩa trên, nhân viên CS chính là nhân viên chăm sóc khách hàng. Vị trí này đảm nhiệm các công việc hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn khách hàng trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu tham khảo đến quá trình mua, sử dụng sản phẩm. Họ sẽ tiếp nhận nhu cầu, ý kiến của khách hàng để có giải pháp thỏa mãn mong muốn của khách hàng nhằm mục tiêu bán được sản phẩm.

Không chỉ tìm kiếm và chăm sóc khách hàng hiện có, bộ phận CS sẽ là đại diện cho công ty để liên hệ trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra họ còn trách nhiệm duy trì cũng như xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ. Từ đó gia tăng số lượng khách hàng và đồng nghĩa với việc doanh thu, lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng.

.jpg)

CS là gì? Đây được hiểu là dịch vụ chăm sóc khách hàng (Nguồn: Internet)

Vai trò của CS (Customer Service)

Từ việc giải thích khái niệm CS là gì ở phần trên, bạn sẽ phần nào hình dung được vai trò của bộ phận CS. Nhìn chung, họ có đảm nhiệm các vai trò như sau:

Tạo trải nghiệm mua hàng

Nhiệm vụ đầu tiên mà một nhân viên CS cần làm đó chính là tạo ra những trải nghiệm mua hàng tốt nhất cho người tiêu dùng. Hầu như khách hàng sẽ không có nhiều thông tin cũng như sẽ đắn đo trước khi mua sản phẩm. Vì vậy, bạn phải cung cấp các thông tin cần thiết cũng như giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các loại sản phẩm, công dụng và các chương trình ưu đãi khuyến mãi từ phía công ty.

Bên cạnh đó, bạn còn phải nắm bắt được nhu cầu của khách để kịp thời có những tư vấn đúng mong muốn của họ. Mục tiêu của việc này là phải đảm bảo tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái, yên tâm khi quyết định mua sản phẩm từ công ty bạn.

Không chỉ vậy, ngay cả sau quá trình mua hàng, bạn sẽ phải ghi nhận những đánh giá, phản hồi về chất lượng sản phẩm từ khách hàng để có những hỗ trợ cần thiết cho họ. Từ đó, khách hàng đặt niềm tin và quay lại mua hàng trong tương lai.

Tăng trưởng doanh số

Làm hài lòng khách hàng chính là nhân tố quan trọng để thúc đẩy doanh số tăng trưởng. Khi được tư vấn nhiệt tình, chu đáo và kỹ lưỡng từ phía nhân viên CS thì chắc chắn tỷ lệ đơn mua hàng cũng sẽ gia tăng, giúp đem đến nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc khách hàng tốt cùng sản phẩm chất lượng thì người mua hàng trước sẽ giới thiệu thêm khách hàng khác. Dần dần tạo thành mạng lưới khách hàng rộng lớn góp phần tăng trưởng doanh số.

Tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng

Đối với một đơn vị kinh doanh thì hình ảnh thương hiệu, uy tín rất quan trọng. Để tạo dựng được dấu ấn trong tâm trí khách hàng là điều không đơn giản. Bên cạnh chiến lược marketing hiệu quả thì bộ phận CS cũng góp phần lớn trong vai trò này. Sở hữu một đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng chất lượng, chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhận được đánh giá tích cực cũng như tạo dấu ấn sâu đậm trong khách hàng.

Client customer là vị trí việc làm gì năm 2024

Vai trò quan trọng của bộ phận chăm sóc khách hàng là thúc đẩy tăng trưởng doanh số (Nguồn: Internet)

Mô tả công việc của một nhân viên CS

Bạn đã hiểu CS là gì, vậy tiếp theo hãy cùng CareerViet tiếp tục cùng tiếp tục tìm hiểu về công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng là gì. Cụ thể, họ sẽ làm các công việc như:

  • Tiếp nhận, xử lý các phản hồi của khách hàng: bộ phận CS sẽ tiếp nhận trực tiếp các thắc mắc, câu hỏi từ khách hàng. Sau đó, họ sẽ tiến hành xử lý và giải quyết các vấn đề đó đảm bảo cho khách hàng hài lòng.
  • Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng: việc lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo hơn. Ngoài ra, bạn còn phải xác định mục tiêu hoạt động và phân tích tâm lý từng nhóm khách hàng để đưa ra các chiến lược cụ thể.
  • Đế xuất phương án kinh doanh phù hợp: từ những phản hồi của khách hàng, nhân viên CS phải tổng hợp lại và phân tích sau đó đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng kinh doanh. Nhiệm vụ này không chỉ riêng bộ phận CS đảm trách mà họ còn phải phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện.

Client customer là vị trí việc làm gì năm 2024

Tiếp nhận, lắng nghe là công việc hàng đầu của một nhân viên chăm sóc khách hàng (Nguồn: Internet)

Những kỹ năng cần có để trở thành nhân viên CS

Để trở thành một nhân viên CS giỏi ngoài chuyên môn bạn cần có kỹ năng sau:

Kỹ năng kiên nhẫn

Chúng ta vẫn thường nghe câu nói vui: chăm sóc khách hàng là một nghề “làm dâu trăm họ”. Chính xác là như thế, mỗi người là một cá thể riêng biệt sẽ có những ý kiến, tính cách khác nhau trong khi đó nhân viên CS hàng ngày phải tiếp xúc hàng trăm khách hàng.

Vì vậy bạn phải có sự kiên nhẫn cũng như bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Nếu gặp khách hàng khó tính, dễ nổi cáu bạn phải hết sức nhẫn nại tìm ra nguyên nhân và tư vấn một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Dù bạn vừa gặp một vấn đề nào đó nhưng khi giao tiếp với khách hàng, bạn vẫn nên giữ thái độ vui vẻ và nhiệt tình, đó mới chính là một nhân viên CS chuyên nghiệp và tài năng.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng cần có của CS là gì, đó chính là bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Bởi vì công việc này thường xuyên tiếp xúc, đàm phán với khách hàng. Do đó khả năng ăn nói trôi chảy đồng thời giọng nói dễ nghe mới có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty bạn. Không chỉ vậy, trong quá trình trao đổi, ăn nói tự tin và rõ ràng giúp khách hàng cảm nhận được sự chuyên nghiệp từ đó sẽ góp phần thúc đẩy hành vi mua hàng.

Hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ

Để tư vấn đến khách hàng những thông tin đúng thì trước hết người CS phải hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ đó. Tránh trường hợp, khách hàng đặt câu hỏi bạn lại ấp úng không thể giải đáp. Điều này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp cũng như dễ dàng đánh mất sự tin tưởng từ khách hàng và có thể họ sẽ không mua hàng nữa. Vì vậy, hãy nghiên cứu sản phẩm trước khi tiến hành tư vấn cho khách nhé.

Client customer là vị trí việc làm gì năm 2024

Một nhân viên CS chuyên nghiệp đòi hỏi nắm nhiều kỹ năng (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm cho vị trí nhân viên CS

Hiện nay, với sự phát triển kinh tế, nhiều doanh nghiệp được thành lập, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên CS cũng rất cao. Bởi vì, hầu như doanh nghiệp nào cũng có bộ phận chăm sóc khách hàng. Không những thế các chủ doanh nghiệp đều chú trọng vào khâu chăm sóc khách hàng, nhằm mong muốn mang đến doanh thu cho công ty. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các thông tin tuyển dụng nhân viên dịch vụ khách hàng trên trang tìm việc online. Trong đó, CareerViet là một trong những trang tuyển dụng uy tín, lớn nhất hiện nay. Tại đây bạn sẽ được kết nối với hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khắp toàn quốc. Các thông tin việc làm được đăng tuyển rõ ràng, chi tiết cũng như bố cục trang web rõ ràng, logic giúp ứng viên dễ dàng tìm kiếm công việc. Bên cạnh đó nền tảng này còn cung cấp bộ tiện ích hoàn toàn miễn phí:

  • CVHay.vn: hỗ trợ bạn tạo 1 bản CV chỉnh chu chỉ với 3 bước đơn giản.
  • Công cụ tính lương gross: giúp bạn tính chính xác tiền lương thật nhận sau khi trừ thuế TNCN, các khoản bảo hiểm để từ đó có đề nghị mức lương phù hợp với nhà tuyển dụng.
  • CareerMap.vn: xây dựng lộ trình nghề nghiệp cho từng ứng viên.

Hãy để CareerViet đồng hành cùng bạn trên chặng đường tìm kiếm việc làm phù hợp nhất.

Client customer là vị trí việc làm gì năm 2024

Hàng trăm cơ hội việc làm CS tại CareerViet (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về CS

CS trong tiếng Anh là gì?

Một số người vẫn nhầm lẫn CS là Computer Science. Đây là viết tắt của cụm từ tiếng anh Customer Services - có thể hiểu là dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Mức lương của nhân viên CS là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên CS sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, chuyên môn của họ cũng như quy mô của đơn vị tuyển dụng. Trung bình vào khoảng tầm 8.5 triệu/ tháng, đối với những vị trí quản lý như trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng, đảm nhận nhiều vai trò khác nhau thì có thể mức lương đạt mức lương đến 20 triệu/ tháng. Để tham khảo chi tiết mức lương cho từng ngành nghề cụ thể, bạn có thể truy cập VietnamSalary.vn.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời CS là gì cũng như nắm được nhiều thông tin liên quan đến ngành nghề này. Nếu bạn muốn apply vào vị trí này thì hãy nhanh tay truy cập CareerViet. Không chỉ vị trí CS mà còn có nhiều việc làm với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại CareerViet đang chờ đón bạn, đừng bỏ lỡ nhé.

Khi nào dùng customer và Client?

Phân biệt Client và Customer trong tiếng Anh. Customer được định nghĩa là người mua hàng hóa hoặc một dịch vụ từ một đơn vị kinh doanh có sẵn nào đó. Client được định nghĩa là người mua dịch vụ ví dụ như: tư vấn, giải pháp, lời khuyên,... từ chuyên gia cho từng trường hợp cụ thể, chi tiết của mỗi khách hàng.

Vị trí Client là gì?

Client là những khách hàng của các công ty Agency, họ có thể là các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, thuê các Agency để thực hiện các chiến lược Marketing một cách chuyên nghiệp. Client sẽ đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, đồng thời kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc của Agency.

Client trọng Marketing là gì?

1. Định nghĩa Client trong Marketing. Trong Marketing, Client được dịch ra là khách hàng. Cụ thể hơn, Client là những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ nhưng không trực tiếp làm Marketing cho nó.

Nhân viên CS là làm gì?

Nhân viên chăm sóc khách hàng (tên tiếng Anh là Customer Care Staff) là người trực tiếp liên hệ với khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là đạt tối ưu sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng.