Cây bàng sống ở đâu

Chắc hẳn trong chúng ta đã từng biết đến cây bàng bởi nó được trồng nhiều ở vỉa hè, công viên, trường học,.. và được biết đến là giống cây che mát ở Việt Nam. Chúng có rất nhiều công dụng nhưng không có quá nhiều người biết đến công dụng chính của nó là gì? Thì bài viết này Xanh Bonsai sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về nó cho bạn.

Đặc điểm chung của cây bàng

Cây bàng có tên khoa học à Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.

Là loài thực vật thân gỗ cứng, mọc thẳng, kích thước cây bàng đa dạng từ vài mét đến vài chục mét, tán lá rộng. Các cành bàng cứng, giòn và mọc ngang tỏa ra xung quanh. Được trồng nhiều làm cảnh nên ít người để ý gỗ cây của nó có tốt không. Chất gỗ bàng tốt và chống thấm nên có thể được dùng để khai thác gỗ.

Hình ảnh lá và quả bàng

Lá bàng to và rộng có hình trứng, màu xanh sẫm và có độ bóng. Lá bàng thường rụng sớm vào mùa khô. Trước khi rụng lá chuyển sang màu nâu vàng hoặc đỏ ánh hồng nhìn rất đẹp.

Hoa bàng mọc nhiều thành từng bông dài từ 15-20cm, trên cán của hoa có lông tơ mềm. Hoa bàng có màu trắng, bông nhỏ li ti.Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt với hai bên dài hẹp. Phần đầu quả hơi nhọn, quả dài 4cm và rộng khoảng 3cm, dày 15mm. quả nhãn có cơm màu vàng đỏ, có xơ bên trong.

Quả bàng non có màu xanh khi quả chín nó có màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, bên trong chứa dầu. Mùa quả bàng là từ tháng 8-10 hàng năm.

Công dụng của cây bàng

Về lá bàng

Lá bàng còn giúp chữa bệnh viêm loét: lấy lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ, lá càng non nhựa ra nhiều càng tốt nhé, tuyệt đối không dùng lá già. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ ta dùng số lượng lá sao cho phù hợp.

Nó còn có tác dụng làm dung dịch ngâm rửa vết thương có mủ hay chữa chứng cảm sốt có ho, chữa cảm sốt nhức đầu.

Lá dùng để sắc nước uống chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi. Giã nát lá tươi hoặc xào nóng để chườm và đắp vào các nơi đau nhức trên đau nhức.

Đối với lá bàng chín rụng: lá bàng khi ngả chín có màu nâu đỏ được dùng trong điều trị các bệnh về gan, trừ giun. Chiết xuất từ lá bàng khô rụng còn được phát hiện có khả năng kiểm soát diễn biến bệnh hồng cầu lưỡi liềm.

Lá bàng có những công dụng hữu ích cho sức khỏe

Đối với nhựa của lá bàng non, người ta trộn chúng với dầu từ nhân hạt bàng để điều trị bệnh hủi. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanol từ lá bàng còn có tác dụng chống ung thư hạch bạch huyết Ehrlich [ELA] ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Ở Nigeria, lá bàng còn được kết hợp với dầu cọ để điều trị bệnh viêm Amidan [theo trang startxchange].

>> Có thể bạn quan tâm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Về quả bàng

Tăng cường sinh lý: Nghiên cứu cho thấy hạt bàng được dùng để hồi phục, điều hòa chức năng của các cơ quan sinh sản ở nam giới. Vì thế, nó được dùng như một loại thuốc kích dục, điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch.

Giảm say tàu xe: Ngoài ra, quả bàng còn được dùng trong điều trị bệnh hủi, nhức đầu và giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đi tàu xe.

Trái của cây bàng

Cách trồng và chăm sóc cây bàng hiệu quả

Cách trồng

Khá đơn giản, vì đây là loại cây dễ thích nghi, không cần chăm sóc nhiều. Chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái cây chín chỉ cần dùng hạt vùi vào đất ẩm một thời gian cây sẽ nảy mầm. Việc trồng cây bàng cũng không quá phức tạp như những loại cây khác, chỉ cần trồng và tưới nước thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng cũng như ánh nắng thích hợp.

Vì đây là loại cây có sự phát triển nhanh cho nên khi trồng bạn nên chọn chỗ đất rộng rãi để cây có thể phát triển tốt hơn. Đất trồng cây bàng nên có đủ dinh dưỡng. Có thể ưu tiên các loại phân hữu cơ như xơ dừa, mùn cưa để đất trồng không bị bạc màu. 

Chăm sóc

Tiến hành tưới đẫm cho cây mỗi ngày khoảng một đến hai lần để cây đủ nước và rễ cây bàng dễ ăn sâu vào đất. Lưu ý không tưới nước lúc nắng có thể làm chết cây. Là loài ưa sáng nên cần được trồng tại vùng có khoảng trống rộng. Tránh trồng cây tại những nơi nhiều bóng râm hay chật hẹp sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. Tưới nước đều cho cây hàng ngày quanh gốc và  trên thân cây.

Cây bàng mùa đông thoát nước ít nên cần giảm lượng nước tưới cho phù hợp. Cây bàng có tán lá rộng, cành giòn nên những mùa mưa bão sẽ có khả năng bị gió làm đổ, gãy. Trước mùa bão hãy tiến hành cắt tỉa bớt các cành lá để đảm bảo an toàn cho cây. Vào mùa thay lá, cây bàng rất có khả năng bị nhiễm sâu bệnh. Bạn cần mua thuốc trừ sâu chuyên dụng phun cho cây để phòng bệnh hằng năm.

Có những loại cây bàng nào?

Cây bàng đài loan

Đặc điểm đó chính là vóc dáng nhỏ, vòm lá cây bắt mắt. Chính vì vậy cây bàng đài loan được nhiều người lựa chọn bởi nó rất phù hợp trồng trong nhà bởi nó không tốn nhiều diện tích. Vì thế nước ta bán rất nhiều loại này

Cây bàng Đài Loan

Cây bàng singapore

Cây bàng singapore là một trong những loại bàng phổ biến nhất mà chúng ta phải nhắc đến. Nó có tên khoa học là Ficus Lyata, khí hậu nước ta khá phù hợp cho giống cây này phát triển nên là sự lựa chọn hợp lý cho người thích trồng cây. Đặc điểm của nó là lá rất lớn và tán lá rộng. Ngoài ra nó còn có tác dụng lọc không khí rất tốt.

Cây bàng Singapore

Cây bàng biển

Ở  Việt Nam, loại này trồng phổ biến ở ven biển. Đặc biệt là lá và hoa rất bắt mắt có màu xám trắng hoặc đốm hồng nên được trồng nhiều ở các công trình công cộng.

Cây bàng biển

Cây bàng vuông

Cây bàng vuông thuộc loại cây gỗ nhỏ và vừa. Tuy nhiên thì giống bàng này đang rất hiểm ở Việt Nam bởi nó có sự sinh trưởng tốt và sống rất mãnh liệt cho dù là môi trường khắc nghiệt

Cây bàng vuông

Cây bàng lá đỏ

Đa số những người chơi cây cảnh ắt hẳn đều biết về giống cây này, bởi nó chịu được nhiệt độ nắng nóng. Điểm nổi bật đó là lá và tán lá rất đẹp, khi mưa xuống sẻ nghe tiếng lộp độp trên những tán lá nghe rất đặc trưng.

cây bàng lá đỏ

Cây bàng nhật

Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. Điểm chú ý của bàng nhật so với cây bàng ta là lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu. Màu sắc cây đan xen giữa hai màu xanh trắng như cẩm thạch nhìn rất đẹp và được ưa chuộng trồng trong nhà.

Cây bàng nhật

Cây bàng cẩm thạch

Cây bàng cẩm thạch được trồng nhiều nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp riêng của nó. Với thân cây cao nhưng tán lá nhỏ, với màu xanh xám lốm đốm pha lẫn cùng màu trắng kem, nhìn từ xa trông cây như một tác phẩm nghệ thuật từ cẩm thạch. Cũng có một loại cẩm thạch có màu xanh viền trắng hồng nhìn rất đẹp và được ưa chuộng làm cảnh.

Cây bàn cẩm thạch

Qua bài viết này Xanh Bonsai đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về loài cây bàng này trong đời sống chúng ta. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Các câu hỏi thường gặp:

Lá bàng có công dụng gì?

Lá bàng giúp chữa bệnh viêm loét hoặc dùng để sắc nước uống chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi… Xem thêm

Quả bàng có ăn được hay không?

Phần thịt quả có vị chua, nhân có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt về để phơi khô, đập bỏ vỏ rồi lấy nhân bên trong chế biến thành thức ăn [thường là làm mứt].

Cây bàng Nhật là gì?

Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. So với cây bàng ta thì cây bàng Nhật có lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu.

Có 20 năm kinh nghiệm làm việc tại viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Chuyên gia lai tạo, cấy ghép các giống cây trồng mới Hiện đang cộng tác tại Xanh Bonsai

Video liên quan

Chủ Đề