Vì sao phải đăng ký sim

Đăng ký sim Vina chính chủ là cách đảm bảo quyền lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng thuê bao di động. Theo đó, khi đăng ký chính chủ Vinaphone, người dùng sẽ không phải bị bỏ lỡ những chương trình ưu đãi hấp dẫn của nhà mạng. Ngoài ra, khi sự cố không mong muốn xảy ra với sim điện thoại của mình thì khách hàng có thể gọi lên tổng đài để nhận sự hỗ trợ từ điện thoại viên.

Đăng ký sim Vina chính chủ để đảm bảo nhiều quyền lợi

1. Sim chính chủ Vinaphone là gì?

Mặc dù việc đăng ký thông tin thuê bao chính chủ mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc sim chính chủ là gì? Cách thức đăng ký như thế nào và thủ tục giấy tờ cần phải chuẩn bị là gì?

Sim chính chủ chính là sim phải được đăng ký bằng chính họ tên của chủ thuê bao, các thông tin đăng ký bao gồm:

-Số chứng minh nhân dân.

-Họ và tên chủ thuê bao.

-Ngày, tháng, năm sinh.

-Địa chỉ.

Sim không chính chủ sẽ được phân biệt với sim đã đăng ký chính chủ bằng Tên của người sở hữu thuê bao đang dùng.

Trước đây, để đăng ký sim Vina chính chủ, người dùng phải trực tiếp đến cửa hàng giao dịch để được nhân viên hoàn tất hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, để hỗ trợ nhanh chóng cho khách hàng tiến hành đăng ký sim cho đến thời hạn 24/4/2018, nhà mạng Vinaphone đã triển khai chương trình đăng ký sim qua nhiều phương thức như fanpage, email, ứng dụng My Vinaphone.

Những lưu ý khi đăng ký thông tin chính chủ đối với thuê bao Vinaphone trả trước:

–  Cước phí khi đăng ký thuê bao chính chủ là hoàn toàn miễn phí, khách hàng sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc đăng ký thông tin.

– Thời gian hoàn tất hồ sơ đăng ký thông tin nhanh chóng, chưa tới 5 phút.

– Tất cả các thông tin liên như tài khoản hay danh bạ của thuê bao đều được bảo toàn.

– Dễ dàng khôi phục lại sim khi khách hàng đã đăng ký thông tin chính chủ.

Với nhiều lợi ích nhận được khi đăng ký sim Vina chính chủ thì bạn hãy nhanh chóng đăng ký thông tin cho thuê bao của mình, để yên tâm sử dụng số điện thoại lâu năm mà không lo bị gián đoạn liên lạc.

Khách hàng đăng ký sim chính chủ tại cửa hàng VNPT

2. Hướng dẫn đăng ký sim chính chủ Vinaphone

-Đăng ký trực tiếp tại cửa hàng:

Khách hàng có thể đăng ký trực tiếp các đại lý Vinaphone trên toàn quốc, tại đây nhân sẽ hỗ trợ bạn để làm thủ tục.

Giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

+ Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước/hộ chiếu bản gốc và 1 bản photo.

+ Sim điện thoại Vinaphone mà bạn muốn đăng ký thông tin chính chủ.

Khi đã mang đầy đủ giấy tờ, khách hàng sẽ được hướng dẫn thực hiện các bước để đăng ký sim Vina chính chủ. Và mọi thủ tục sẽ hoàn tất nhanh chóng chỉ trong chưa đầy nửa tiếng.

Đặc biệt, các khách hàng bận rộn làm việc trong tuần có thể đăng ký vào các ngày thứ 7, chủ nhật và cả các ngày lễ [thời gian làm việc từ 7 – 21h ].

-Đăng ký thông tin chính chủ qua ứng dụng My Vinaphone:

Nếu bạn muốn đăng ký thông tin chính chủ qua website của Vinaphone thì hãy truy cập theo địa chỉ sau đây: //my.vinaphone.com.vn/Users/UpdateSubInfo.

Hoặc nếu thiết bị điện thoại của bạn đã được cài đặt ứng dụng My Vinaphone, bạn mở ứng dụng lên và chọn mục “Cập nhật thông tin cá nhân” để nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu. Sau đó chọn cam kết và chỉ cần bấm nút “Cập nhật thông tin” để hoàn tất quá trình.

Đăng ký sim Vina chính chủ thông qua Fanpage:

Khách hàng có thể sử dụng trang facebook cá nhân để truy cập vào fanpage của Vinaphone và gửi tin nhắn đến trang để thực hiện việc đăng ký thông tin chính chủ cho sim điện thoại đang sử dụng.

Bạn hãy gửi số điện thoại kèm theo ảnh chụp chứng minh nhân dân cả 2 mặt, ảnh chân dung thực tế để admin hỗ trợ đăng ký thông tin.

Cần chuẩn bị những thủ tục gì khi đăng ký sim chính chủ

Lưu ý: Sau khi đã kiểm tra thông tin chính chủ bằng tin nhắn gửi đến 1414, nếu thông tin đã chính xác thì bạn mới bổ sung thông tin còn thiếu  thông qua fanpage. Trường hợp thông tin cập nhật sai thì bạn cần phải liên hệ trực tiếp cửa hàng giao dịch của Vinaphone để được hỗ trợ.

Ngoài ra, khách hàng có thể gửi thông tin qua email để được nhân viên Vinaphone hỗ trợ.

Sau khi đã đăng ký sim Vina chính chủ thành công, khách hàng sẽ tận hưởng được trọn vẹn các chính sách chăm sóc khách hàng và chương trình khuyến mãi từ nhà mạng. Chủ thuê bao có thể an tâm sử dụng sim điện thoại của mình mà không cần lo lắng bị thu hồi vì chưa đăng ký thông tin theo quy định.

Trong trường hợp khách hàng đã đăng ký thông tin chính nhưng vì lý do nào đó sim điện thoại bị mất, bạn có thể làm lại sim và cần chuẩn bị thêm một số thông tin sau:

-Cung cấp 5 số điện thoại mà bạn thường xuyên liên lạc trong thời gian gần đây.

-Cung cấp số dư tài khoản trước khi sim bị mất.

-Mệnh giá thẻ cào gần nhất được nạp.

-Cước phí để đăng ký làm lại sim là 25.000 đồng.

Nếu có vấn đề gì cần hỗ trợ các bạn có thể gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng Vinaphone – tổng đài để được hỗ trợ sớm nhất.

Xem thêm

Nghị định mới khiến các nhà mạng gấp rút triển khai, nhưng vấp phải phản ứng từ người dùng.

Ngày 24/4, Chính phủ ban hành nghị định 49/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và Điều 30 của Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Điểm nhấn của Nghị định 49 là việc những thuê bao di động tại Việt Nam phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, bao gồm cả ảnh chân dung. Cùng với đó là những tiêu chí mới nhằm "khai tử" những cửa hàng nhỏ lẻ, tự phát ở vỉa hè đang tiếp tay cho nạn SIM rác. 

 Các nhà mạng phải cung cấp ảnh khách hàng thuê bao từ nay tới tháng 4/2018 theo quy định. 

Vì sao phải chụp ảnh?

Sau những thông tin trên báo chí về Nghị định 49, đại diện Cục Viễn thông cho rằng trong bối cảnh dịch vụ viễn thông di động đang có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi hoạt động của nền kinh tế, xã hội thì việc lập ra cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao đầy đủ, đúng qui định là vô cùng cần thiết.

Cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân. Tránh tình trạng gọi điện, nhắn tin lừa đảo, đe dọa, khủng bố, quấy rối, phát tán thông tin độc hại...

Việc chụp ảnh trực tiếp người đăng ký thuê bao [mua SIM] sẽ đảm bảo đúng người, đúng thời gian, tránh tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký cùng lúc cho nhiều SIM khác. Đây cũng là cách để siết chặt nạn mua bán SIM rác, tin nhắn rác gây nhức nhối trong những năm qua.

Các nhà mạng nào đang triển khai?

VinaPhone và MobiFone là hai nhà mạng triển khai ngay nghị định 49. Trong khi Viettel vẫn áp dụng hình thức cũ, dù đã lên kế hoạch để thực hiện theo yêu cầu của chính phủ. 

Với nhà mạng VinaPhone, những thuê bao mới đều phải đến giao dịch để chụp chân dung. Những thuê bao cũ đang được liên hệ để bổ sung ảnh cá nhân. VinaPhone đang có phương án đến tận các doanh nghiệp, nơi có nhiều thuê bao của mình và chụp hình, thay vì yêu cầu họ đến các chi nhánh gần nhất. 

Với nhà mạng MobiFone, các thuê bao mới cũng phải chụp ảnh chân dung. Các thuê bao cũ sẽ nhận được tin nhắn theo từng đợt, và cũng phải đến các chi nhánh, đại lý được uỷ quyền để bổ sung ảnh chụp.

Hiện tại, các thuê bao mới của Viettel chỉ cần mang CMND bản gốc và bản sao đến các điểm giao dịch của nhà mạng này để đăng ký. 

Chủ thuê bao không đến chụp ảnh sẽ bị cắt dịch vụ

VNPT cho biết không ít thuê bao cũ phản ứng trước quy định mới. Nhân viên chăm sóc khách hàng của VinaPhone hay MobiFone đều phải mất nhiều thời gian giải thích quy định mới cho các chủ thuê bao, nhưng không phải ai cũng đồng ý đến cửa hàng để chụp ảnh. 

Nghị định 49/2017/NĐ-CP cũng nêu rõ việc các nhà mạng có thể cắt dịch vụ nếu các thuê bao không hợp tác. Cụ thể:

Đối với những người mua SIM và kích hoạt trước ngày 24/4 mà chưa tuân thủ đúng quy định mới này thì nhà mạng có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu chủ thông tin thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng [bổ sung ảnh, thông tin…] trước ngày 24/4/2018.

Nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo.

Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều.

Thuê bao sẽ bị thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Người dùng cần làm gì trước quy định mới?

Trước khi nhận được thông báo từ nhà mạng, người dùng nên tự kiểm tra lại những thông tin đã đăng ký cho SIM đang dùng bằng cách gửi tin nhắn TTTB gửi 1414 [miễn phí]. Cách này áp dụng cho cả ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone. 

Gửi tin nhắn miễn phí đến 1414 để kiểm tra thông tin thuê bao.

Nếu đúng thông tin [tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, CMND] người dùng chỉ cần chờ tin nhắn từ nhà mạng để thông báo về việc bổ sung ảnh chân dung. Nếu thông tin sai, chủ thuê bao cần đến các chi nhánh, cửa hàng của nhà mạng để cập nhật lại và chụp ảnh.

Tuy còn nhiều tranh cãi về cách thực hiện và thời hạn [4/2018], nhưng hiện Nghị định 49 chưa ảnh hưởng trực tiếp đến các thuê bao cũ, vì bản thân các nhà mạng cũng đang lên phương án triển khai cho nhóm khách hàng này. Người dùng làm thủ tục cấp lại hay mua SIM mới có thể được yêu cầu chụp ảnh chân dung tại chi nhánh, cửa hàng uỷ quyền. 

Các cửa hàng bán SIM nhỏ lẻ hết đất sống

Nghị định 49/2017/NĐ-CP nêu rõ những tiêu chí mà điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cần có, bao gồm: Biển hiệu, số điện thoại, niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu; có hợp đồng uỷ quyền được doanh nghiệp viễn thông cung cấp và chứng thực; đủ trang thiết bị để nhập thông tin, số hoá giấy tờ, chụp ảnh... của các cá nhân, tổ chức.

Nói một cách đơn giản, nhưng điểm bán nhỏ lẻ, tự phát, không do nhà mạng uỷ quyền sẽ không đủ điều kiện để bán SIM, cung cấp dịch vụ di động như trước. SIM siêu khuyến mãi, giá siêu rẻ ở vỉa hè, tiệm tạp hoá sẽ "tuyệt chủng". 

Việc siết chặt các điểm giao dịch sẽ khiến các nhà mạng chỉ còn lại cửa hàng trực tiếp và các đại lý được uỷ quyền. Do đó, tình trạng quá tải có thể diễn ra nếu có nhiều thuê bao cùng đến điểm giao dịch để chụp ảnh chân dung. 

Theo số liệu từ bộ TT&TT, tính đến hết tháng 8/2016, Việt Nam có hơn 128,3 triệu thuê bao, Viettel chiếm tới trên 49,5% với 63,6 triệu thuê bao. MobiFone có hơn 34,6 triệu thuê và VNPT có trên 20,5 triệu. Thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Gtel với gần 5,9 triệu và Vietnamobile với 3,7 triệu thuê bao.

Video liên quan

Chủ Đề