Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang lan rộng trên phạm vi cả nước. Và dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa sốt xuất huyết hiệu quả, dễ sử dụng.

Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết
Lá huyết dụ - một trong những cây thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: Từ Ân

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, Giám đốc Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (Huế), trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.

Dưới đây là các bài thuốc dễ tìm, dễ chế biến và sử dụng hiệu quả:

- Rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g, lá cối xay 20g, cỏ nhọ nồi sao cháy 40g, sắc đặc uống.

- Lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày.

Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

- Lá cúc tần 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bông mã đề 16g, trắc bá diệp sao đen 16g (nếu không có thì thay bằng kinh giới sao đen 12g), sắn dây 20g (nếu không có thì thay bằng lá dâu 16g, rau má 16g, lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày.

- Sinh địa 12g, mạch môn 12g, hoa hòe 12g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi khô 30g, sắc với 3 bát nước, cô lại còn 1 bát chia uống 2 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp có xuất huyết dưới da, nôn hoặc đại tiểu tiện ra máu.

- Rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, cỏ nhọ nồi 50g, rửa sạch, vò với nước sôi để nguội, chia uống nhiều lần trong ngày.

- Hành thái (sâm cau) sao đen 20g, trắc bá diệp sao đen 16g, cỏ nhọ nồi 12g, quả dành dành sao đen 8g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 300ml, chia uống 6 lần trong ngày. Dùng tốt cho trường hợp sốt cao và đã có ban xuất huyết.

- Cỏ nhọ nồi 20g, lá cối xay sao vàng 12g, rễ cỏ tranh 20g, sài đất 20g, kim ngân hoa 12g, hạ khô thảo sao qua 12g (nếu không có thì thay bằng bồ công anh 12g), hoa hòe 10g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước trong 30 phút, uống ấm chia  3 lần trong ngày.

- Cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Theo Lương y Thích Tuệ Tâm, những bài thuốc này chỉ được dùng đơn thuần cho sốt xuất huyết nhẹ, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết và người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, khạc ra máu, thậm chí nôn ra máu, tiểu ra máu hoặc kinh nguyệt kéo dài).

Với bệnh nhân biểu hiện sốc và sốc nặng, không nên ở nhà để dùng các bài thuốc này mà cần các cơ sở y tế để điều trj bằng các biện pháp của y học hiện đại.

Ngày nay, bệnh sốt xuất huyết không còn xa lạ đối với mọi người. Ngay tên bệnh đã nói lên điều đó: sốt + xuất huyết. Xuất huyết (chảy máu) ở da và niêm mạc (miệng, mũi), cơ quan nội tạng.

Tùy mức độ nặng nhẹ mà bệnh được chia thành 4 giai đoạn. Ở giai đoạn 3, 4 (sốc và sốc nặng) thì phải điều trị tây y. Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ (1, 2), chúng ta có thể hỗ trợ điều trị bằng thuốc nam nhưng vẫn phải nhập viện, bởi lẽ, bệnh sốt xuất huyết cần được theo dõi sát dù ở mức độ nhẹ để đề phòng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (sốc).

Năm 1969, Viện Đông y - Bệnh viện quận Đống Đa (Hà Nội) đã dùng cây nhọ nồi chống dịch sốt xuất huyết trên 230 bệnh nhân nội trú. Kết quả khỏi bệnh 99,6%. Vào những ngày đầu giải phóng năm 1975, dịch sốt xuất huyết xảy ra ở nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Thuốc tây và dịch truyền tĩnh mạch lúc đó rất hiếm, chỉ dựa vào thuốc nam để góp phần dập nhanh các ổ dịch, hạn chế tử vong. Lúc đó, các dược sĩ và y - bác sĩ Viện Quân y 13, Quân khu 5 đã sử dụng có hiệu quả mấy bài thuốc nam để điều trị bệnh sốt xuất huyết. Xin giới thiệu sau đây 2 bài thuốc nam căn bản hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết ngay khi bệnh mới phát:

- Bài 1: Cỏ nhọ nồi 30 g, rau má (hoặc cỏ mần trầu) 30 g, mã đề (lá và bông) 20 g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ ngập nước, sắc lấy nước uống.

- Bài 2: Kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 20 g, cỏ nhọ nồi 16 g, hoa hòe 16 g, chi tử 8 g. Ngày 1 thang, sắc uống 2-3 lần.

Trong các cây thuốc nam nói trên, đáng chú ý là cỏ nhọ nồi và hoa hòe. Không được dùng cỏ nhọ nồi cho người có rối loạn chức năng đại tràng, đại tiện phân sống, phân loãng, đầy bụng, chậm tiêu.

Lá đu đủ có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn hãy hái vài lá đu đủ tươi, dùng nước pha muối ấm rửa sạch, say nhuyễn cùng với nước, bổ sung chút đường vào cho dễ uống. Nước si-rô đu đủ thành phẩm có mùi cay, hương vị hơi đắng. Nên uống hai lần/ngày trong thời gian 5 ngày liên tục.

Rau mùi là thảo dược quý, không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có đặc tính chữa bệnh sốt. Giã nhỏ một nắm rau mùi, hòa nước lọc lấy 10ml, uống hai lần ngày. Cũng có thể nhai mùi tươi, giống như ăn rau thơm, đặc biệt rau mùi rất lành, dù ăn nhiều hay ít không gây độc, nhưng lại hiệu quả cho nhóm người bị sốt.

Cây húng quế: được dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết nhờ khả năng tăng cường miễn dịch, nhất là khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm. Có thể ăn trực tiếp húng quế hàng ngày hay dùng như trà. Cũng có thể mua các viên thuốc thảo dược bào chế từ húng quế sẽ có tác dụng tốt ngừa và giảm bệnh khi bị sốt.

Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết
Cây cỏ nhọ nồi

Cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu nên sử dụng để tránh sốt xuất huyết. Bình thường, người bị sốt xuất huyết có thể dùng cỏ nhọ nồi giã ra uống, nhưng để tác dụng tốt hơn có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác như: Dùng 20g lá tre, 20g hạ khô thảo, 16g rễ cỏ tranh, 16g cỏ nhọ nồi, 16g trắc bá diệp sắc vừa đủ 100ml, uống trong ngày.

Hoặc dùng 20g kim ngân hoa, 12g liên kiều, 12g hoàng cầm, 20g rễ cỏ tranh, cỏ nhọ nồi 16g, hoa hòe 16g, chi tử 8g. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi thứ thêm 12g, sốt cao thêm tri mẫu khoảng 8g.

Khi đang sốt cũng có thể dùng cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo 6g, hoạt thạch 12g (nếu không có thì thay bằng lá cối xay 12g), bông mã đề 16g (nếu không có thì thay bằng lá tre 16g, gừng tươi 3 lát, sắc với 600ml nước sạch trong 30 phút, uống ấm, chia 3 lần trong ngày. Khi hết sốt thì ngừng thuốc ngay.

Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết

Lá cúc tần có tác dụng hạ sốt rất tốt. Dùng 12g lá cúc tần, 20g sắn dây củ, 16g cỏ mực, 16g rau má, 16g mã đề, 16g lá tre, 16g trắc bá diệp (sao đen), gừng tươi 3 lát. Cho 600ml nước sạch, đun sôi còn lại 300ml, để ấm, uống ngày 3 lần cho người lớn.

Lá neem: hay còn gọi là cây nim, sầu đâu. Dung dịch lá neem có thể ức chế sự sao chép của virút dengue, kháng virút nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Bạn cần hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, có thể nhai sống, nếu đắng thì dùng nước, ngậm một lúc sau đó nuốt. Hoặc cũng có thể dùng lá neem tươi cho vào nồi đun kỹ, lọc lấy nước cốt, để nguội, uống ngày hai lần.

Rễ cây muồng có tác dụng chữa bệnh cực tốt. Thuốc bổ chế từ rễ cây muồng được xem là có hiệu nghiệm với người bị sốt xuất huyết. Rễ cây muồng cần chế biến sạch, phơi khô sau đó thái nhỏ hoặc nghiền thành bột mịn, khi dùng, đun nước sôi pha một lượng bột vừa phải. Cũng có thể hãm rễ muồng khô trong nước sôi 15 phút hoặc ngâm qua đêm, khi dùng nên lọc hết phần xơ cứng, chỉ dùng nước đã qua lọc sạch và uống như nước chè.

Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết
Cây cối xay

Lá cối xay có tác dụng chữa cảm sốt, thanh nhiệt, giải độc, long đờm và lợi tiểu. Khi bị sốt, hãy dùng lá cối xay, lá bông mã đề (hoặc rau má hoặc cỏ mần trầu hoặc cỏ tranh) mỗi thứ 10 - 20g, cỏ nhọ nồi tươi 30 - 40g (nếu khô thì 15 - 20g), trắc bá diệp sao đen 12g (hoặc lá huyết dụ hoặc hoa hòe 16g), sắc uống trong ngày. Nếu có ban ngứa cho thêm rau sam 20g; nếu nhức đầu, nôn, khát nước cho thêm sắn dây 20g; nếu đại tiện táo cho thêm mồng tơi 20g hoặc rau sam 20g.

Lá cỏ cà ri có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh, đặc biệt là khả năng kháng virút. Nhổ một nắm cỏ càri, dùng cối giã nhuyễn, sau đó pha với nước sôi để nguội. Cũng có thể dùng lá càri tươi đung trong nước sôi, sau đó dùng phin cà phê lọc, uống như uống nước trà.

Cây thuốc nam chữa sốt xuất huyết

Nhóm rau, quả cung cấp vitamin C: nhóm có múi (cam, chanh, bòng bưởi, quất...), các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi, quả quả việt quất…), các loại rau dạng mầm (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ…), các loại ớt (ớt chuông vàng, ớt đỏ, ớt xanh), các loại trái cây khác (đu đủ, xoài, dứa, dưa đỏ, dưa hấu, cà chua, trái kiwi rất cần thiết hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virút và kháng viêm. Do vậy, bệnh nhân sốt xuất huyết được khuyên nên dùng các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C.

Các loại rau lá xanh

Nhóm rau xanh dạng lá rất giàu dinh dưỡng và cho dù bị sốt xuất huyết hay khỏe mạnh, ăn nhiều loại rau này sẽ có lợi cho sức khỏe. Nên nhớ, khi đang bị bệnh sốt xuất huyết, mọi người nên tránh thực phẩm rắn. Vì vậy, dùng các loại rau dưới dạng thức ăn mềm, nước ép sẽ giúp bệnh nhanh thuyên chuyển. Rất đa dạng như rau bina (rau chân vịt), cải xoăn và rau xanh, có thể ăn dưới dạng salát hoặc xay thành sinh tố, bổ sung thêm đá lạnh hoặc ướp lạnh trước khi dùng. Cũng có thể dùng kết hợp với các loại nước trái cây khác, nhất là nhóm giàu vitamin C.

Lưu ý: Điều trị sốt xuất huyết bằng thảo dược có hiệu quả cao ở giai đoạn đầu của bệnh, tương ứng với mức độ I và độ II theo cách phân loại của y học hiện đại. Điều trị giúp hạn chế bệnh chuyển nặng và giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn./.