Chế độ đối với giáo viên được cử đi học

Tôi là giáo viên của một trường THCS được nhà trường, Phòng GD và huyện ủy cử đi học lớp Chính trị chính quy. Thời gian học là tập trung 6 tháng. Nhưng do lịch học được nghỉ một số ngày trong tuần, nên tôi vẫn tham gia giảng dạy tại trường, và làm chuyên môn, vì trường tôi chưa có Hiệu Phó nên tôi được Hiệu Trưởng Phân công hỗ trợ nhà trường về chuyên môn. Vậy trường hợp của tôi có bị cắt  chế độ Đứng lớp vá các chế độ khác không?

Chào bạn, liên quan đến vấn đề bạn hỏi, Luật sư trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Mục I Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, điều kiện áp dụng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên  [Sau đây gọi là thông tư 01/TTLT]:

“1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a] Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập] được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật];

b] Nhà giáo [kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng] thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c] Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Điều kiện áp dụng

a] Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP] vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo [các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15] thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;

b] Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

– Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

– Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

– Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.”

Theo quy định trên và theo thông tin bạn đưa ra, bạn đi học chính trị nhưng vẫn tham gia đứng lớp và tham gia hỗ trợ nhà trường về chuyên môn, không bị rơi vào trường hợp không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi như vậy bạn vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Theo quy định Điểm d Điều 1 và Điều 2 Mục II Thông tư 01/TTLT:

“1. Mức phụ cấp:

d] Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm [đại học, cao đẳng, trung học], trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;

2. Cách tính:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo [nếu có] + % [quy theo hệ số] phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.”

Dựa vào quy định trên, bạn có thể tính được mức phụ cấp bạn được hưởng trong thời gian bạn được cử đi học.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin bạn cung cấp.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, bạn vui lòng liên hệ với LS hoặc công ty Luật thành đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 2318/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 16 tháng 11 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

_____________

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 1417/LSNV-TC ngày 30/10/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Quy định về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1088/QĐ-UB ngày 31/5/2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức được cử đi học và giảng viên giảng dạy tại các trường đào tạo cán bộ của thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thành

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
[Ban hành kèm theo Quyết định số 2318/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố]

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, các tổ chức chính trị- xã hội cấp thành phố và cấp huyện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội cấp thành phố và cấp huyện.

2. Cán bộ, viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị [đối với Công ty Nhà nước có Hội đồng quản trị], giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó trưởng phòng và tương đương của các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý.

3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn và tổ dân phố.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Quy định trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức thành phố được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhằm hỗ trợ và khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập để phục vụ công tác, trong phạm vi kế hoạch đào tạo hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế>>> cho các đối tượng thuộc phạm vi quan lý.

3. mức hỗ trợ và phương thức thanh toán kinh phí được áp dụng cho từng loại hình đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cân đối ngân sách địa phương.

4. Các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ hệ trung học, cao đẳng, đại học; các lớp do doanh nghiệp tự tổ chức để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; các lớp do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo dự án không áp dụng văn bản này.

Chương II. MỨC TRỢ CẤP, NGUỒN KINH PHÍ

Điều 4. Trong thời gian được Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố, thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước [Trường hợp học từ 03 tháng trở lên không được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chuyên biệt]. Ngoài ra được thành phố trợ cấp như sau:

1. Đào tạo tập trung tại các trường Trung ương và thành phố:

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo tập trung, thời gian dưới 03 tháng được trợ cấp 25.000đồng/người/ngày thực học.

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo tập trung từ 03 tháng trở lên được trợ cấp mỗi tháng bằng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đi học;

- Đối với Cán bộ, công chức, viên chức là nữ: Khi được cử đi học tập trung được trợ cấp thêm 50%so với mức trợ cấp chung.

2. Đào tạo tại chức tại các trường Trung ương:

Được trợ cấp 25.000đồng/người/ngày thực học.

3. Đào tạo tại chức tại thành phố:

Thời gian khoá học từ 1 năm trở lên tại Trường Chính trị Tô Hiệu và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, quận, chi tiền nước uống 2000đồng/người/ngày tại cơ sở đào tạo.

4. Các lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, chuyên viên, Tiền công vụ, chi tiền nước uống 2000đồng/người/ngày tại cơ sở đào tạo.

5. Các lớp bồi dưỡng tại các trường Trung ương, tỉnh ngoài theo kế hoạch của bộ, ngành thì cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học thanh toán theo chế độ công tác phí.

6. Các lớp bồi dưỡng tại thành phố:

- Các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo và các lớp khác theo quy định, thời gian học dưới 01 tháng, chi tiền nước uống 2000đồng/người/ngày tại cơ sở đào tạo.

- Đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn và tổ dân phố được trợ cấp 25.000đồng/người/ngày thực học.

7. Các lớp bồi dưỡng tại nước ngoài:

Cán bộ, công chức được Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố cử đi học tập, nghiên cứu hoặc bồi dưỡng ở nước ngoài từ trên 01 tháng theo kế hoạch của Trung ương và thành phố [ngoài diện được cử đi đào tạo theo các đề án dài hạn của Trung ương, thành phố] được trợ cấp tiền tiêu vặt theo quy định đối với cán bộ đi công tác.

8. Cán bộ, công chức được Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố cử đi đào tạo cao học, nghiên cứu sinh, sau khi tốt nghiệp được hỗ trợ kinh phí một lần như sau:

- Đào tạo trong nước:

+ Chương trình thạc sỹ: 10.000.000đồng [mười triệu đồng] cho một người;

+ Chương trình tiến sỹ: 15.000.000đồng [mười lăm triệu đồng] cho một người;

- Đào tạo nước ngoài [Không áp dụng đối với các học viên được cử đi học theo đề án của Trung ương và thành phố]

+ Chương trình thạc sỹ: 10.000.000đồng [mười triệu đồng] cho một người;

+ Chương trình tiến sỹ: 20.000.000đồng [hai mươi triệu đồng] cho một người.

Điều 5. Nguồn kinh phí đảm bảo:

1. Nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách của thành phố, chi các khoản sau:

- Chi trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức cử đI đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trung ương và thành phố;

- Chi phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng;

- Hợp đồng với đơn vị có thẩm quyền ký kết với cơ sở đào tạo.

2. Các cơ quan, đơn vi cử người đi học chịu trách nhiệm chi các khoản sau đây:

- Tiền tài liệu phục vụ học tập [không bao gồm tài liệu tham khảo];

- Tiên thuê phòng ngủ [trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ];

- Tiền tham quan nghiên cứu thực tế theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Tiền tàu xe đi và về mỗi tháng 01 lần, ngày nghỉ lễ, tết nếu khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi đào tạo, học tập từ 30km trở lên.

3. Cơ quan hành chính Nhà nước khoán kinh phí quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập cử cán bộ, công chức, viên chức đi học được thực hiện chi các nội dung tại Điều 4, Quy định này theo quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt [nếu có].

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và định hướng, yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý, lập kế hoạch gửi về Ban Tổ chức Thành uỷ [khối đảng, đoàn thể], Sở Nội vụ [các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp] và Sở Tài chính trước ngày 31/10 hàng năm để tổng hợp trong dự toán ngân sách địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7. Căn cứ định hướng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thành phố, dự toán năm được phân bổ, Ban Tổ chức Thành uỷ, Sở Nội vụ, Sở Tài chính trình Ban Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành phố phê duyệt và thực hiện phân khai chi tiết cho các cơ quan, đơn vị trước ngày 28/02 hàng năm. Trường hợp chưa xác định được thời gian [các lớp học ở trung ương, nước ngoài>>>] sẽ thông báo cụ thể theo yêu cầu của từng lớp học.

Điều 8. Khi điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, đơn vị làm văn bản gửi Ban Tổ chức Thành uỷ [đối với các cơ quan đảng, đoàn thể] và Sở Nội vụ [đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp] để báo cáo Thường trực Thành uỷ, Ban Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng thành phố xét duyệt.

Điều 9. Các cơ quan, đơn vị được giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bổ chức quản lý kinh phí theo kế hoạch được phân bổ, chi trả cho cán bộ đi học và thanh, quyết toán theo quy định của Nhà nước.

Điều 10. Giao Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Thành uỷ phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ 6 tháng báo cáo Ban Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thành phố./.

Video liên quan

Chủ Đề