Chỉ số xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện khi bà bầu đi khá thai. Việc xét nghiệm này sẽ giúp các bác sĩ có cơ sở chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của sản phụ và thai nhi Vậy những chỉ số xét nghiệm nào thai phụ cần lưu ý.

Tham khảo thêm:

  • Tại sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
  • Phân tích thông số nước tiểu

Mục đích của việc xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu

Theo lời khuyên của các bác sĩ, thi thoảng trong nước tiểu của phụ nữ sẽ có một lượng đường nhỏ. Nhưng nếu phát hiện lượng đường tăng cao trong những lần kiểm tra tiếp theo hoặc những lần kiểm tra bất kỳ, rất có thể thai phụ đang mắc tiểu đường thai kỳ

Dù kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, thai phụ vẫn cần phải làm xét nghiệm glucose trong khoảng thời gian tuần thứ 24 và tuần thứ 28 vì tiểu đường thai kỳ là  tình trạng tương đối thường gặp

  • Kiểm tra Protein trong nước tiểu

Protein có nhiều trong nước tiểu là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác. Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nếu dấu hiệu đi kèm là tăng huyết áp.

Nếu có xuất hiện protein trong nước tiểu nhưng huyết áp bình thường, mẫu nước tiểu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn để xác định thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không

Chất này sẽ sinh ra khi cơ thể bắt đầu phân giải chất béo được tích trữ hoặc tiêu hoá để tạo năng lượng. Điều này xảy ra khik bạn không có đủ carbohydrate, nguồn cung cấp năng lượng bình thường của cơ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chỉ số ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số ketone cao và không thể nuốt bất kỳ loại thức ăn hay dung dịch nào, bạn có thể phải truyền dịch và điều trị. Nếu có cả ketone lẫn đường trong nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Nếu thai phụ có đấu hiệu mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu của thai phụ sẽ được phân tích để tìm một số enzyme [do bạch cầu tạo ra] hoặc nitrite [do một số vi khuẩn tạo ra] vì hai yếu tố này đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu phát hiện một trong hai yếu tố này khi kiểm tra bằng que thử, mẫu nước tiểu sẽ được gửi lên phòng xét nghiệm để 

Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ là xét nghiệm quan trọng cần được thực hiện vào các thời điểm quan trọng của thai kỳ để các bác sĩ lấy cơ sở chẩn đoán tình trạng của mẹ và bé. 

Phương Đông là đơn vị cung cấp máy xét nghiệm nước tiểu uy tín, chất lượng đến từ hãng sản xuất Analyticon, Đức. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết

Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY

Eastern Medical Equipments Medical [ EMEC]

Hà Nội : Lô CN2 KĐTM Định Công, Q. Hoàng Mai. | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366

Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. |  ĐT :  +84 236 3714 788

Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. |  ĐT :  +84 974903366

Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848

Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy  | ĐT : +84 292 3883493

Email : 

Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai. Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu sẽ cho biết phần nào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thai kì.

Khi đi thăm khám sức khỏe, mẹ bầu có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm nước tiểu bao gồm

Glucose

Thông số này nhằm xác định cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số cho phép nằm trong khoảng 50 – 100mg/dL hoặc 2,5 – 5 mmol/L. Glucose cũng được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. Tuy nhiên, dù kết quả xét nghiệm nước tiểu bình thường, bạn vẫn phải làm xét nghiệm glucose trong khoảng tuần thứ 24 và 28 vì tiểu đường thai kỳ là tình trạng tương đối thường gặp.

Xét nghiệm nước tiểu cần thiết trong chẩn đoán sức khỏe mẹ bầu

Chất đạm

Nhiều chất đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một số rối loạn khác. Ở các giai đoạn sau của thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nếu dấu hiệu đi kèm là tăng huyết áp.

Ketone

Ketone được sinh ra khi cơ thể bắt đầu phân giải chất béo được tích trữ hoặc tiêu hóa để tạo năng lượng. Điều này xảy ra khi bạn không có đủ carbohydrate, nguồn cung cấp năng lượng bình thường của cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy rất buồn nôn và nôn mửa hoặc sụt cân, bác sĩ có thể kiểm tra ketone trong nước tiểu. Nếu chỉ số ketone cao và không thể nuốt bất kỳ loại thức ăn hay dung dịch nào, bạn có thể phải truyền dịch và điều trị. Nếu có cả ketone lẫn đường trong nước tiểu, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Tế bào máu hoặc vi khuẩn

Nếu bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu của bạn sẽ được phân tích để tìm một số enzyme [do bạch cầu tạo ra] hoặc nitrite [do một số vi khuẩn tạo ra] vì hai yếu tố này đều là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu cho bà bầu ở đâu?

Khám thai định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán chăm sóc sức khỏe mẹ bầu hiệu quả

Bệnh viện Thu Cúc là một địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm nước tiểu cho kết quả chính xác và hiệu quả được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Đầu tư hệ thống máy xét nghiệm hiện đại cùng phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn, bệnh viện luôn đưa ra những kết quả chính xác. Kết hợp với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giỏi kinh nghiệm giúp đọc kết quả và đánh giá tình trạng bệnh xác thực và có hướng điều trị thích hợp với từ đối tượng người bệnh.

Liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ đặt hẹn thăm khám nhanh nhất.

Trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên thực hiện một số xét nghiệm thai kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Một trong số đó là xét nghiệm liên quan đến nước tiểu. Vậy tại sao cần xét nghiệm nước tiểu khi mang thai? Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu như thế nào? Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu ra sao? Cùng iPREG tìm hiểu ngay dưới đây.

Xem thêm: Cẩm nang mang thai tháng thứ 5: Cảnh giác tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để làm gì?

Mục đích của việc làm các xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là giúp mẹ tầm soát được một số nguy cơ dưới đây:

Tiểu đường thai kỳ

Khi xét nghiệm nước tiểu, bác sĩ cũng xác định được mức đường huyết và phần nào biết được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nếu xuất hiện lượng đường cao, tiềm ẩn thêm nhiều nguy cơ mắc bệnh, đồng thời trong gia đình có tiền sử bị đái tháo đường thì bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để biết chính xác mẹ bầu có nhiễm bệnh hay không.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả sản phụ lẫn thai nhi. Chính vì thế, mẹ cần làm các xét nghiệm nước tiểu và máu từ tháng thứ 4 trở đi để có biện pháp kiểm soát tốt căn bệnh này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu chứa vi khuẩn là một trong những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ lan đến thận, gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu còn tiềm ẩn nguy cơ sinh non, thiếu cân. Khi kết quả xét nghiệm mẫu nước tiểu dương tính với bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý và đưa ra hướng điều trị tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

Xác định Ketone

Ketone [Ketones in Blood] là hợp chất có tính axit, xuất hiện nhiều khi chất béo bị phân hủy trong cơ thể. Nếu trong nước tiểu của mẹ bầu có ketone thì nguy cơ mắc đái tháo đường rất cao. Để giảm lượng ketone thì mẹ nên bổ sung dinh dưỡng hợp lý và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Nguy cơ tiền sản giật

Một trong những lý do mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ chính là phát hiện nguy cơ tiền sản giật. Kết quả nước tiểu của thai phụ có chứa protein thì nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật là rất lớn.

Trường hợp trong nước tiểu có chứa protein nhưng mẹ bầu không có dấu hiệu cao huyết áp hay mệt mỏi thì bác sĩ sẽ gửi mẫu về phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy, phân tích và đưa ra kết quả chính xác nhất.

Xem thêm: Vỡ ối: Những dấu hiệu và cảnh báo mẹ cần đặc biệt chú ý

Quy trình xét nghiệm nước tiểu khi mang thai

Quy trình xét nghiệm nước tiểu khi mang thai trải qua các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ đưa cho mẹ một cốc đựng nước tiểu và khăn lau tiệt trùng để tiến hành lấy mẫu.
  • Bước 2: Mẹ bầu rửa sạch tay, vệ sinh vùng kín bằng khăn lau tiệt trùng để chắc chắn vi khuẩn không bị trộn lẫn vào mẫu nước tiểu lấy được.
  • Bước 3: Nên lấy mẫu nước tiểu giữa dòng. Nghĩa là, mẹ bầu nên tiểu vào bồn cầu trong một vài giây rồi sau đó mới lấy mẫu vào cốc.
  • Bước 4: Bác sĩ tiến hành nhúng que thử đổi màu vào cốc nước tiểu rồi so sánh kết quả với bảng đối chiếu. Kết quả sẽ được ghi vào phiếu khám sức khỏe trong thai kỳ.
  • Bước 5: Bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu về kết quả của mẫu thử và khuyên mẹ kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.

Bà bầu cần xét nghiệm nước tiểu vào thời điểm nào?

Xét nghiệm nước tiểu cần thực hiện theo thời gian nhất định để mang lại kết quả tốt nhất. Thông thường, vào tuần thứ 12 của thai kỳ thì mẹ bầu nên thực hiện xác xét nghiệm liên quan đến nước tiểu để tầm soát những nguy cơ có thể xảy ra như: đái tháo đường thai kỳ, viêm nhiễm đường tiết niệu,…

Đến khi thai được 20 tuần trở lên thì mẹ nên thực hiện xét nghiệm mỗi tháng để bác sĩ đánh giá nguy cơ tiền sản giật. Điều này cực kỳ quan trọng bởi nếu không được phát hiện kịp thời thì mẹ sẽ gặp nguy cơ sinh non, sảy thai, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.

Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn mang thai

Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu

iPREG tổng hợp những chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu, mẹ hãy tham khảo ngay dưới đây:

Chỉ số SG [Specific Gravity]

Chỉ số SG nhằm đưa ra trọng lượng riêng của nước tiểu để phát hiện nước tiểu đang trong tình trạng loãng hay đặc. Nếu, chỉ số SG ở mức 1.015 – 1.025 thì nước tiểu có trọng lượng bình thường. Thông qua Specific Gravity, bác sĩ sẽ phát hiện các bệnh lý như viêm đài bể thận, bệnh về gan, đái tháo đường,…

Chỉ số LEU hay BLO [Leukocytes]

Nhờ chỉ số LEU hay BLO, bác sĩ sẽ xác định được lượng bạch cầu trong nước tiểu của thai phụ. Nếu tế bào bạch cầu xuất hiện trong mẫu thử, mẹ bầu sẽ mắc một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau đó, bác sĩ sẽ cấy nước tiểu để đánh giá chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm và đưa ra hướng xử lý tốt nhất.

Chỉ số Nitrit [NIT]

Chỉ số NIT giúp bác sĩ phát hiện những vi khuẩn gây bệnh đường niệu, chủ yếu là vi khuẩn E, Coli. Nếu kết quả âm tính thì sức khỏe của mẹ bầu sẽ được đảo. Kết quả dương tính, mẹ bầu nên tuân thủ những lưu ý của bác sĩ để xử lý kịp thời những vi khuẩn gây bệnh này.

Chỉ số pH

Muốn đánh giá tính acid – bazơ của nước tiểu thì bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số pH sau khi xét nghiệm. Kết quả cho ra pH nhỏ hơn hoặc bằng 4, nước tiểu có tính axit mạnh. Nếu pH cao hơn hoặc bằng 9, nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Chỉ số pH bất bình thường chứng tỏ mẹ bầu đang mắc một số bệnh về nhiễm khuẩn thận, suy thận, hẹp môn vị, mất nước, tiêu chảy,…

Chỉ số BLD [Blood]

Chỉ số BLD [Blood] dùng để xác định tình trạng viêm nhiễm đường niệu, xuất huyết bàng quang hoặc bướu thận, sỏi thận,… Khi kết quả cho thấy chỉ số BLD bất bình thường thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm thiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ cũng như đảm bảo sự an toàn cho bé yêu trong bụng.

Chỉ số PRO [Protein]

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và có xuất hiện protein cho thấy mẹ bầu đang gặp bệnh lý về thận, nhiễm trùng đường tiểu, nặng hơn có thể chảy máu khi tiểu. Bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại sữa tốt cho mẹ bầu và ăn nhiều loại hạt để cân bằng protein trong cơ thể.

Ngoài ra, chỉ số PRO còn có thể phát hiện được tiền sản giật, tăng huyết áp, nhiễm trùng huyết,… khá chính xác. Trường hợp PRO xuất hiện trong nước tiểu được xác định là albumin, nguy cơ cao thai phụ bị nhiễm độc thai nghén rất nguy hiểm.

Xem thêm: 9 loại hạt tốt nhất cho bà bầu được chuyên gia khuyến nghị sử dụng

Chỉ số GLU [Glucose]

Chỉ số GLU [Glucose] trong nước tiểu xuất hiện ở những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Hoặc mẹ bầu gặp tình trạng ống thận suy yếu, viêm tuyến tụy, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cũng xuất hiện Glucose trong nước tiểu khi tiến hành xét nghiệm.

Chỉ số ASC

Chỉ số ASC giúp bác sĩ phát hiện cặn có trong nước tiểu của thai phụ. Nếu chỉ số ASC cao hơn 5 – 10mg/dL thì mẹ bầu gặp nguy cơ về bệnh đường tiết niệu, viêm nhiễm thận, sỏi đường tiết niệu,… Lúc này, mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Chỉ số KET [Keton]

Chỉ số KET [Keton] tăng cao hơn 2.5 – 5mg/dL nghĩa là mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, thiếu chất dinh dưỡng. Trong trường hợp này, mẹ bầu sẽ được chỉ định truyền dịch và dùng thuốc để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe hồi phục nhanh chóng.

Chỉ số UBG – Urobilinogen

Nếu trong nước tiểu của mẹ bầu có xuất hiện UBG – Urobilinogen chứng tỏ chức năng gan của mẹ đang bị suy yếu. Thậm chí có nhiều trường hợp còn cho kết quả viêm gan, xơ gan do virus, nhiễm khuẩn, suy tim xung huyết có vàng da. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm cho mẹ và bé nên mẹ cần hết sức cẩn thận và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu quan trọng nhất. Mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mức chi phí và một số câu hỏi liên quan về xét nghiệm nước tiểu khi mang thai ngay dưới đây.

Xét nghiệm nước tiểu bao nhiêu tiền?

Nhiều mẹ bầu khá băn khoăn không biết xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có tốn nhiều tiền hay không? Nhưng mẹ có thể yên tâm bởi chi phí thực hiện chỉ dao động từ 20.000 – 50.000 đồng mà thôi.

Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho ra một số bệnh nguy hiểm thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ xét nghiệm máu để biết chính xác bệnh lý mẹ gặp phải. Chi phí xét nghiệm huyết đồ sẽ nằm ở mức 80.000 – 150.000đ. Do vậy, mẹ nên cân nhắc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời nhé.

Một vài câu hỏi liên quan

Khi tìm hiểu về xét nghiệm nước tiểu thì sẽ có một vài câu hỏi liên quan như:

Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?

Câu trả lời là có. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trước khi xét nghiệm khoảng 3 giờ đồng hồ và nên nhịn tiểu để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện mang thai?

Chắc chắn là có. Để thực hiện thì bạn chỉ cần mua một que thử thai đạt chất lượng và thử vào mẫu nước tiểu của mình. Lưu ý nên thử vào sáng sớm để cho kết quả chính xác nhất. Nếu kết quả trên que thử xuất hiện 2 vạch, bạn đã mang thai và ngược lại, que thử chỉ có 1 vạch chứng tỏ bạn không có em bé.

Xem thêm: Que thử thai 2 vạch: Bạn đã chắc chắn có bầu?

Những lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm nước tiểu khi mang thai chính xác nhất, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Mẹ có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý hoặc khăn lau diệt khuẩn để vệ sinh vùng kín. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn tiềm ẩn ở ngoài vùng kín và mang lại kết quả chính xác khi xét nghiệm.
  • Kiêng một số thực phẩm đậm màu: Củ cải đường, mâm xôi, đại hoàng là những thực phẩm khiến nước tiểu bị biến đổi màu sắc và ảnh hưởng đến kết quả sau khi xét nghiệm.
  • Không nên tập thể dục quá sức: Cơ thể mệt mỏi, làm việc quá sức cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu. Điều này sẽ không tốt khi thực hiện xét nghiệm và một số trường hợp còn khiến kết quả sai lệch.
  • Không dùng thuốc: Tất cả các loại thuốc, kể cả vitamin, thực phẩm chức năng vì một số thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến kết quả khi xét nghiệm nước tiểu.

Hi vọng với những chia sẻ như trên về xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thì mẹ bầu sẽ lựa chọn cho mình thời điểm thích hợp nhất để tiến hành thực hiện những sàng lọc cần thiết. iPREG chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh và có kết quả tốt nhất trong những xét nghiệm tầm soát trước sinh.

Mẹ có thể tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề