Là học sinh em cần làm gì để phòng chống thuốc lá

Thuốc lá như con dao hai lưỡi gây nên bao nhiêu căn bệnh nguy hiểm và lấy đi sinh mạng của người hút bất cứ lúc nào. Đặc biệt đối với học sinh mức độ nguy hiểm của thuốc lá còn nghiêm trọng hơn. Hơn thế, thuốc lá cũng hình thành những thói quen xấu ở các em.

Tại saotác hại của thuốc lá đối với học sinhlại nguy hiểm đến vậy?

Trong thuốc lá có đến 7000 chất hóa học độc hại, trong đó có gần 70 chất gây ung thư như:Nicotin, hắc ín,Cacbonmonoxit, Hay chất phụ gia [Amoniac]… Khi hút thuốc, khói thuốc hít vào sẽ tạo điều kiện đưa các chất độc hại này theo đường miệng vào bên trong cơ thể con người.

Các chất độc hại tích tụ dần, phá hủy dần dần các tế bào cơ thể, gây nên những bệnh nguy hiểm. Điển hình nhất là các bệnh về phổi như: lao phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, viêm phế quản phổi…

Độ tuổi học sinh khi cơ thể đang phát triển, các bộ phận cơ thể dễ bị các chất độc tàn phá nhanh chóng. Khi thể trạng của các em chưa phát triển toàn diện, cơ thể không đủ kháng thể để chống lại những tác nhân độc hại từ khói thuốc lá. Tỷ lệ các em mắc các bệnh trên sẽ cao hơn rất nhiều so với những người trưởng thành hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến người hút mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, và gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

Không chỉ học sinh thôi đâu mà bất kì ai hút thuốc lá hay tiếp xúc với khói thuốc cũng đều dễ dàng gặp phải những căn bệnh như trên.

Thuốc lá không chỉ tác động đến cơ thể, sức khỏe các em mà còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần và trí lực của các học sinh.

Độ tuổi mới lớn là độ tuổi dễ bị cám dỗ và sa đà, nếu dấn thân vào thuốc lá các em sẽ dễ bị hủy hoại cả tương lai. Trong khói thuốc lá có chất nicotin gây nghiện, nó tác động trực tiếp đến hệ thần kinh còn non nớt của các em.

Đa số những em học sinh hút thuốc lá thường bị thay đổi tâm tính, từ hiền lành mà trở nên cộc cằn, thô lỗ, dễ dàng nổi cáu, bẳn tính và có những hành động tỏ ra mình “nguy hiểm”.

Không chỉ thế, để hút thuốc lá các em phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để đáp ứng nhu cầu của mình. Trong khi đang tuổi ăn, tuổi mặc, mọi thứ đều phải ngửa tay xin bố mẹ thì lấy đâu tiền để hút thuốc?

Tiết kiệm, nói dối và thậm chí là ăn cắp để có tiền mua thuốc hút.

Những thói quen xấu bắt đầu hình thành từ đó. Trong nhà trường, những học sinh này sẽ thường xuyên trốn học để tụ tập hút thuốc.

Tác hại của thuốc lá đối với học sinhtrong trường hợp này là việc hình thành nên các tính cách xấu cho các em – một điều rất nghiêm trọng trong tương lai.Thuốc lá không chỉ gây nên những căn bệnh nguy hiểm mà còn hủy hoại nhân cách học đường.

Nguyên nhân của việc hút thuốc lá ở học sinh

-Người thân trong gia đình hút

Tâm sự về câu chuyện “bén duyên” với thuốc lá, một em học sinh chia sẻ: “Trước đây em có biết hút thuốc lá đâu. Nhưng thấy bố với mấy chú hút nhìn họ phê phê sao ấy, em cũng muốn thử một lần cho biết. Rồi bọn bạn em tụi nó cũng hút thuốc nữa, em là con trai mà không hút thuốc tụi nó bảo “ba đê” à! Rồi em cũng tập tành hút, ban đầu em ho sặc sụa, nhưng sau đó thì quen dần và đâm ra nghiện. Cảm giác tê tê thích lắm!”

-Thích thể hiện bản thân

Lứa tuổi mới lớn đa số đều thích thể hiện bản thân nên rất dề bị lôi kéo, rủ rê hút thuốc lá và đặc biệt là rất tò mò muốn thử. Có những cậu học trò mới lớn cũng khá tò mò về thứ gọi là “thuốc lá”, xem thử cảm giác khi hút thuốc như thế nào. Cũng có khi các bạn bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo tập hút thuốc cho đúng là “đàn anh, đàn chị”. Hay ngay trong cuộc sống, trong gia đình có những người nghiện thuốc lá, làm cho các bạn trẻ học theo những tấm gương đó.

- Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc tới chính là sự thiếu quan tâm, sự giáo dục còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường.

Các bạn vẫn còn non nớt trong tư duy và nhận thức, chưa hiểu hết đượctác hại của thuốc lá đối với học sinhnhư thế nào. Hơn nữa, các bạn đang ở giai đoạn ngộ nhận, tự cho rằng mình đã trưởng thành, chín chắn. Hay nói đúng hơn, các bạn đang có tâm lý muốn học làm người lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình cho mọi người thấy. Họ muốn thể hiện “bản lĩnh người lớn”, muốn ra oai với các bạn đồng trang lứa. Hay đó cũng có thể là các bạn trẻ gặp quá nhiều những áp lực từ nhiều phía, bị bế tắc nên tìm phương thức giải tỏa bằng cách hút thuốc lá…

Hậu quả khi hút thuốc lá thường xuyên

- Sẽ gây khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi,

- Ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các mô của cơ thể,

- Làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động --> làm tăng nhịp tim

- Giảm khả năng học tập: vì khói thuốc lá khi giải phóng vào trong máu, tích lũy lâu sẽ --> tổn thương hệ thần kinh --> bào mòn tư duy chất xám --> làm giảm khả năng sáng tạo của các em học sinh dẫn đến chán học, thích chơi và có biểu hiện lôi kéo các bạn cùng hút cho vui -->chất lượng và hiệu quả học tập sa sút.

- Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có thể gặp phải các bệnh như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, tim mạch, đột quỵ,...

- Phụ nữ mang thai hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá của người khác sẽ dễ gây sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra thiếu cân, trẻ dễ tử vong ngay sau sinh...

- Đối với trẻ em hít khói thuốc lá sẽ dễ bị viêm mũi, xoang, viêm phế quản phổi, hen,.. viêm tai giữa. Làm cho trẻ không tập trung để học tập.

Để không bị mắc các bệnh do thuốc lá gây ra, chúng ta không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá của người khác đang hút nữa nhé.

Học sinh cần trang bị kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người. Nói không với thuốc lá.

Long Hoa

Cần phải làm gì để ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên?

[ĐCSVN]- Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới. Vậy mà theo tổ chức Y tế Thế giới, mỗi ngày trên thế giới có từ 80.000-100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Trước thực trạng đó, Việt Nam cần phải làm gì để ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên?

Thanh thiếu niên hãy nói không với thuốc lá - ảnh: minh hoạ
Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện chất Nicotine chỉ sau khi hút vài điếu thuốc và trở thành người nghiện thuốc lá khi bước vào tuổi trưởng thành. Rất nhiều người trong số hộ sẽ phải gánh chịu những căn bệnh do thuốc lá gây ra. Ở Việt Nam, theo điều tra về thực trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh Việt Nam năm 2007 cho thấy, có 17,6% ở nam và 5,5% ở nữ dưới 10 tuổi đã từng thử hút thuốc; tỷ lệ học sinh nam hút thuốc trước 10 tuổi là 17%; tỷ lệ hút thuốc ở học sinh nam độ tuổi 13-15 là 6,5% và ở nữ là 1,2%; đặc biệt có 10,3% học sinh nam và 4% học sinh nữ độ tuổi 13-15 trả lời có ý định sẽ hút thuốc trong tương lai.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, một người đã bắt đầu hút thuốc càng sớm từ tuổi thanh, thiếu niên thì càng dễ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, lao phổi, suy giảm khả năng tình dục, suy giảm khả năng miễn dịch… Ngoài ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của những người xung quanh, hút thuốc lá cũng thường là con đường dẫn đến những chất gây nghiện khác như rượu, cà phê, thậm chí ma tuý. Về lâu dài, một người đã bắt đầu hút thuốc càng sớm từ tuổi thanh thiếu niên thì càng dễ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá. Một nghiên cứu ở Mỹ cho biết hút thuốc từ khi còn trẻ dễ gây nên biến đổi gen ở phổi và sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, ngay cả khi người đó sau này quyết định bỏ thuốc.

Mặc dù Việt Nam có quy định cấm bán thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng hầu hết các học sinh được hỏi đều trả lời không bị từ chối vì chưa đến tuổi mua thuốc. Hơn 50% học sinh hút thuốc đều nói các em mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ. Thuốc lá tại Việt Nam được bày bán lẻ ở khắp mọi nơi như trên phố, hàng rong, tại các quầy hàng tạp hóa, hàng nước… Điều này làm cho việc mua thuốc trở nên quá dễ dàng, làm tăng khả năng sử dụng thuốc lá và tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên. Mặt khác, vẫn còn có hiện tượng Công ty thuốc láthông qua các giải pháp: giảm giá thuốc, bao bì nhãn mác đẹp... để kích thích thị hiếu người tiêu dùng vô hình chung làm tăng lượng ngườihút thuốc, nhấtlàtrong thanh thiếu niên.

Để ngăn ngừa tình trạng thanh, thiếu niên hút thuốc, nhất thiết chúng ta phải thực hiện các khu vực công cộng không hút thuốc lá, nhất là tại trường học.Tăng cường giám sát thực hiện quy định không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi; Tiến hành các chương trình phòng chống tác hại thuốc lá dựa vào thanh niên [thông qua các tổ chức thanh thiếu niên, hội học sinh sinh viên, Đoàn Thanh niên] nhằm nâng cao nhận thức trong thanh thiếu niên về tác hại thuốc lá. Bên cạnh đó, cần tăng giá thuốc thông qua biện pháp tăng thuế và đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong thanh niên về tác hại của thuốc lá. Cấm bán bao gói nhỏ dưới 20 điếu vì đây chính là nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện cho thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận với thuốc lá, làm gia tăng tỷ lệ hút thuốc ở nhóm tuổi này. Điềuđáng lưuý làcha mẹ và thầy giáo và những người thân cần gương mẫu, không hút thuốc lá, trò chuyện với các bạn trẻ về tác hại của thuốc lá và xây dựng các dịch vụ tư vấn bỏ thuốc…

Video liên quan

Chủ Đề