Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc về kinh tế

 Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta:chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.

Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc lịch sử 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Phần mở đầu

Thành Cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tình Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ. Đây cũng là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của người Việt thời Bắc thuộc. Sự hiện diện của những dấu tích ấy gợi cho em suy nghĩ gi về giai đoạn lịch sử đặc biệt này?

1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

1/ Hãy nêu sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc.

2/ Theo em, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Một số chính sách để áp đặt bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta:

  • Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc
  • Chia thành đơn vị hành chính như châu – quận, dưới châu – quận là huyện
  • Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện
  • Chính quyền đô hộ cho xây đắp các thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận như thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình – Đại La (Hà Nội)… và bố trí lực lượng quân trú để bảo vệ chính quyền
  • Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu trang của nhân dân ta.

2/ Đoạn tư lịệu 1 và thông tin trên cho em biết về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc

  • Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối),
  • Chính sách cống nạp nặng nề, bắt dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý
  • Cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

3/ Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị văn hoá :

Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang ở cùng người Việt, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận; tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, tìm cách xóa bỏ những phong tục tập quán của người Việt.

2. Những chuyển biến về kinh tế – xã hội trong thời kì Bắc thuộc

1/ Hãy nêu sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc.

2/ Theo em, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc: 

Trồng lúa nước vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc) vẫn tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh.

Một số đường giao thông thuỷ, bộ được hình thành. Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

2/ Thành phần nông dân công xã sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt. Vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc. Vì thế họ căm ghét sâu đậm và mong muốn đấu tranh nhất trong xã hội.

Phần luyện tập và vận dụng

1/ Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?

2/ Em có suy luận gì về hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc theo bảng dưới đây.

Lĩnh vựcThông tin phản ánhSuy luận về hậu quả
Đất đaiChiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy.Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ
Thuế khóa – Cống nạp– Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.- Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc?
Thủ công nghiệpNắm độc quyền về sắt và muối?

Hướng dẫn trả lời Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc lịch sử 6 [Kết nối tri thức]

1/ Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt vì: 

  • Chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, biến nhân dân thành nô lệ của Trung Quốc, xoá bỏ quốc hiệu nước ta trên bản đồ thế giới
  • Muốn cướp đoạt lãnh thổ, sản vật quý, vải vóc, hương liệu để đưa về Trung Quốc
  • Muốn bành trướng sức mạnh

2/ Hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc để lại hết sức nặng nề:

Lĩnh vựcThông tin phản ánhSuy luận về hậu quả
Đất đaiChiếm ruộng đất, lập thành áp trai để bắt dân ta cày cấy.Người Việt mất ruộng bị biến thành nông nô của nhà nước đô hộ
Thuế khóa – Cống nạp– Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.- Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung QuốcBóc lột sức lao động, cướp đoạt tài sản của nhân dân taKhiến đất nước ta đói kém, nghèo nàn, kém phát triển
Thủ công nghiệpNắm độc quyền về sắt và muối– Đánh nặng thuế sắt là để nhân dân ta không có đủ cơ hội để sản xuất vũ khí chống lại chúng.- Đánh nặng thuế muối là vì muốn nhân dân ta cơ thể ốm yếu, ngu dốt, lạc hậu giúp thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị, vì muối là thành phần thiết yếu và quan trọng trong bữa ăn

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Hội Gia sư Đà Nẵng chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu học tập.
Chúng tôi KHÔNG giải thích và KHÔNG giải bài tập giúp nhé.
Mong các bạn thông cảm nha.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải kết nối tri thức lớp 6, lịch sử 6 sách KNTTCS, giải lịch sử 6 sách mới, bài 15 chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc sách KNTTCS, sách kết nối tri thức nxb giáo dục

(Visited 1.869 times, 1 visits today)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 69 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Cánh Diều – Bài 14: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế xã hội của Việt Nam thời Bắc Thuộc

Câu hỏi: Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện như thế nào?

Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích gì?

Trả lời: Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện:

Advertisements (Quảng cáo)

– Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

– Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt.


    Chuyên mục:

Advertisements (Quảng cáo)