Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Chúng ta vẫn chưa biết nhiều về loài cá này, vì cho đến nay các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu những phần nhỏ trong bộ xương của nó.

Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ xương hoàn chỉnh của một loài cá cổ có tên Elpistostege watsoni có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tiến hóa của bàn tay con người, đặc biệt là cách loài cá cổ đại biến thành động vật có xương sống bốn chân.

Theo nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature, loài cá cổ đại này có vây chứa xương xuyên tâm được sắp xếp thành một loạt các hàng, trông giống như một tiền thân của ngón tay.

Vây linh hoạt, cho phép nó chịu trọng lượng trên đất liền. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên một bằng chứng tiền thân của ngón tay được tìm thấy ở cá chứ không phải trong số các động vật có xương sống sớm nhất.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra cơ sở liên quan đến sự phát triển của ngón tay lại liên quan đến một loài cá cổ đại", giáo sư John Long, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu nói rằng không rõ liệu cá thỉnh thoảng nổi lên khỏi mặt nước để đi bộ trên đất liền hay không nhưng cấu trúc của vây trước của nó sẽ cho phép nó làm như vậy.

"Bằng cách nhìn vào Elpistostege điều quan trọng là phải nhận ra rằng chúng ta là con người, đến từ một dòng tiến hóa dài. Mọi bộ phận của cơ thể chúng ta, như ngón tay của chúng ta cũng có một lịch sử tiến hóa lâu dài. Điều này đúng với Homo sapiens nhưng nó cũng đúng với tất cả các sinh vật sống", nhà nghiên cứu sinh vật học Richard Cloutier, đồng tác giả của nghiên cứu nhận định.

Mẫu hóa thành tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây, loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Ngày 28/9, các nhà nghiên cứu công bố những mẫu hóa thạch cá có niên đại khoảng 440 triệu năm trước, tìm thấy ở Trung Quốc, cho rằng đây là những vật chứng cung cấp những thông tin rất giá trị về quá trình tiến hóa của loài người.

Những mẫu hóa thạch loài cá cổ đại được phát hiện tại Quý Châu (miền Nam) và Trùng Khánh (miền Tây Nam) từ năm 2019. Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cổ sinh vật và người tiền sử (IVPP) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, những mẫu hóa thạch này cung cấp những thông tin quan trọng cho thấy cấu trúc cơ thể người có thể có nguồn gốc tiến hóa từ các loài cá cổ đại hàng trăm triệu năm trước, qua đó bổ sung những kiến thức quan trọng còn chưa được biết đến về quá trình tiến hóa từ cá đến người.

Các phát hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 29/9 với những nội phân tích cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất về quá trình tiến hóa. Cụ thể, mẫu hóa thành tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây. Loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.

Năm 2013, các nhà khoa học cũng thông báo phát hiện hóa thạch cá có niên đại 419 triệu năm tại Trung Quốc giúp lật ngược giả thuyết trước đó rằng những động vật có khung nhiều xương thời hiện đại đều tiến hóa từ một sinh vật giống như cá mập với phần khung xương làm từ sụn. Loài sinh vật mới được phát hiện, có tên là Fanjingshania, còn tồn tại trước loài cá trên khoảng 15 triệu năm.

Theo Zhu Min- tác giả chính của nghiên cứu - đây là loài cá có xương quai hàm cổ đại nhất từng được đưa ra giải phẫu. Các dữ liệu mới cũng cung cấp nhiều thông tin cần thiết về các bước tiến hóa dẫn đến sự hình thành những đặc điểm thích nghi của động vật có xương sống như hàm nhai, hệ thống cảm nhận và các cặp chi.

Các hóa thạch tìm thấy ở Trùng Khánh cũng là những mẫu vật duy nhất có niên đại 440 triệu năm còn nguyên vẹn bộ khung từ đầu tới đuôi, cung cấp những thông tin quý báu về quãng thời gian được coi là buổi sơ khai của loài cá.

John Long, từ Đại học Flinders, Australia, đánh giá đây là những phát hiện thú vị, cung cấp những kiến thức mang tính bước ngoặt, thậm chí có thể viết lại hầu hết những hiểu biết về lịch sử sơ khai trong quá trình tiến hóa của các động vật có hàm nhai.

Daniel Lee (Lee Xiaojing) là một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến từ Trung Quốc, không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về thuyết tiến hóa, nhưng ông lại có một tác phẩm rất trực quan về tổ tiên của loài người (theo cách nhận định của mình).

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Nhiếp ảnh gia Daniel Lee

Daniel cũng khẳng định việc dựng lại quá trình tiến hóa này là cho vui thôi chứ không có ý định gây tranh cãi, xì căng đan với các nhà khoa học đâu

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024
. Daniel đi theo quan điểm tổ tiên của loài người chúng ta là cá vây tay Coelacanth, một loài cá đã tuyệt chủng đến từ thời tiền sử.
Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Cho đến nay, phần đông vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi. Trong lúc đó, một giả thuyết cho rằng loài người không thể tiến hóa từ tinh tinh, tổ tiên xa xưa nhất của loài người là cá.

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Thực ra giả thuyết cho rằng tổ tiên xa xưa nhất của loài người là cá không phải là mới. Người ta cho rằng chính các loài cá thời tiền sử đã lát đường cho quá trình tiến hoá hiện nay.

Một cuộc diệt chủng xảy ra gần như kết thúc Kỷ nguyên cá (kỷ Devon, từ 416 triệu đến 359 triệu năm trước) để nhường chỗ cho các loài có mặt trong môi trường nước của Trái đất.

Trước khi tuyệt chủng, các loại cá vây thuỳ và động vật bốn chân đã có những cuộc di chuyển đầu tiên lên sống trên cạn. Những loài sống sót dường như là các tổ tiên xa xưa nhất của đa số các loài có xương sống trên đất liền ngày nay, bao gồm cả loài người.

Nói tóm lại, cái giả thuyết "cá tiến hóa ra người" cũng được nhiều người đồng tình nhưng chuyện chúng tiến hóa ra sao thì vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024
Và Daniel Lee là một trong số ít người "dũng cảm vạch đường" tiến hóa cho cá vây tay.

Quá trình tiến hóa dưới nhận định của Daniel rất thú vị, con cá vây tay trải qua 11 bước tiến hóa, một trong số các bước ấy là một loài giống như bò sát, đến loài khỉ, xong rồi đuôi biến mất dần rồi đến con người.

Sự tiến hóa của loài người từ cá năm 2024

Quá trình chụp ảnh của Daniel diễn như sau:

Đầu tiên ông chụp hình một con cá biển xám xanh… đã chết. Con cá này được Daniel “lượm” trong khu chợ của người Italia ở New York. Tiếp theo, Daniel Lee chụp hình mẫu nam ở các tư thế bò, trườn, ngồi xổm. Sau đó là trải qua một loạt các công đoạn chỉnh sửa trong photoshop để quá trình liên hoàn ấy trở nên “nuột nà” hơn.