Ra mắt bộ sách văn hóa biển đảo việt nam năm 2024

“Trong giông gió Trường Sa” là tuyển tập bút ký hay về Trường Sa của các nhà văn nổi tiếng như Duy Khán, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Đình Tú, Sương Nguyệt Minh…

Với những trang viết chân thực và giàu cảm xúc, các nhà văn đã miêu tả lại một Trường Sa với những khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, của cuộc sống trên đảo và khắc họa tâm trạng con người. Đối lập với những khó khăn đó là những cảnh đẹp hiếm gặp chỉ có ở Trường Sa, những phút giây thú vị trong cuộc sống của những chàng lính đảo.

Độc giả sẽ được trải nghiệm một chuyến đi Trường Sa từ khi bước lên tàu, trải qua những khó khăn trên tàu, cho tới khi lên được đến đảo, được thăm cuộc sống và sinh hoạt của các chiến sĩ trên đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn…

Ra mắt bộ sách văn hóa biển đảo việt nam năm 2024
“Trường Sa kì vĩ và gian lao” của tác giả Sương Nguyệt Minh.

Qua những trang viết giàu hình ảnh và đầy xúc cảm, độc giả sẽ được trải nghiệm cuộc sống trên đảo với nhiều cung bậc cảm xúc: một Trường Sa thật dữ dội, khắc nghiệt nhưng cũng thật hiền hòa, dịu êm; cuộc sống trên đảo có lúc cô đơn rợn ngợp nhưng cũng thật thú vị, đầm ấm, chứa chan tình người.

“Trường Sa kì vĩ và gian lao” bao gồm 22 bút ký đầy xúc cảm về biển đảo của tác giả Sương Nguyệt Minh. Với “Trường Sa kì vĩ và gian lao”, tác giả đã chọn một góc nhìn đặc biệt, nhìn từ biển đảo về đất liền để thấy sự kỳ vĩ nơi đây cũng như sự gian lao của mỗi người lính biển. Mỗi bút ký là một chặng đánh dấu hành trình của suy tư, cảm xúc từ “Đường đến Trường Sa”, “Đảo nổi, “trận chiến” giữa thời bình”, “Đảo chìm – cột mốc chủ quyền sừng sững giữ Biển Đông”, “Nhà giàn DK1, hiên ngang trên thềm lục địa”, cảm phục người lính “Kéo nước ngọt trên… ngọn sóng mặn”, và “Kì công trồng rau xanh ở đảo mặn”, rồi nhận ra “Sức sống trên đảo khát” thật diệu kỳ. Tác giả cũng đã thấy, đã nghe những “Chuyện lạ ở Trường Sa” trong một “Trường Sa – thiên nhiên kì thú”, rồi lặng lẽ trước “Bia mộ và những hy sinh thầm lặng” rưng rưng và tự hào với “Khúc bi tráng trên thềm lục địa”, “Gạc Ma – xót thương nghiêng trời lệch đất”, và bồi hồi thấy “Tổ quốc nhìn từ phía Trường Sa”…

Cùng với hai tập bút ký trên, “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” và “Cà Nóng chu du Trường Sa” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Tiểu Quyên cũng là những tác phẩm được độc giả đón nhận, và giới chuyên môn đánh giá cao. Hai cuốn sách đều nhận được những giải thưởng lớn ngay sau khi ra mắt.

Tác giả Nguyễn Xuân Thủy là một người lính đã từng nhiều năm gắn bó với Trường Sa. Với những hiểu biết và tình cảm của mình, tác giả kể cho các em về biển cả, sóng gió, những loài cỏ cây, động vật tự nhiên và cuộc sống của các chú bộ đội cùng nhân dân trên quần đảo Trường Sa. Những câu chuyện thú vị, kỳ lạ, hấp dẫn về cây phong ba, cây bão táp, cá heo, cá chuồn biết bay… cùng những sự tích oanh liệt, bi tráng, những tấm gương anh hùng, dũng cảm và cả những mất mát, hy sinh của cha anh chúng ta trong sự nghiệp bảo vệ, gìn giữ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. “Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa” được trao giải Vàng Sách Hay năm 2012 của Hội Xuất bản Việt Nam.

Ra mắt bộ sách văn hóa biển đảo việt nam năm 2024
“Cà Nóng chu du Trường Sa”, cuốn sách từng giành Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2022.

“Cà Nóng chu du Trường Sa” là chuyến phiêu lưu kỳ thú của chiếc máy ảnh đi thăm Trường Sa. Những ngày trên tàu rồi đặt chân lên các điểm đảo, Cà Nóng được sống một cuộc đời mà con người và máy ảnh đều ước mơ. Mở ra trước mắt Cà Nóng là khung cảnh kỳ vĩ của trời biển, đảo chìm đảo nổi, những nhà giàn do bàn tay khối óc con người xây dựng nên. Cà Nóng được gặp gỡ các nhân vật đặc biệt trên từng điểm đến. Không những vậy, cậu còn được du hành ngược thời gian để khám phá những cột mốc lịch sử oai hùng trong tiến trình chinh phục và gìn giữ biển đảo của dân tộc Việt Nam. Cà Nóng giống hệt các bạn nhỏ đầy háo hức muốn khám phá tất cả về Trường Sa. Câu chuyện gần gũi, sống động đầy ắp sự bất ngờ thú vị mang cho “Cà Nóng chu du Trường Sa” Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2022 và nhiều giải thưởng khác.

Có thể khẳng định, Văn hóa biển đảo Việt Nam là một công trình nghiên cứu toàn diện và giàu tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến văn hóa biển đảo các vùng trên cả nước; đề xuất các giải pháp trong quản lý, phát triển văn hóa biển đảo, góp phần thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như phát triển kinh tế - văn hóa biển đảo quê hương, đất nước. Bộ sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, nghiên cứu sinh, sinh viên và đông đảo bạn đọc muốn tìm hiểu về văn hóa biển đảo Việt Nam.

Giới thiệu sách

Tập 1: Trình bày những vấn đề mang tính tổng quan, văn học dân gian và nghệ thuật dân gian liên quan đến văn hóa biển, đảo Việt Nam. Nội dung gồm ba phần.

- Phần thứ nhất: Những vấn đề chung, giới thiệu các bài viết dưới dạng tổng thể về văn hóa biển đảo Việt Nam.

- Phần thứ hai: Văn học dân gian, giới thiệu các bài viết về tục ngữ, ca dao, vè và các truyền thuyết dân gian...

- Phần thứ ba: Nghệ thuật dân gian, giới thiệu các bài viết về hò (hát) bả trạo, hát chèo đưa linh, hát đám cưới trên thuyền...

Tập 2: Trình bày những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và tri thức dân gian. Nội dung gồm ba phần.

- Phần thứ nhất: Tín ngưỡng, giới thiệu các bài viết về tín ngưỡng liên quan đến văn hóa biển - đảo Việt Nam.

- Phần thứ hai: Phong tục - Lễ hội, giới thiệu các bài viết về phong tục, tập quán, lễ hội của cộng đồng ngư dân ven biển và trên các quần đảo ở nước ta.

- Phần thứ ba: Tri thức dân gian,giới thiệu các bài viết về nghề thủ công, làng nghề, văn hóa ẩm thực của cộng đồng ngư dân ven biển.

Với 189 bài viết được tuyển chọn, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan về văn hóa biển đảo Việt Nam được các tác giả khai thác ở nhiều khía cạnh, nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau.