Chó bao lâu thì sinh sản

Poodle là giống chó gần như được nuôi phổ biến nhất tại các gia đình song không phải ai cũng biết cách chăm sóc chúng sao cho khỏe mạnh. Đặc biệt là với những bạn nuôi chó Poodle cái thì việc quan tâm đến chu trình sinh sản của chúng là hết sức cần thiết. Rất nhiều khách hàng tò mò không biết rằng chó Poodle bao lâu thì đẻ? Để trả lời câu hỏi này cũng như cung cấp những kiến thức cơ bản nhất trong chăm sóc mang thai ở chó Poodle thì hãy cùng chúng mình đón đọc bài viết dưới đây nhé.

Chó Poodle bao lâu thì đẻ?

Chó Poodle cái thường động dục ở độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi. Ở giai đoạn này âm hộ sưng lên, bộ phận sinh dục của chó sẽ nở ra và hơi nhô ra ngoài, tiếp theo là hiện tượng chảy máu đi kèm với dịch nhầy trong máu. Lúc này chủ nuôi cần chú ý quan sát để cho các bé phối giống vào thời điểm thích hợp.

Nếu phối giống thành công, thông qua các dấu hiệu và siêu âm, chó Poodle bắt đầu bước vào thời kì mang thai. Rất nhiều khách hàng có gửi câu hỏi về trang Fanpage của Tùng Lộc Pet đó là “chó Poodle mang thai bao lâu thì đẻ?”. Đối với các chủ nuôi chưa có kinh nghiệm thì việc biết thông tin này là thực sự cần thiết bởi từ đó có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh sản của chú chó nhà mình. Giống như hầu hết các giống chó khác chu kì mang thai của chó Poodle thường kéo dài khoảng 9 tuần và chia ra làm 3 giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Mỗi giai đoạn tương ứng với 3 tuần, tùy vào cơ địa của chó Poodle cái mà có thể sinh sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự kiến. Và ở từng thời điểm của thai kì chó Poodle lại có biểu hiện riêng đòi hỏi chủ nuôi phải quan tâm sát sao để quá trình mang thai diễn ra được “mẹ tròn con vuông”.

Trước khi chó Poodle đẻ, chó mẹ sẽ thường không muốn ăn, luôn trong trạng thái bồn chồn, lo lắng không yên. Tiếp đến chó mẹ có biểu hiện như đi xung quanh đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy bắt đầu dịch chuyển xuống dưới,… khi đó chính là lúc chó Poodle sắp sinh. Đa phần thời gian sinh thường diễn ra vào buổi tối trong vòng khoảng 3, 4 tiếng. Để an toàn thì tốt nhất các bạn nên nhờ người có kinh nghiệm đỡ đẻ và theo dõi suốt quá trình phòng trường hợp chó mẹ khó sinh hay đè vào chó con.

Chăm sóc chó Poodle sinh sản

Chăm sóc giai đoạn đầu mang thai 

Khoảng 20 ngày đầu mang thai, chó mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ngủ nhiều hơn do lượng hoocmon trong cơ thể thay đổi. Với những bạn lần đầu nuôi chưa có kinh nghiệm rất dễ nhầm tưởng là chúng bị ốm và cho chúng uống thuốc. Điều này không hề tốt với quá trình phát triển của chó con, kháng sinh trong thuốc ảnh hưởng xấu đến cái thai trong bụng. Do đó, trong độ tuổi từ 6-8 tháng mà thấy chó Poodle cái mệt mỏi chán ăn thì nên đưa đến cơ sở thú y để được chẩn đoán, tránh việc mang thai mà không biết dẫn tới hậu quả xấu về sau. Vả lại có thấy Poodle hay dữ dằn hoặc cắn bừa thì cũng đừng quát mắng hay đánh chúng vì nếu mang thai thì đây là biểu hiện tâm sinh lý hết sức bình thường nên hãy thông cảm và chiều các em nhé.

Chăm sóc giai đoạn giữa mang thai

Lúc này, chó Poodle bắt đầu trở lại ăn uống như bình thường, thậm chí còn ăn nhiều hơn trước. Bởi dinh dưỡng lúc này không chỉ nuôi cơ thể chó mẹ mà con cung cấp cho cả chó con nữa. Do đó, hãy tận dụng thời điểm này bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho thai kì, tăng khẩu phần ăn lên thành 3-4 bữa trên ngày và chọn những món chó mẹ thích ăn. Ngoài ra, cho Poodle uống kèm thêm cả sữa ấm nữa, rất có lợi cho việc mang thai.

Bất kỳ con chó khỏe mạnh nào, dù là giống chó nào, đều cần được vận động. Và với một chú Poodle lông xù đang mang thai cũng vậy. Thay đổi lớn duy nhất là bạn cần hạn chế Poodle hoạt động quá mạnh mà thôi!

Trong giai đoạn này, việc tập thể dục vừa phải hàng ngày sẽ loại bỏ những căng thẳng, giúp Poodle khỏe mạnh và dễ sinh nở hơn. Đi dạo nhẹ nhàng tuy có tác động thấp nhưng sẽ giúp Poodle có không khí trong lành và gắn kết với bạn. Khi chuẩn bị làm mẹ, Poodle vẫn cần cảm nhận được sự gắn bó và gần gũi. Bởi vậy, đây là cách thể hiện sự ủng hộ và tình yêu của chủ nhân với Poodle trong suốt thai kỳ.

Chăm sóc chó giai đoạn cuối mang thai

Thời kì này, Poodle sẽ ăn ít lại như giai đoạn đầu thai kì. Do các em Poodle con trong bụng chèn ép lên bàng quang, vì vậy những ngày trong thời kì cuối Poodle đi tiểu sẽ nhiều hơn bình thường. Các bạn nên chú ý vệ sinh thân thể cũng như ổ của chó mẹ để tránh gây mùi làm chúng khó chịu. Mặc dù, cơ thể nặng nề gây khó khăn trong việc di chuyển nên chó mẹ sẽ thường nằm một chỗ. Điều này không thật sự tốt thay vào đó, hãy giúp chó Poodle bằng cách cho chúng vận động nhẹ nhàng, đi lại hàng ngày để hỗ trợ sinh sản dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cần chuẩn bị chỗ ở để chào đón ngày chó mẹ “lâm bồn”. Bạn hãy sắp xếp một nơi sinh nở có sàn không thấm nước và có thể lau dọn dễ dàng. Góc sinh nở của Poodle cái cần kín gió, yên tĩnh nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng. Về ổ, đó có thể là một ổ lót khăn và quần áo cũ đơn giản hay như thời xưa các cụ vẫn thường làm ổ lót rơm cho chó đẻ.

Chó Poodle đẻ mấy con?

Nếu tìm hiểu về dòng chó Poodle bạn sẽ thấy chúng được chia làm 5 dòng với các kích cỡ khác nhau. Thị hiếu người Việt Nam thì chuộng những bé chó nhỏ nên Toy hay Tiny Poodle là các dòng được nuôi phổ biến hơn cả. Do kích thước cơ thể nhỏ bẻ, mỗi lần chó mẹ Poodle hạ sinh khoảng 3-4 bé, nhiều nhất cũng chỉ 5 bé là cùng.

Mỗi năm chó đẻ mấy lứa?

Không có gì thay đổi thì cứ 6 tháng chó Poodle lại động dục một lần để bắt đầu chu kì sinh nở tiếp theo. Từ đó, chúng ta có thể quy đổi ra số lứa đẻ tối đa của chúng là 2 lứa mỗi năm. Tuy nhiên các bác sĩ thú ý thường khuyến khích nên cho Poodle sinh sản một lứa là tốt nhất bởi mỗi lần trải qua sinh nở, cơ thể chúng sẽ mất đi rất nhiều sức lực và những thay đổi ở cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung, cơ hông và bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, Poodle cái cũng cần thời gian nuôi con và phục hồi lại cơ thể, sức khỏe tốt sẽ giúp chó Poodle sinh ra những bé chó mạnh khỏe, kháu khỉnh trong lần mang thai tiếp theo.

Lời kết

Trên đây là kiến thức cơ bản về quá trình mang thai của chó Poodle cái, mong rằng thông tin này là hữu ích cho các bạn đặc biệt là những bạn đang có chó trong độ tuổi sắp phối giống. Giống như con người, chó Poodle trong thai kì có vô số thay đổi lớn nhỏ, vì thế việc hiểu và nắm bắt kiến thức sinh sản sẽ giúp các bạn chăm sóc chó Poodle đang mang thai tốt hơn, để có thể chào đón những đứa con mạnh khỏe, xinh xắn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và chúc bạn có giây phút vui vẻ bên thú cưng của mình. Đừng quên ở Tùng Lộc Pet vẫn luôn có dịch vụ phối giống tốt nhất cho những cô chó Poodle cái đang trong thời kì salo nhé.

Tham khảo bài viết về giá chó Poodle tại Việt Nam

Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé chó Poodle xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Poodle xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Công ty TNHH Thú cưng Tùng Lộc

    • Hotline: 0826880528 [Viber/Zalo]
    • Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội
    • Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
    • Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội
    • Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
    • Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội
    • Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM
    • Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet.

Xin chân thành cảm ơn!

Giám đốc

Trần Khánh Tùng

Nếu bạn là một người yêu chó hoặc đang nuôi một bé chó cái. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng chó mang thai trong bao lâu không? Như tất cả chúng ta đều biết, mang thai là một quá trình kỳ diệu và khó khăn cho dù là đối với con người hay loài vật. Trong quá trình mang thai rất cần sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt. Để giúp cho chó cưng của mình có thể sinh sản một cách khoẻ mạnh và đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con thì việc am hiểu những kiến thức liên quan đến quá trình mang thai của chó là rất cần thiết. Trong bài viết hôm nay, MEW sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem chó mang thai bao lâu? Và những điều cần lưu ý trong quá trình chó mang thai.

Chó mang thai bao lâu thì đẻ?

Xem thêm:

Mặc dù chó có nhiều chủng loại với đủ hình dạng và kích cỡ, nhưng thời gian mang thai lại giống nhau.

Hầu hết các giống chó đều mang thai trong khoảng thời gian từ 58 cho đến 64 ngày.

Ngày sinh có thể thay đổi một chút tuỳ thuộc vào giống và kích thước của chó, cũng như số lượng chó con đang mang. Nhưng đại đa số chó sẽ sinh con vào ngày thứ 63 kể từ lúc mang thai.

Sau khoảng 63 ngày chó sẽ sinh con.

Sau khi đã nắm được chó mang thai bao lâu thì người nuôi cũng phải nắm rõ cách tính toán thời gian mang thai của chó.

Những bé chó cái chưa mang thai lần nào thường sẽ có 2 chu kì động dục trong một năm [cách nhau 6 tháng], một chu kì kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Khi chó được 6 đến 15 tháng tuổi sẽ động dục lần đầu tiên. Giống chó nhỏ thường động dục sớm hơn so với giống chó to.

Ở những chú chó đực dễ thụ tinh thành công nhất vào giai đoạn trưởng thành. Chó đực không có chu kì động dục mà sẽ giao phối bất cứ thời gian nào trong năm.

Chu kì động dục ở chó cái có thể chia làm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn tiền động dục: Kéo dài từ 7 – 10 ngày. Lúc này bộ phận sinh dục của chó cái sẽ sưng lên và chảy máu. Chó cái thu hút chó đực nhưng chưa chịu giao phối.
  • Giai đoạn ghép đôi: Kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Lượng máu kinh chảy ra ít dần và sau đó dừng lại. Chó cái thu hút và sẽ chấp nhận giao phối với chó đực. Thời điểm này trứng sẽ rụng, thường là 2 – 3 ngày sau khi giao phối. Tinh trùng của chó đực có thể sống đến 24 giờ trong tử cung của chó cái.
  • Giai đoạn sau động dục: Kéo dài trong khoảng 2 tháng, lúc này chó cái sẽ không tiếp nhận chó đực nữa và bước vào thời kì mang thai.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi: Diễn ra trong khoảng thời gian chó cái nuôi con cho đến khi bắt đầu chu kì động dục kế tiếp.
Chó cái động dục 2 lần trong năm.

Khi chó vào chu kì động dục, sẽ có 2 trường hợp khiến chó mang thai, các bạn hãy dựa vào đây để tính thời gian mang thai của chó sao cho chính xác nhất.

Đây là quá trình xuất phát từ bản năng tự nhiên của loài chó. Khi đến thời kì động dục, chó đực dùng khứu giác nhạy bén để phát hiện và tìm đến giao phối với chó cái trong bán kính 2 – 3 km. Sau đó chó cái sẽ mang thai.

Với quá trình tự nhiên, thời gian mang thai của chó cái sẽ được tính bắt đầu từ những lần giao phối. Vì việc kết đôi theo tự nhiên phù hợp vào nhiều yếu tố khác nhau nên không thể tính chính xác được thời gian mang thai của chó là lúc nào. Có thể sẽ bị dao động từ 2 – 3 ngày.

Lưu ý: Nếu bạn nuôi chó thả rông ở nhà thì nên chú ý thời kì này để tránh trường hợp chó cái mang thai ngoài ý muốn với bất kì giống chó đực nào xung quanh khu vực. Điều này sẽ dẫn đến sự lai tạo không mong muốn và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chó con sau này.

Mang chó đi phối giống sẽ giúp bạn tính toán được chính xác ngày bé chó cái của mình mang thai. Vì bạn chủ động mang chó đến trung tâm để phối với một bé chó đực khác. Bạn có thể tính toán và chia làm nhiều lần phối, lần 1 nên cách lần 2 từ 2 – 3 ngày vì khi đó là thời gian trứng rụng, dễ đậu thai. Cuối cùng, từ ngày đi phối giống cho tới khoảng 63 ngày sau thì chó sẽ đẻ.

Để nhận biết chó mang thai hay không đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ và sắc sảo. Vì thường thì một bé chó cái sẽ không có nhiều dấu hiệu mang thai đáng chú ý trong tháng đầu tiên. Dưới đây là 10 dấu hiệu để giúp bạn biết liệu bé chó của bạn sắp trở thành mẹ hay chưa?

  • Thói quen ăn uống bắt đầu thay đổi. Chó cái lúc mới mang thai sẽ chán ăn hoặc thậm chí bỏ ăn. Lúc này bạn không cần ép bé, chỉ cần chuẩn bị sẵn thức ăn yêu thích hoặc sữa tươi để bé có thể dùng một ít.
  • Chó sẽ ủ rũ và mệt mỏi trong thời gian đầu, nhất là đối với những bé mới mang thai lần đầu tiên. Bạn không nên nhầm lẫn với việc bé bị bệnh. Đây là một biểu hiện hết sức bình thường nên đừng vội vàng cho bé uống thuốc vì sẽ rất có hại tới sức khoẻ của chó mẹ và chó con.
  • Vào tuần thứ 3 sau kỳ động dục là khoảng thời gian tốt nhất để đưa bé chó của bạn đi bác sĩ thú y kiểm tra. Lúc này bác sĩ có thể biết được chó đã có mang hay chưa.
  • Chó sẽ tăng cân vào khoảng ngày 21 của thai kỳ, lúc này bạn có thể nhận thấy được sự thay đổi về ngoại hình. Đến ngày thứ 35 việc tăng cân sẽ nhanh hơn và sẽ tiếp diễn trong suốt thai kỳ.
  • Một chút dịch nhầy có thể được tiết ra từ bộ phận sinh dục của bé chó cái vào khoảng ngày 30 của thai kỳ.
  • Núm vú của bé chó cái bắt đầu sưng lên và hồng hào hơn ở tuần thứ 5 – 6.
  • Chó mang thai cũng sẽ ít hoạt động hơn ngày thường, không thích chơi đùa hoặc chạy nhảy quá mức.
  • Bạn cũng có thể nhận thấy bé chó của mình thể hiện tình cảm nhiều hơn, dịu dàng hơn khi mang thai.
  • Đến ngày thứ 40 của thai kì, bụng chó đã lớn và bạn có thể dễ dàng nhận thấy những cử động của chó con.
  • Trước khi đẻ khoảng 7 – 9 ngày núm vú của chó mẹ bắt đầu cứng lại và có thể tiết sữa non. Nếu bé tiết sữa quá sớm thì có thể là dấu hiệu của việc sinh non.
Để ý những dấu hiệu để biết chó mang thai hay chưa.

Nếu bạn đang nuôi một bé chó cái đang mang thai, thì việc lên lịch trình cho ăn và chất lượng bữa ăn là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của chó mẹ và chó con. Để làm tốt việc này, bác sĩ thú y sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch ăn uống hợp lí nhất cho chó của bạn.

Trong khoảng thời gian nửa đầu thai kỳ không có quá nhiều sự thay đổi nên các bạn cứ cho các bé ăn theo lịch trình như thường ngày.

Tăng lượng thức ăn lên khoảng 20 – 30%. Chọn loại thức ăn cung cấp nhiều protein, chất béo, năng lượng và khoáng chất. Như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn,…

Vào thời điểm này, chó con sẽ phát triển to lên nên dạ dày của chó mẹ sẽ co lại để nhường chỗ. Bạn nên giảm lượng thức ăn mỗi bữa xuống, nhưng tăng tần suất cho ăn lên khoảng 3, 4 hoặc 5 lần trong một ngày. Tăng cường chất béo bằng cách chọn nhiều thịt đỏ [thịt vịt, thịt lợn, thịt bò] hơn thịt trắng [gà, cá].

Ở tuần thứ 8, lượng thức ăn có thể tăng lên 50% so với lúc chưa mang thai. Vào tuần cuối cùng [tuần thứ 9] bé sẽ có dấu hiệu ăn ít lại. Lúc này bạn không nên ép ăn, cứ để tự nhiên. Trước khi sinh khoảng 1 đến 2 ngày, bé sẽ bỏ ăn hoàn toàn. Lúc này bạn cần phải chuẩn bị ổ đẻ và nước uống đầy đủ cho chó.

Ở thời gian này, hãy tăng lượng thức ăn lên từ 2 đến 4 lần để giúp chó tạo sữa nuôi con. Vẫn là những thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như thịt heo, thịt gà, thịt bò. Và nên chọn những phần thịt có chứa cả xương như đùi, cổ, cánh, lưng,…để có thể bổ sung canxi cho chó mẹ, tránh tình trạng sản giật sau sinh. Nhớ cung cấp nhiều nước cho chó mẹ để tiết sữa nữa nhé.

Chăm sóc chó mang thai là rất cần thiết.

Ngoài việc tìm hiểu xem chó mang thai bao lâu, biểu hiện cũng như cách chăm sóc khi chó đang mang thai thì bạn cũng nên nắm rõ những dấu hiệu khi chó sắp sinh đẻ để có thể chuẩn bị một cách tốt nhất.

Thường thì trong khoảng thời gian 48 giờ trước khi sinh, chó cái sẽ có những biểu hiện làm ổ như cào, bới chỗ nằm hoặc tìm nơi vắng vẻ. Bộ phận sinh dục sưng lên và tiết chất nhờn trong suốt.

Trong giai đoạn chuyển dạ, chó bắt đầu có biểu hiện cuống quít và kêu rên, thở gấp. Sau đó sẽ bắt đầu rặn để đẩy bọc ối cùng chó con ra ngoài.

Bạn nên lưu ý: Nếu thấy chất dịch màu xanh tiết ra từ bộ phận sinh dục của chó cái, điều này báo hiệu rằng nhau thai đã tách ra và chó sẽ sinh trong vòng 2 – 4 giờ tới. Nếu chó con vẫn chưa xuất hiện thì bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y để được trợ giúp.

Chó sắp đẻ có những biểu hiện đặc trưng. Ảnh: jo rutherford

Quá trình nuôi và chăm sóc một bé chó mang thai là một khoảng thời gian đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị với những người yêu chó. Bằng cách theo dõi chặt chẽ và tìm hiểu kĩ những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn đảm bảo được sức khoẻ của cả chó mẹ lẫn chó con. Mong rằng bài viết: Chó mang thai bao lâu? Và những điều cần lưu ý khi chó mang thai mà MEW vừa chia sẻ trên đây sẽ trở thành cẩm nang hữu ích cho các bạn trong quá trình nuôi dưỡng và nhân giống chó. Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy để lại bình luận và chia sẻ với mọi người nhé. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề