Cho biệt tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà

Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà là 2 thi phẩm đặc sắc của Bà Huyện Thanh Quan, điểm gặp gỡ giữa 2 tác phẩm là hình ảnh thơ chọn lọc và chất cổ điển rõ nét. Các em hãy cùng chúng tôi phân tích bài thơ qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà để cảm nhận được Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan nhé.


Đề bài: Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

Bài văn mẫu Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

Bài làm:

Bước vào làng văn học Việt Nam ta bắt gặp một nữ sĩ với những vần thơ trang nhã cổ điển, ấy chính là Bà Huyện Thanh Quan với bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà. Cả hai bài thơ này được làm theo thể thơ Đường luật mầu mực, phong vị cổ điển, lời ít ý nhiều. Chính nhờ điều này mà hai bài thơ sông mãi với thời gian.

Thi pháp cổ điển ấy chính là văn chương bác học, dùng nhiều điển cố, điển tích, ngôn ngữ thơ điêu luyện, chắt lọc... Trong hai bài thơ trên của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện rõ vấn đề này.

Trước hết, điểm nổi bật trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình với ngôn ngữ tinh tế mà đượm buồn. Cả hai bài thơ ta đều bắt gặp một khung cảnh gợi buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày. Cảnh Đèo Ngang trong lúc xế bóng vắng vẻ hoang sơ:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
[Qua Đèo Ngang]

Còn trời chiều trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà:
Trời chiều băng lảng bóng hoàng hôn
[Chiều hôm nhớ nhà]

Đối diện với khung cảnh này thì những người hời hợt lắm cũng phải buồn chứ không nói gì đến người giàu cảm xúc như nữ sĩ.

Nếu như trong bài Qua Đèo Ngang tín hiệu nghệ thuật đầu tiên mà tác giả sử dụng là bóng xế tà thì bài thơ Chiều hôm nhớ nhà cũng đồng thời là bóng hoàng hôn. Thơ xưa khi nói về tâm sự, nỗi buồn người ta thường mượn cảnh đế ký thác đặc biệt là hình ảnh bóng chiều. Bác Hồ của chúng ta sau này đã từng thể hiện thành công hình ảnh chiều tà thể hiện sự vất vả và ý chí, nghị lực của người tù

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không...
[Chiều tối]

Buổi chiều gợi cho ta cảm giác nhớ nhà, nhớ gia đình người thân. Đặc biệt đây lại là tâm trạng của kẻ lữ thứ xa quê, trên đỉnh đèo Ngang chỉ có:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa thì ở Chiều hôm nhớ nhà cũng hoang vắng đến lạnh lùng:

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Đây là âm thanh rõ nhất khiến ta cảm giác đầy đủ nhất. Ta nghe thấy tiêng ốc nhưng lại xa đưa, lúc khoan lúc nhặt nghe thật buồn tẻ. Cái âm thanh đó chỉ làm sâu hơn nỗi buồn của nhà thơ.

Cả hai bài thơ tác giả chỉ thấy cuộn lên một nỗi buồn, nỗi buồn sâu thẳm mênh mông. . Xa chốn kinh kỳ ồn ã náo nhiệt vào làm quan ở Huế, lòng nữ sĩ có bao nỗi buồn chất chứa. Kinh thành Thăng Long nơi bà từng sông nó khác hẳn với cuộc sống nơi này - đèo Ngang. Hình ảnh con người trong hai bài thơ này chỉ thoáng bóng. Đó chính là những người dân lao động nghèo vất vả, lam lũ. Cuộc sống của họ thật tẻ nhạt, đơn sơ

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
[Qua Đèo Ngang]

Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn
[Chiều hôm nhớ nhà]

Thủ pháp nghệ đảo ngữ nhuần nhị tạo nên một hình ảnh thưa thớt, vắng vẻ của cuộc sống con người nơi đây. Vài chú tiều phu đốn củi lom khom, lác đác mấy ngôi nhà chợ thưa thớt, cô tịch, đìu hiu. Hai câu thực trong bài Qua Đèo Ngang đối nhau rất chỉnh, tạo sự hài hoà và phô rõ cuộc sống của con người nơi Đèo Ngang. Đèo Ngang lúc này hoàng hôn đã buông xuống, mọi hoạt động của con người cũng lắng xuống, không còn sự ồn ào, xao động của thời điểm trước đó. Vì vậy Bà Huyện Thanh Quan không thể vui vẻ, càng không thể hững hờ trước cảnh buồn man mác đó.

Nhưng nỗi niềm u hoài ấy là gì? Đó là nỗi niềm u uẩn trong lòng nữ sĩ. Bà nhớ về một thời xa xưa, dĩ vãng. Cái thời vàng son mà bà từng chứng kiến nó thật lộng lẫy tươi đẹp biết bao. Giờ đầy, trước cảnh vật, trong lòng nữ sĩ cháy bỏng lên một tâm sự nhớ nước, thương nhà sau tiếng kêu đều, khoan nhặt của chim quốc, gia gia.

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
[Qua Đèo Ngang]

Nghệ thuật chơi chữ quốc là nước, gia là nhà. Tiếng quốc kêu hay chính lời non nước, tiếng cuốc kêu hay chính hồn Thục Đế. Sự đồng điệu trong âm thanh da diết không dứt ấy làm tâm hồn nhà thơ rộn lên, nao lên trong niềm nhớ nhà nhớ nước. Tiếng cuốc kêu như ứng với tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà. Tiếng gọi gửi về đất nước? Tiếng gọi gửi về quê hương?

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Răm liễu sương sa khách bước dồn
[Chiều hôm nhớ nhà]

Chiều xế bóng, mặt trời sắp tắt, bóng đêm dần bao phủ ngay cả những chú chim cũng đang tìm chốn ngủ, những bước chân lữ thứ tìm quán trọ qua đêm... Bà Huyện Thanh Quan nhớ lắm thương lắm muốn trở về, gặp lại quê hương, gặp lại người thân nhưng đành bất lực:

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
[Chiều hôm nhớ nhà]

Ở đây tác giả sử dụng điển cổ: Chương Đài để thể hiện sự mong mỏi xa cách giữa tác giả và người thân, quê hương gia đình. Lấy ai để tâm sự, giãi bày nỗi hàn ôn. Và vì vậy đối diện với mây trời non nước Đèo Ngang nữ sĩ như gặp lại chính mình:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tinh riêng, ta với ta

Mảnh tình riêng ấy là tâm sự cô đơn, bé nhỏ trước mây trời, sông nước. Bà và cảnh đã hoà làm một bởi có chung một tâm trạng. Cảnh bao la rộng lớn nhưng buồn bởi vì chủ thể trữ tình đang chất chứa một tâm trạng u hoài. Tâm sự chất chứa ấy lại bắt gặp chính nó: ta với ta, mấy ai mà bầy tỏ, hàn huyên tâm sự. Cái cổ điển chính là mượn cảnh để tả tình, trong tình có cảnh. Vần thơ buồn nhớ, cô đơn đến vô cùng.

Hai bài thơ trên là điển hình cho phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan. Chất cổ điển, trữ tình hoà quyện tạo nên thành công nổi bật cho hai bài thơ. Dẫu đã gấp trang sách lại chúng ta không thể nào quên những vần thơ trác tuyệt như vậy.

------------------HẾT--------------------

Trên đây là phần Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan để có thêm kiến thức trả lời, làm tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm phần Phân tích bài thơ Qua đèo ngang và cùng với phần Soạn bài Qua Đèo Ngang nữa nhé.

//thuthuat.taimienphi.vn/ve-dep-co-dien-trong-bai-tho-qua-deo-ngang-va-chieu-hom-nho-nha-cua-ba-huyen-thanh-quan-39236n.aspx

“ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” [ Qua đèo Ngang] “ Nhớ nước” – “ Thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “ Nhớ nước”, bà có bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ”, “ Thương nhà”, bà có bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “ lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “ Chương Đài”. Tâm sự thương nhà của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”: “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn, Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” [ Bài “ Thăng Long thành hoài cổ” là luật trắc vần bằng] hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức: “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn” Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà. “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà” [ Qua đèo Ngang ] “ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” [ Thăng Long thành hoài cổ ] “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” Từ “ bảng lảng ” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “ Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên . Điệu nhạc trầm buồn của “ tiếng ốc” từ xa đưa lại , tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức. Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh . Cái gì nữ sĩ nhìn thấy , gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm thanh vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân. Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động: “ Gác mái , ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn” Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ ngư , tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển . Nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “ chiều hôm” là “ ngư ông” và “ mục tử”. Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng . “ Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử [ người chăn trâu ] nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “ mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người , ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giống nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chốn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”. Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi “ chiều hôm”: “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn” Hình ảnh thật đẹp , thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng , vừa sôi động. Rừng mơ bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân , hình ảnh “ gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ . Hình ảnh cánh chim chiều “ bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân.Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “ chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “ dặm liễu” thì thơ mộng mà “ dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “ khách bước dồn”. Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề “ Chiều hôm nhớ nhà” cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “ dồn” [ bước dồn] trong câu luận đã lặp lại từ “ dồn” [ trống dồn] trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút. Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn: “ Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “ kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “ phi ngã” [ không có cái tôi] thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân , tha thiết nhưng không ủy mị[ người trí mà!], nồng nàn nhưng vẫn e ấp. “ Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi : “ Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “ Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương . “ Kẻ chốn Chương Đài , người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ [ lữ thứ ] xa xôi cách trở. Nữ sĩ dùng chữ “ lữ thứ “ thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn?. Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ. Tác giả dùng từ Hán Việt “ lữ thứ ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”.

Bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng hình ảnh , từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản. Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sống với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “ một mảnh tình riêng ta với ta “ [ Qua Đèo Ngang ] nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình , cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những mối quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ [ cũng là tiếng lòng ] của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề