Nhà quản trị làm việc ở đâu

Các vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh

26/02/2022 09:30

Ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế để cung cấp cho người học nền tảng vững chắc về quản trị kinh doanh tổng hợp, kế toán, tài chính, quản lý dự án, nhân sự, marketing, kinh doanh quốc tế và hậu cần. Vậy các vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh bao gồm những gì?

Kinh doanh là lĩnh vực phổ biến và thu hút nguồn lao động lớn nhất hiện nay. Do vậy, nếu bạn theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh thì sẽ có cơ hội lựa chọn đa dạng việc làm tốt. Trong số những việc làm của ngành kinh doanh, một số vị trí dưới đây bạn có thể tham khảo và cân nhắc để có được công việc mơ ước.

Những việc làm tốt ngành quản trị kinh doanh

I. Ngành quản trị kinh doanh học những gì?

Rất nhiều bạn trẻ theo học ngành quản trị kinh doanh vì họ cảm thấy bản thân có năng khiếu, kỹ năng lãnh đạo và nghĩ rằng một ngày có thể trở thành một người quản lý thành công. Trên thực tế, quản trị kinh doanh là chương trình đào tạo cung cấp rất nhiều kiến thức tập trung vào lĩnh vực đa dạng, cho phép sinh viên tự định hướng và lựa chọn nhiều vị trí công việc khi tốt nghiệp.
Bạn có thể được học về cách lập kế hoạch chiến lược để tạo ra giá trị, lợi nhuận cho tổ chức và nắm vững các nguyên tắc tài chính. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội học cách quản lý các dự án trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh.
Bằng cách nghiên cứu lý thuyết kinh doanh và học hỏi các hoạt động kinh doanh tốt nhất, chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể phát triển các kỹ năng quan trọng, chẳng hạn như biết cách phân tích vấn đề thông qua dữ liệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thành thạo quản lý nhân sự, ra quyết định và thúc đẩy marketing, truyền thông chuyên nghiệp.

II. Các vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể tham gia vào thị trường việc làm với các lựa chọn nghề nghiệp đa dạng, năng động.

1. Các công việc trong lĩnh vực kinh doanh

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc trong các doanh nghiệp hoặc công ty ở nhiều vai trò thuộc lĩnh vực kinh doanh.
1.1. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và thuyết phục họ chuyển đổi thành khách hàng thực tế. Nhân viên kinh doanh cũng tạo dựng quan hệ và chăm sóc khách hàng hiện tại, mở rộng thị trường.
Mục tiêu của nhân viên kinh doanh là ký kết hợp đồng kinh doanh và tăng doanh số. Đây là vị trí cơ bản, được coi như bước đệm để nhân viên kinh doanh phát triển lên vị trí quản lý trong tương lai.

Việc làm Nhân Viên Kinh doanh

1.2. Trưởng phòng kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh giám sát bộ phận kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm liên quan tới hiệu suất công việc, doanh thu. Trưởng phòng kinh doanh thiết lập mục tiêu kinh doanh, phân tích dữ liệu, tạo chương trình đào tạo, giám sát nhân viên kinh doanh. Những kỹ năng học được trong ngành quản trị kinh doanh sẽ cực kỳ hữu ích cho vị trí việc làm này.

Việc làm Trưởng phòng kinh doanh

1.3. Tư vấn kinh doanh
Tư vấn kinh doanh hay còn được gọi là tư vấn quản lý, giúp các công ty đề xuất biện pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua giảm chi phí và tăng doanh thu. Các chuyên gia tư vấn kinh doanh thường rất xuất sắc trong tìm kiếm, đánh giá thông tin về một vấn đề và thiết kế quy trình cải tiến, khuyến nghị thay đổi có tính hệ thống.

Việc làm Tư vấn kinh doanh

2. Công việc kế toán

Sinh viên hoàn thành chương trình học ngành quản trị kinh doanh có thể trở thành nhân viên kế toán nếu yêu thích lĩnh vực này. Dĩ nhiên, bạn sẽ cần theo học thêm để lấy chứng chỉ kế toán - kiểm toán. Với nền tảng kiến thức sẵn có, việc đào tạo để trở thành nhân viên kế toán sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán, lập báo cáo tài chính và thiết kế hệ thống kế toán.

3. Công việc trong lĩnh vực tài chính

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, bạn cũng có thể xin việc làm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính như quản lý tài sản, đầu tư, tài chính cá nhân và bảo hiểm. Các ngân hàng, thị trường tiền tệ và môi giới chứng khoán cũng thuộc dịch vụ tài chính.
3.1. Chuyên viên tài chính
Chuyên viên tài chính tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân, thu thập và phân tích dữ liệu, phát hiện xu hướng đầu tư, hỗ trợ quản lý tài sản và tiền bạc, đưa ra các đề xuất và khuyến nghị tài chính. Họ có sự hiểu biết sâu rộng về tài chính, tiền tệ và đầu tư.
Sau khi có bằng quản trị kinh doanh, bạn có thể học thêm chứng chỉ và tích luỹ kinh nghiệm để bắt đầu sự nghiệp như một chuyên viên tài chính.

Việc làm Chuyên viên tài chính

3.2. Chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường
Những người có bằng cấp quản trị kinh doanh cũng có thể bắt đầu sự nghiệp bằng cách tìm việc làm chuyên viên phân tích, nghiên cứu thị trường. Bạn sẽ giúp công ty tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu, các sản phẩm có nhu cầu cao và làm thế nào để quảng bá thành công các sản phẩm/dịch vụ đó thông qua các số liệu thực tiễn.

Việc làm Chuyên viên phân tích và phát triển thị trường

Lựa chọn được việc làm quản trị kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn có sự thành công cao

4. Việc làm trong lĩnh vực marketing

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử chuyển hướng sang lĩnh vực marketing, làm nhân viên hoặc chuyên viên marketing rồi phát triển lên các vị trí quản lý cấp cao hơn. Công việc trong lĩnh vực marketing chủ yếu bao gồm tìm kiếm ý tưởng, thực hiện các chiến dịch tiếp thị, quảng bá, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số.
Với nền tảng kiến thức học được trong ngành quản trị kinh doanh, bạn hoàn toàn có khả năng thích nghi với việc làm marketing. Bạn cũng nên tham gia các khoá học bổ sung như học về SEO, SEM,...

5. Việc làm trong các tổ chức phi lợi nhuận

Các vị trí công việc trong những tổ chức phi lợi nhuận thường đòi hỏi ứng viên có khả năng lãnh đạo, thuyết phục, tư duy nhanh và tầm nhìn. Do đó, những người tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh cũng có thể làm việc cho các tổ chức này.

MỤC LỤC:
I. Ngành quản trị kinh doanh học những gì?
II. Các vị trí việc làm ngành Quản trị kinh doanh

Đọc thêm: Có nên theo học ngành Quản trị kinh doanh không? dựa vào tiêu chí nào để quyết định?

Đọc thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? các trường đào tạo chất lượng

Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác. Vậy những nhà quản trị có vai trò, nhiệm vụ và những kỹ năng gì để đạt được mục đích đó. Cùng tìm hiểu xem nhà quản trị là ai và một nhà quản trị giỏi cần những gì với JobsGO nhé!

1. Nhà quản trị là ai?

Theo bạn, nhà quản trị là ai?

Họ là những người điều khiển công việc của người khác.  Nhà quản trị là người tổ chức và thực hiện hoạt động quản trị. Nhà quản trị là những người thực hiện việc ra các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc phân bố nguồn lực con người, tài chính. Từ đó, nhà quản trị giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác.

Nhà quản trị cần hoàn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Những nguồn lực mà nhà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất.

Vị trí của họ ở trong công ty rất đa dạng, tùy vào phạm vi và trách nhiệm phụ trách. Họ là tổng giám đốc điều hành, trưởng phòng, quản đốc…

Javascript Fullstack Developer - Apply Now

2. Nhà quản trị có 3 cấp bậc

Khi tìm hiểu xem nhà quản trị là ai thì bạn sẽ biết đến mô hình cấp bậc của các nhà quản trị:

Mô hình cấp bậc của nhà quản trị

Quản trị viên cấp cao

Đây là các nhà quản trị nằm ở đỉnh quyền lực. Họ có cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao là người chịu trách nhiệm cuối cùng trước kết quả của tổ chức.

Quản trị viên cấp cao là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo nhân viên. Họ sẽ tạo ra các mục tiêu, phương hướng, chiến lược cho tổ chức.

Vị trí của các quản trị viên cấp cao là: chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc…

Quản trị viên cấp trung gian

Họ là người nhận chỉ huy từ các quản trị viên cao cấp và đứng ra chỉ huy các quản trị viên cấp cơ sở. Công việc của quản trị viên cấp trung gian là nhận chiến lược, kế hoạch từ các quản trị viên cấp cao. Sau đó, họ sẽ triển khai thành các mục tiêu cụ thể cho các quản trị viên cơ sở thi hành.

Quản trị viên cấp trung gian cần xác định rõ hàng hóa, dịch vụ cần được sản xuất, đưa hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng bằng cách nào… Họ sẽ là người phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất để tổ chức vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa đạt hiệu quả cao.

Vị trí của các quản trị viên cấp trung gian: Quản đốc, trưởng phòng, trưởng khoa…

Quản trị viên cấp cơ sở

Đây là những nhà quản trị có vị trí thấp nhất về quyền lực. Nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp làm việc với hàng hóa, dịch vụ của công ty. Họ nhận lệnh từ các quản trị viên cấp trung gian. Họ cần trực tiếp hướng dẫn, đốc thúc các nhân viên trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung.

Vị trí thường thấy: tổ trưởng, trưởng bộ phận, đốc công…

3. Vai trò của nhà quản trị

Theo Henry Mentzberg, vai trò của nhà quản trị được chia thành 3 nhóm lớn.

  • Nhóm vai trò quan hệ với con người:
  • Nhà quản trị có vai trò đại diện cho tổ chức. Họ là người đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác. Họ chịu trách nhiệm cho tổ chức và điều hành các hoạt động.
  • Nhà quản trị có vai trò lãnh đạo. Nhà quản trị cần đưa ra phương hướng, mục tiêu cho nhân viên. Từ đó giám sát, đánh giá và kiểm tra cấp dưới của mình.
  • Nhà quản trị có vai trò liên lạc. Họ là người liên hệ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài. Ngoài ra, họ còn là sợi dây kết nối các cá nhân trong tổ chức.
  • Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức. Nhà quản trị cần thường xuyên cập nhật các yếu tố liên quan đến tổ chức. Từ đó, họ xác định được những rủi ro, đe dọa để có thể giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Vai trò phổ biến thông tin. Nhà quản trị cần phổ biến những thông tin cần thiết đến các nhân viên về tổ chức. Điều đó giúp nhân viên có thể hoàn thành mục tiêu và xác định đúng về tổ chức.
  • Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài. Nhà quản trị là người đại diện cho tổ chức nên họ có vai trò cung cấp, giải thích và bảo vệ tổ chức trước các tổ chức khác.
  • Vai trò doanh nhân. Nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ và làm việc hiệu quả.
  • Vai trò giải quyết xáo trộn. Rủi ro là thứ khó đoán. Tổ chức nào cũng có thể gặp rắc rối, rủi ro. Nhà quản trị cần quyết đoán để giải quyết, ứng phó kịp thời. Từ đó, họ giúp tổ chức đi vào ổn định và tiếp tục hoạt động.
  • Vai trò phân phối các nguồn lực. Nhà quản trị cần tiến hành phân phối các nguồn lực một cách tối ưu. Đó là các nguồn lực về tài chính, cơ sở sản xuất, thông tin và cả con người. Phân phối hợp lý để các bộ phận hoạt động năng suất và hiệu quả nhất.
  • Vai trò thương thuyết. Nhà quản trị là người trực tiếp đàm phán, giao dịch với các cá nhân, tổ chức khác. Làm sao để tổ chức của mình có lợi nhất là là điều một nhà quản trị cần làm.

4. Một nhà quản trị giỏi cần những gì?

4.1 Các kỹ năng cơ bản của nhà quản trị giỏi

Để thực hiện tốt các chức năng, vai trò của quản trị thì các nhà quản trị cần có 3 kỹ năng cơ bản sau.

Đây là khả năng làm việc với các nhân viên ở trong tổ chức của các nhà quản trị. Thông qua các nhân viên, các nhà quản trị có thể đạt được mục tiêu cho tổ chức. Kỹ năng nhân sự cần thiết nhất với quản trị viên cấp trung gian.

Kỹ năng này bao gồm:

  • Khả năng động viên, thúc đẩy nhân viên
  • Khả năng tạo điều kiện thuận lợi, phương tiện tối ưu cho nhân viên
  • Khả năng điều phối, sắp xếp, lãnh đạo nhân viên
  • Khả năng giải quyết mâu thuẫn, truyền thông cho tổ chức

Quản lý nhân sự chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhà quản trị là người biết dụng nhân đúng lúc, đúng chỗ. Một nguyên tắc mà nhà quản trị nhất thiết phải có là: đừng gửi con vịt tới trường học của đại bàng. Đặt đúng người, đúng việc để bại bàng có thể tung cánh và vịt có thể thỏa sức bơi lội.

Đây là khả năng cần có sự hiểu biết của nhà quản trị. Họ cần nhận thức được mọi góc độ của tổ chức và quan hệ, liên kết giữa các nhân viên, các bộ phận. Kỹ năng nhận thức cần thiết nhất với quản trị viên cấp cao.

Kỹ năng nhận thức bao gồm:

  • Khả năng tư duy chiến lược, có tầm nhìn dài hạn và tổng thể
  • Xử lý thông tin rõ ràng
  • Hoạch định kế hoạch chi tiết
  • Nắm rõ hoàn cảnh, giảm thiểu rủi ro

Kỹ năng nhận thức là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận.

  • Kỹ năng chuyên môn – kỹ năng kỹ thuật

Đây là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhà quản trị. Kỹ năng này có thể học tập và rèn luyện để có được. Kỹ năng chuyên môn cần thiết nhất đối với quản trị viên cấp cơ sở.

Kỹ năng kỹ thuật bao gồm:

  • Khả năng tinh thông về các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị
  • Khả năng hiểu biết chuyên môn
  • Khả năng phân tích, sử dụng kỹ thuật để giải quyết vấn đề

4.2 Các yếu tố tạo nên nhà quản trị giỏi

Nhà quản trị hỏi: “Đâu là những việc cần hoàn thành? Điều gì tốt cho tổ chức?””

Theo nhà quản trị nổi tiếng Peter Drucker, một nhà quản trị giỏi cần đặt ra các câu hỏi cho riêng mình.

Để đạt được mục tiêu, nhà quản trị cần liệt kê danh sách các công việc cần phải làm. Từ đó, nhà quản trị xác định ra phương hướng, chính sách ưu tiên cho công việc của tổ chức.

Lợi nhuận, doanh thu hay thương hiệu là điều vô cùng quan trọng đối với một tổ chức. Làm thế nào để tổ chức phát triển, thu được lợi nhuận tối đa là điều nhà quản trị cần làm. Đặt ra câu hỏi giúp nhà quản trị xác định đúng đắn và tránh xảy ra sai lầm không đáng có.

Nhà quản trị cần quyết đoán

Khi đã làm nhà quản trị thì điều tất yếu phải biết đó là quyết đoán . Đa số nhà quản trị đều phải quyết đoán trong mọi việc của họ. Quyết đoán giúp họ không bỏ lỡ cơ hội và giúp tiến độ công việc trở lên nhanh chóng.

Nhà quản trị cần hiểu biết kiến thức

Một lĩnh vực mà bạn không hề hiểu biết thì sao có thể làm việc? Một nhà quản trị thành công có thể không cần quá chú trọng kiến thức chuyên môn. Tuy vậy, những nền tảng kiến thức cơ bản là thứ không thể bỏ qua. Kiến thức giúp nhà quản trị không bị mất phương hướng trong công việc, quản lý tổ chức.

Nhà quản trị cần chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình

Nhà quản trị cần ra quyết định một cách nhanh chóng để không bỏ lỡ cơ hội của tổ chức. Nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Điều này giúp nhà quản trị nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để bổ sung và hoàn thiện bản thân.

Quản lý thời gian

Một nhà quản trị cần xử lý rất nhiều công việc trong vòng một ngày. Bạn không thể trở thành một nhà quản trị giỏi nếu không biết quản lý thời gian. Sắp xếp thời gian một cách hiệu quả giúp họ tiến hành công việc một cách tối ưu.

Nhà quản trị giỏi biết biến trở ngại thành cơ hội

Đừng coi mọi vấn đề là những đe dọa hay trở ngại cho tổ chức. Nhà quản trị cần nhìn thấy mặt tích cực, tiềm năng và cơ hội từ các sự kiện xảy ra. Hãy tìm ra cách giải quyết thay vì than thở vì trở ngại. Từ đó tìm được hướng phát triển cho tổ chức của mình.

Kỹ năng quản trị tổ chức, đội nhóm

Nhà quản trị cần nghĩ và nói trên vị thế “chúng ta” thay vì “tôi”. Họ cần chia sẻ, học cách trao quyền cho người khác. Một nhà quản trị giỏi không chỉ giỏi việc cá nhân. Hãy học cách làm việc với mọi người trong tổ chức. Vì “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng đồng đội”.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được rằng nhà quản trị là ai và một nhà quản trị giỏi cần những gì.

Video liên quan

Chủ Đề