Cho đinh sắt vào dung dịch HCl phương trình hóa học

Chất nào thuộc loại oxit axit, ví dụ minh họa [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Tính khối lượng muối thu được [Hóa học - Lớp 10]

1 trả lời

Thành phần thể tích của không khí gồm [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Đổi [Hóa học - Lớp 5]

2 trả lời

Chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là [Hóa học - Lớp 8]

2 trả lời

Số oxi hóa của Cl trong NaClO là [Hóa học - Lớp 10]

3 trả lời

Đề bài

Thí nghiệm 1: Điều chế FeCl2

Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm. Rót vào ống nghiệm này 3 – 4 ml dung dịch HCl. Đun nóng nhẹ để thấy rõ bọt khí sủi lên.

Nhận xét màu của dung dịch mới tạo thành khi phản ứng gần kết thúc [lúc bọt khí sủi lên chậm]. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Thí nghiệm 2: Điều chế Fe[OH]2

Lấy dung dịch FeCl2 vừa điều chế được ở thí nghiệm 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau đây:

Đun sôi 4 – 5ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch, rót nhanh 2 – 3ml dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH

Quan sát màu của kết tủa thu được. Giữ kết tủa này đến cuối buổi thí nghiệm để quan sát tiếp. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

Thí nghiệm 3: Thử tính OXH của K2Cr2O7

Điều chế dung dịch FeSO4 bằng cách cho một đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa 4 – 5 ml dung dịch H2SO4 loãng.

Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2CrO7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được, lắc ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Thí nghiệm 4: Phản ứng của đồng với dung dịch H2SO4 đặc nóng

Cho 1 – 2 mảnh đồng vào ống nghiệm 2 – 3 ml dung dịch H2SO4 đặc rồi đun nóng.

Quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được. Tiếp tục quan sát hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

1. Thí nghiệm 1: Điều chế \[FeCl_2\].

Tiến hành thí nghiệm: 

   + Cho đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm

   + Rót vào đó 3-4 ml dung dịch HCl

   + Đun nóng nhẹ, quan sát hiện tượng

Hiện tượng:

   + Phản ứng xảy ra, bọt khí ra chậm, khi đun nóng bọt khí thoát ra nhanh hơn và dung dịch có màu lục nhạt.

   + Khi kết thúc phản ứng, màu của dung dịch chuyển sang màu vàng [do một phần \[Fe^{2+}\] bị oxi hóa trong không khí \[→ Fe^{3+}\]]

Giải thích:

   + Fe phản ứng với HCl và phản ứng xảy ra nhanh hơn ở nhiệt độ cao. 1 thời gian sau một phần Fe2+ bị oxi hóa trong không khí \[ \to\] Fe3+ nên dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu vàng

   + PTHH:

Fe + 2HCl \[ \to\] FeCl2 + H2

2FeCl2 + O2 + 2HCl \[ \to\] 2FeCl3 + H2O

2. Thí nghiệm 2: Điều chế \[Fe[OH]_2\].

Tiến hành thí nghiệm: Lấy dung dịch FeCl2 điều chế ở thí nghiệm 1 cho tác dụng với dung dịch NaOH theo trình tự sau:

   + Đun sôi 4-5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm để đẩy hết khí oxi hòa tan trong dung dịch.

   + Rót nhanh 2 ml dung dịch FeCl2 và dung dịch NaOH

Hiện tượng:

   + Lúc đầu kết tủa xuất hiện màu trắng \[Fe[OH]_2\].

   + Để lâu đến cuối buổi thấy xuất hiện kết tủa màu vàng \[Fe[OH]_2; Fe[OH]_3\] rồi tiếp tục chuyển sang màu nâu \[Fe[OH]_3\].

Giải thích:

   + Muối sắt [II] phản ứng với NaOH tạo ra kết tủa trắng xanh \[Fe[OH]_2\]. Sau một thời gian \[Fe[OH]_2\] bị oxi hóa thành \[Fe[OH]_3\]. Kết tủa màu vàng là hỗn hợp \[Fe[OH]_2\] và \[Fe[OH]_3\] rồi tiếp tục chuyển hẳn sang màu nâu là \[Fe[OH]_3\] khi đã oxi hóa hết \[Fe[OH]_2\]

   + PTHH:

FeCl2 + 2NaOH \[ \to\] Fe[OH]2 + 2NaCl

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O \[ \to\] 4Fe[OH]3

3. Thí nghiệm 3: Thử tính oxi hóa của \[K_2Cr_2O_7\].

Tiến hành thí nghiệm:

   + Cho 1 đinh sắt đã cạo sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dung dịch H2SO4 \[ \to\] dung dịch FeSO4

   + Nhỏ từ từ dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 vừa điều chế được

   + Lắc ống nghiệm, quan sát

Hiện tượng

Màu da cam của dd \[K_2Cr_2O_7\] bị biến mất khi lắc ống nghiệm đồng thời dd trong ống nghiệm xuất hiện màu vàng [\[Fe^{2+} → Fe^{3+}\]]

Giải thích

PTHH:

Fe + H2SO4 \[ \to\] FeSO4 + H2

6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 \[ \to\] 3Fe2[SO4]3 + K2SO4 + Cr2[SO4]3 + 7H2O

4. Thí nghiệm 4: Phản ứng Cu với dung dịch \[H_2SO_4\] đặc nóng.

Tiến hành thí nghiệm

   + Cho 1-2 mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2-3 ml dung dịch \[H_2SO_4\] đặc, đun nóng

   + Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch vừa thu được, quan sát

Hiện tượng

   + Bọt khí không màu thoát ra, có mùi hắc.

   + Dung dịch trong ống nghiệm chuyển màu xanh \[Cu^{2+}\].

   + Khi nhỏ thêm dd NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh \[Cu[OH]_2\] đồng thời phản ứng chậm lại [do nồng độ \[H_2SO_4\] giảm]

Giải thích:

   + Cu phản ứng với H2SO4 sinh ra khí SO2 [mùi hắc] và dung dịch Cu2+ màu xanh.

   + Khi nhỏ thêm dung dịch NaOH thấy xuất hiện kết tủa màu xanh là Cu[OH]2 và phản ứng chậm lại do nồng độ H2SO4 giảm

   + PTHH:

Cu + 2H2SO4 \[ \to\] CuSO4 + SO2 + 2H2O

CuSO4 + 2NaOH \[ \to\] Cu[OH]2 + Na2SO4

2NaOH + H2SO4 \[ \to\] Na2SO4 + 2H2O

[Phản ứng làm giảm nồng độ axit \[ \to\] làm phản ứng xảy ra chậm]

Loigiaihay.com

12/12/2021 375

A. 28 gam

Đáp án chính xác

Đáp án: A

nkhí = 11,2 : 22,4 = 0,5 mol

→ mFe = 0,5.56 = 28 gam.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là:

Xem đáp án » 12/12/2021 399

Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro:

Xem đáp án » 12/12/2021 370

Cho 9,6 gam kim loại Magie vào 120 gam dung dịch HCl [vừa đủ]. Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

Xem đáp án » 12/12/2021 208

Nung 6,4g Cu ngoài không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là:

Xem đáp án » 12/12/2021 143

Ngâm một lá kẽm trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch trên và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.

Xem đáp án » 12/12/2021 128

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:

a] Đốt dây sắt trong khí clo.

b] Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c] Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.

Xem đáp án » 12/12/2021 124

Lấy một ít bột Fe cho vào dung dịch HCl vừa đủ rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch. Hiện tượng xảy ra là:

Xem đáp án » 12/12/2021 77

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng [giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng].

Xem đáp án » 12/12/2021 71

Đồng kim loại có thể phản ứng được với:

Xem đáp án » 12/12/2021 67

Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:

Xem đáp án » 12/12/2021 57

Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phương trình hóa học minh họa với kim loại magie.

Xem đáp án » 12/12/2021 54

Hãy hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:

a] ... + HCl -⇒ MgCl2 + H2

b] ... + AgNO3 ⇒ Cu[NO3]2 + Ag

c] ... + ... ⇒ ZnO

d] ... + Cl2 ⇒ HgCl2

e] ... + S ⇒ K2S.

Xem đáp án » 12/12/2021 46

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại, hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:

Xem đáp án » 12/12/2021 46

Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa các cặp chất sau đây:

a] Kẽm + axit sunfuric loãng.

b] Kẽm + dung dịch bạc nitrat.

c] Natri + lưu huỳnh.

d] Canxi + clo.

Xem đáp án » 12/12/2021 45

Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:

Xem đáp án » 12/12/2021 43

Video liên quan

Chủ Đề