Chọn nghề là gì công nghệ 10

Giáo án hướng nghiệp lớp 10 chủ đề 1

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 1 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục, nội dung súc tích, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. Chúng tôi hi vọng, bộ giáo án này sẽ giúp quý thầy cô truyền đạt những kiến thức hay nhất đến học trò của mình.

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 10 - Chủ đề 2

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 10

Chủ đề 1: EM THÍCH NGHỀ GÌ?

I- Mục tiêu: Qua bài học này học sinh phải:

1- Kiến thức:

+ Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề

+ Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động

2- Kỹ năng: Lập được "bản xu hướng nghề nghiệp" của bản thân.

3- Thái độ: Bộc lộ hứng thú nghề nghiệp của mình.

II- Trọng tâm của chủ đề.

Giúp học sinh biết các cơ sở của việc chọn nghề từ đó lựa chọn được nghề phù hợp nhất với mình, có như vậy sau này các em mới thành công trong cuộc đời. Các em phải trả lời được 3 câu hỏi sau:

  • Em thích nghề gì?
  • Em có thể làm được nghề gì?
  • Nhu cầu của thị trường về nghề đó như thế nào?

III- Chuẩn bị

1- Giáo viên

- Phát trước các câu hỏi, phiếu điều tra cho học sinh

- Hướng dẫn các em cách tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề.

- Tổ chức lớp theo nhóm: Lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình, mỗi tổ là một nhóm để thảo luận.

2- Học sinh

- Chuẩn bị trả lời các cậu hỏi và hoàn thành phiếu điều tra

- Sưu tầm các mẩu chuyện, những gương thành công trong một số nghề

IV- Tiến trình hoạt động

Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

Bước 2: Giáo viên giới thiệu môn học và chủ đề

Bước 3: Tiến trình

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Giáo viên tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn chương trình [NDCT] của buổi thảo luận, thường là cử học sinh nào có khả năng diễn thuyết hoặc lớp trưởng hoặc bí thư.

I- Lựa chọn nghề

- Giáo viên: Giới thiệu người dẫn chương trình lên làm việc → NDCT đưa ra câu hỏi:

1- Vì sao phải chọn nghề?

Giáo viên gợi ý:

- Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, có hàng ngàn nghề khác nhau. Và xuất hiện nhiều nghề mới do sự phát triển của khoa học và công nghệ: [có thể lấy VD].

- Cá nhân một con người không thể nào phù hợp với tất cả các nghề khác nhau mà chỉ có thể phù hợp với một nhóm nghề nào đó, thậm chí với chỉ một nghề.

2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề?

- Con người chỉ thành công trên

cuộc đời khi biết chọn nghề phù hợp với mình nhất

- Nghề nghiệp và phương tiện mà mỗi con người dựa vào đó để sống và thoả mãn nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần như sự đam mê, lòng nhiệt huyết, lý tưởng…

GV gợi ý:

3- Chọn nghề như thế nào?

Để chọn được nghề tối ưu với học sinh cần trả lời được các câu hỏi sau.

a- Em thích nghề gì?

- Trả lời được câu hỏi này là đã bộc lộ được hứng thú của mình với nghề đó. Mỗi người chỉ có thể nỗ lực hết mình với nghề, với công việc của mình khi nghề đó thực sự hứng thú với mình.

b- Em có thể làm đựơc nghề gì?

- Trả lời được câu hỏi này là đã phần nào tự nhận thức được năng lực của mình. Khi xác định đúng năng lực và sở trường thi người đó sẽ thành công trong nghề nghiệp

4- Nhu cầu của xã hội đối với nghề đó ra sao?

Trả lời được câu hỏi này tức là chúng ta đã biết tìm hiểu thực tế tương lai của nghề. Vì trong xã hội nào đi nữa thì vấn đề việc làm luôn là vấn đề rất quan trọng khi ra trường.

Trong thực tế đã có những nghề mà chúng ta đào tạo ra rất nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lai rất ít vì vậy SV thường phải bỏ nghề và di làm nghề hoặc phải học thêm một nghề mới.

II- Sự phù hợp nghề

1- Thế nào là sự phù hợp nghề

Phù hợp nghề là người có những đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với yêu cầu do nghề đề ra với người lao động.

2- Các mức độ phù hợp.

- Không phù hợp: Là không có các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với các đòi hỏi của nghề.

- Phù hợp một phần: Tuy không có những chỉ định cơ bản nhưng học sinh không thể hiện xu hướng rõ ràng, không say mê gắn bó với nghề,

VD:

- Phù hợp hoàn toàn: Là trường hợp bộc lộ xu hướng, năng lực nổi trội "năng khiếu" với các đòi hỏi của nghề hoặc một nhóm nghề nhất định.

VD:

GV mời cả lớp thảo luận về chủ đề về hứng thú của mình về nghề tương lai

III- Em thích nghề gì?

GV lắng nghe phát biểu của các em

GV yêu cầu HS mô tả nghề mình thích nhất theo cấu trúc bản mô tả nghề.

GV hướng dẫn học sinh ghi nội dung bản mô tả nghề theo mẫu dưới đây.

IV- Bản xu hướng nghề nghiệp. Cấu trúc bản xu hướng nghề

1- Dự định chọn nghề cho tương lai:

[kể tên nghề theo thứ tự ưu tiên]

a…………………………………

b…………………………………

c…………………………………

2- Kể tên 10 nghề mà em quan tâm và thể hiện hứng thú [cho điểm từ 1 - 10 theo mức độ hứng thú]

GV: Nhân các bản mô tả nghề của các em học sinh để về nhà đọc ghi nhận xét lấy tư liệu cho buổi học sau.

V- Thi kể chuyện hoặc xem phim về những người thanh đạt trong nghề.

- Phương án 1: Thi kể chuyện

- Phương án 2: Xem phim

GV giới thiệu nhân vật trong phim và mục đích xem nội dung các gương thành đạt để làm gì.

GV nhận xét các ý kiến phát biểu.

Hoạt động 1: Tìm hiểu chọn nghề là gì?

1- Vì sao chúng ta đã phải chọn nghề?

Gợi ý:

Người dẫn chương trình mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến đồng thời chuyển tờ giấy ghi lên để thầy phân tích.

NDCT: Kính mời thầy cho ý kiến.

- Sau khi nghe các ý kiến của học sinh thầy giáo tổng hợp và nêu các nét cơ bản các em cần nắm được.

NDCT:

2- Tại sao mỗi chúng ta đều phải chọn cho mình một nghề?

HS phát biểu

NDCT giới thiệu câu hỏi.

3- Chọn nghề như thế nào?

NDCT sẽ lần lượt chỉ định các nhóm tham gia và cử người ghi tóm tắt nội dung của mỗi người phát biểu.

Thầy tổng hợp các ý kiến nêu nhận xét và đưa ra câu trả lời.

NDCT có thể lấy ví dụ về sự đam mê nghề nghiệp của một cá nhân nào đó từ sách, báo,… để cả lớp cùng nghe.

HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phù hợp nghề là gì?

NDCT đưa ra một số tình huống:

TH1: Có bạn cho rằng cứ học tập tốt đã đến năm lớp 12 xem bố mẹ bảo thi vào trường nào thì sẽ thi vào trường đó. Hãy cho ý kiến về quan niệm đó?

- HS phát biểu

TH2: Trên báo thanh niên đã đăng tin về một cô gái người Việt đinh cư ở nước ngoài, từ nhỏ cô đã say mê nghề thiết kế thời trang.

Tuy vậy gia đình cô lại cho rằng nghề này không có tương lai và cũng chẳng phải là một nghề danh giá và ngăn cấm cô. Với sự đam mê của mình cô gái trẻ đã quyết tâm lên thành phố tự thuê nhà vừa làm vừa học về thời trang thế rồi cô cũng đạt được ước mơ của mình bằng việc giành được giải nhất thiết kế thời trang ngay trên đất khách và trở nên nổi tiếng. Em đánh giá như thế nào về việc làm của cô gái đó.

- HS phát biểu

NDCT: kính mời thầy cho ý kiến

Thầy nhận xét:

Những em không phù hợp với nghề mình chọn thì sẽ khó có thể trở thành một chuyên gia giỏi.

Hoạt động 3: Học sinh tự phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình

NDCT: Đây là phần mà các nhóm phát biểu chung về nhóm nghề hoặc nghề mà mình thích. [Lưu ý đây chưa phải là nghề đã chọn].

HS phát biểu về hứng thú nghề nghiệp của mình về những nghề mà mình thích, phát biểu trước nhóm hoặc trước cả lớp.

NDCT: phát mẫu Bản xu hướng nghề nghiệp cho các nhóm.

HS hoàn thành nội dung bản mô tả nghề sau đó nộp lại cho NDCT

NDCT thu lại để nộp cho thầy [cô] giáo.

Hoạt động 4: Học sinh thi kể chuyện hoặc xem phim những gương thành đạt trong nghề

HS thi kể chuyện

NDCT: Xin mời cả lớp xem phim về các tấm gương thành đạt trong nghề.

HS xem phim

NDCT: Sau khi xem phim các bạn cho biết cảm tưởng của mình qua các tấm gương trên.

HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem phim hoặc qua các câu chuyện các bạn kể.

- HS phát biểu

Tổng kết đánh giá

1- Qua chủ đề em thu hoạch được gì?

2- Hướng chọn nghề của em như thế nào?

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hướng nghiệp lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tháng 9+10 Chủ đề - Em thích nghề gì? - Năng lực nghề nghiệp và truyền thống nghề nghiệp của gia đình I- Mục tiêu: - Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề. - Biết cách lựa chọn nghề phù hờp với hứng thú, năng lựa bản thân và nhu cầu cuả thị trường lao động. - Lập được bản "xu hướng nghề nghiệp" của bản thân. - Bộc lộ được hướng thú nghề nghiệp của mình. - Biết được năng lựa bản thân thể hiện qua quá trình học tập và lao động. - Biết được điều kiện và truyền thống gia đình trong việc quyết định chọn nghề tương lai. - Tự xác định sự phù hợp của năng lực nghề nghiệp bản thân với nghề nào. - Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề [chú ý đến năng lực bản thân và truyền thống gia đình]. II- Định hướng nội dung cơ bản: - Với mục tiêu cụ thể và rõ ràng như trên, chúng ta có nội dung cho việc lựa chọn nghề nghiệp như: + Chọn nghề là gì? + Tại sao con người lại phải gắn bó với một nghề nhất định. + Chúng ta phải làm gì để tìm nghề phù hợp - Hơn thế, ta cần hiểu tầm quan trọng của việc chuẩn bị năng lực nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp là gì? Có như vậy ta chủ động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp dựa trên nhu cầu nghề nghiệp của xã hội và sở trường, năng lực tiềm tàng của bản thân. Thêm vào đó, truyền thống nghề nghiệp của gia đình là một cơ hội rất tốt cho chúng ta lựa chọn, định hướng tương lai. Với mục tiêu và định hướng nội dung lựa chọn nghề nghiệp như vậy, hôm nay chúng ta tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp tháng 9 và 10. III- Nội dung 1 - Thể lệ thi - Thi giữa các tổ theo hình thức “Rung chuông vàng” - Mỗi tổ cử 07 [tổ 2 cử 8 bạn] học sinh tham gia thi, 03 tổ sẽ có 22 HS và được chia làm 02 đội Đội tổ 1 và 4 bạn tổ 2. Đội tổ 2 và 4 bạn tổ 2. - Học sinh tự trả lời câu hỏi vào bảng: + Đáp án đúng học sinh lại và chơi tiếp. + Đáp án sai học sinh trở lại về hàng ghế khán giả. - Các đội trả lời đồng loạt các câu hỏi, đến câu 15. Khi đó đội nào nhiều người hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Sau câu 15, các cá nhân thi để chọn ra người chiến thắng. 2- Câu hỏi Câu 1: Theo bạn, lý do nào là thiết thực nhất khi bạn chọn Ban để học: A] - Theo định hướng của cha mẹ B] - Dựa vào năng lực C] - Theo ý kiến của bạn bè Câu 2: Theo em bài hát “Nối vòng tay lớn” là của tác giả nào: A] - Trịnh Công Sơn B] - Phạm Tuyên C] - Văn Dung Câu 3: Một người bạn nói rằng: không nhất thiết phải mua đủ sách giáo khoa vẫn học tốt, theo bạn ý kiến nào là đúng nhất. A] - Đồng ý với ý kiến đó. B] - Không đồng ý. Cầu 4: Theo bạn trong các buổi tự học ở nhà cách nào là khoa học nhất : A] - Tập trung học liên tục 01 môn trong cả buổi. B] - Học khoảng 02 tiếng một môn, sau đó chuyển sang môn khác. Câu 5: Theo em cách lựa chọn nghề nghiệp nào là khoa học nhất ? A] - Theo nhu cầu xã hội. B] - Phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu xã hội. C] - Theo ý kiến của gia đình. Câu 6: Người có giọng hát hay và yêu thích âm nhạc thì nên chọn nghề gì ? a] - Nghề học sĩ b] - Nghề ca sĩ c] - Nghề bác sĩ Câu 7: Trên địa bàn huyện Hữu Lũng có mấy trường chuyên nghiệp thuộc Trung ương quản lí. Hãy kể tên. A] 1 B] 2 C] 3 Câu 8: Trong 12 con giáp có bao nhiêu con có 4 chi? A, 7 con B, 8 con C, 9 con Câu 9: Không sử dụng phép trừ, Hãy sử dụng các phép tính thích hợp điền vào chổ trống để kết quả bằng 01 : 1 ... 3 ... 4 ... 6 = 1 Câu 10: Nghề in tranh dân gian Đông Hồ thuộc tỉnh nào ? ĐA: Tỉnh Bắc Ninh . Câu 11:    "Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”  Theo bạn, Nguyễn Du đang nhắc đến tháng nào trong năm. A- Tháng giêng. B- Tháng hai. C- Tháng ba. Câu 12: Tên thật của anh Kim Đồng là gì ? ĐA: Nông Văn Dền . Câu 13: Các vật dụng bằng nhôm thường bền hơn các vật dụng bằng sắt, đồng, bởi vì nhôm rất ít tác dụng với ôxy hay luôn có một lớp ôxýt nhôm bền vững bao bọc nhôm. ĐA: Luôn có một lớp ôxít nhôm bền vững bao bọc nhôm Câu 14: ở địa hình miền núi hay đồng bằng, thì thững con sông thường uốn khúc nhiều và nước chảy chậm. ĐA: Đồng bằng. Câu 15: Các nhóm máu : O ; A ; B và AB. Nhóm máu nào có thể dùng để truyền cho bệnh nhân thuộc các nhóm máu còn lại. ĐA: O * Phần câu hỏi chọn cá nhân xuất sắc nhất  Câu 16: Khi treo bản đồ địa lí mà hướng bắc quay xuống phía dưới thì bên tay trái bạn là hướng gì? ĐA: Hướng đông. Câu 17: Trường đại học đầu tiên của Việt nam có tên gọi là gì? ĐA: Quốc Tử Giám. Câu 18: Người phụ nữ đạt giải Nobel nhiều nhất là nhà bác học nào? ĐA: Mari Quyri . [Nôbel Hoá Học năm 1911, Nôbel Vật lí năm 1913] IV- Kết thúc, trao giải V- Dặn dò - Tìm hiểu trước chủ đề tháng 11 “Tìm hiểu nghề dạy học”. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tháng 11 Chủ đề: Tìm hiểu nghề dạy học I- Mục tiêu 1. Nắm được ý nghĩa, vị trí đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề. 2. Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề. 3. Có thái độ đúng đắn với nghề dạy học. II- Trọng tâm của chủ đề Trọng tâm của chủ đề là phần các đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học. Trong phần này sẽ đi sâu vào các yêu cầu tâm - sinh lí của nghề. Tuy nhiên, trước khi giảng về đối tượng lao động của nghề thì giáo viên phải nhấn mạnh đối tượng lao động của nghề dạy học là đối tượng đặc biệt - đó là con người, khác với bốn loại đối tượng lao động của các nhóm nghề khác. Hướng học sinh tìm hiểu những vấn đề về nghề dạy học thông qua các câu hỏi có tính gợi mở. Với mục tiêu và định hướng như trên, hôm nay chúng ta tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp tháng 11. iii- Nội dung Tiết 1 Tìm hiểu chung về nghề dạy học ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học - Sơ lược lịch sử hình thành nghề dạy học: + Nghề dạy học có từ ngàn xưa. + Con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truỳen con nối. + Xã hội phát triển, việc truyền thụ kiến thức giữa người với người tiến bộ theo. Đến ngày nay là hình thức trường, lớp. - ý nghĩa kinh tế: + Nhân tài là nguyên khí quốc gia. + Phát triển con người chính là nguồn gốc cho phát triẻn kinh tế bền vững. Đảng và Nhà nước ta luôn coi: “Phát triẻn giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”. + Đội ngũ trí thức đóng góp quan trọng cho bước tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước [GDP], nước ta vài năm trở lại đây luôn ở mức cao [từ 6,5%- 8%/năm]. - ý nghĩa chính trị xã hội: + Không có nghề dạy học và người thầy giáo dễ nhận thấy là: xã hội mất ổn định, kinh tế trì trệ, đất nước tụt hậu. + Nước ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” và “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” [Phạm Văn Đồng] và “Dưới ánh sáng mặt trời này không có nghề cao quý bằng nghề dạy học”[Comenxki]. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học: nghề dạy học rất phong phú và đa dạng về chuyên môn: giảng viên đại học, cao đẳng, gíáo viên phổ thông; chuyên môn khác nhau: Toán, Văn, Sử, - Đối tượng lao động là con người - đặc biệt. - Nội dung lao động của nghề dạy học: + Trước hết, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học do các quan quản lí cấp trên ban hành. + Lập đề cương bài giảng và kế hoạch bài giảng. + Tiến hành bài giảng và vận dụng các hình thức, phương pháp giảng dạy và giáo dục trong giờ lên lớp. + Tìm hiểu nhân cách học sinh. - Công cụ [hay phương tiện] lao động: chủ yếu là ngôn ngữ nói, viết và các thiết bị dạy học. - Các yêu cầu về tâm- sinh lí của nghề dạy học. + Phẩm chất đạo đức của người giáo viên phải được thể hiện trước hết ở sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, có lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu nghề, yêu trẻ. + Năng lực sư phạm bao gồm năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức. + Một số phẩm chất tâm lí khác: trang phục, ngôn ngữ, hành động, năng khiếu. - Điều kiện lao động và chống chỉ định y học: + Điều kiện lao động - lao động trí óc. + Chống chỉ định y học: người dị dạng, khuyết tật, nói ngọng, nói nhịu không nên vào nghề dạy học. Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học - Giới thiệu các cơ sở đào tạo [một số trường sư phạm]. - Điều kiện tuyển sinh theo tiêu chuản tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh cho từng loại trường. - Triển vọng của nghề dạy học và nơi làm việc. Nước ta có trên 26000 trường phổ thông các loại. Tiết 2-3 Học sinh thi tìm hiểu 1- Thể lệ - Thi giữa các tổ theo hình thức “Rung chuông vàng” - Mỗi tổ cử 07 [tổ 2 cử 8 bạn] học sinh tham gia thi, 03 tổ sẽ có 22 HS và được chia làm 02 đội Đội tổ 1 và 4 bạn tổ 2. Đội tổ 2 và 4 bạn tổ 2. - Học sinh trả lời câu hỏi vào bảng: + Đáp án đúng học sinh ở lại chơi tiếp. + Đáp án sai học sinh trở lại hàng ghế khán giả. - Hai đội trả lời đồng loạt các câu hỏi. Đến câu 15, đội nào nhiều người hơn thì đội đó chiến thắng. - Sau câu 15, thi giữa các cá nhân để chọn ra người chiến thắng. 2- Câu hỏi 1. Tình cảm yêu mến của học trò luôn dành cho: A. Bác sĩ B. Hoạ sĩ C. Thầy giáo. 2. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Muốn sang thì bắc................... Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” - Đáp án: Cầu Kiều 3. Vật nào không thể thiếu đối với giáo viên: A. Giáo án B. Phấn C. Thước kẻ D. Cả A, B và C 4. Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo là ngày: A. 20 - 10 B. 20 - 11 C. 22 - 12. 5. Tên một bài hát ca ngợi công lao của người thầy giáo - trong đó ví thầy như người đưa đò. A. ơn thầy B. Bụi phấn C. Bài ca người giáo viên nhân dân. 6. Trường THPT nào của tỉnh ta mang tên một thầy giáo nổi tiếng thời Trần: A. THPT Ngô Thì Sĩ B. THPT Chu Văn An C. THPT Trần Phú D. THPT Lương Văn Tri. 7. Bài hát nào dưới đây không có hình ảnh người thầy giáo: A. Bụi phấn B. Tình ca C. Mái trường mến yêu D. Người thầy. 8. Ai là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta hiện nay: A. Nguyễn Tấn Dũng B. Nguyễn Minh Hiển C. Nguyễn Thiện Nhân D. Nguyễn Phú Trọng. 9. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là giáo sư dạy môn nào sau đây: A. Tiếng Pháp B. Toán học C. Văn học D. Lịch sử. 10. Giáo viên thuộc tầng lớp nào trong xã hội: A. Công nhân B. Trí thức C. Thợ thủ công 11. Nhà nước ta quyết định lấy ngày 20 - 11 là Ngày nhà giáo Việt Nam vào năm nào: A. 1980 B. 1981 C. 1982. 12. Nhân vật nào trong các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nam Cao làm nghề dạy học: A. Lão Hạc B. Hoàng C. Thứ D. Chí Phèo. 13. Khi nhắc đến Nho giáo người ta thường nghĩ đến ai: A. Khổng Tử B. Khổng Minh C. Khổng Tước. 14. Ban Giám hiệu trường THPT Hữu Lũng là những thầy, cô nào sau đây: A. Nguyễn Thái Sơn, Lê Văn Đoàn, Hoàng Thị Loan, Lê Thị Kim Hoa B. Lê Thị Kim Hoa, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Mai Quỳnh, Hoàng Thị Loan C. Nguyễn Thái Sơn, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Kim Hoa 15. Bác Hồ của chúng ta đã từng là giáo viên dạy tại ngôi trường nào sau đây: A. Trường DụcThanh B. Trường Quốc học Huế C. Trường Lê Quý Đôn D. Trường Đông kinh nghĩa thục. * Phần câu hỏi chọn cá nhân xuất sắc nhất 16. Đây là một tấm ... ng trình - Nghề sản xuất vật liệu, và cấu kiện xây dựng - Nghề thi công công trình xây dựng Nghề lắp đặt máy móc, thiết bị và tiện nghi cho công trình Chế độ lao động cho người tham gia ngành lao động này được coi là lao động nặng, thường xuyên lứu động và chịu nnhiều tác động của thiên nhiên, vì vậy ng làm nghề này đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt, sức chịu đựng dẻo dai. Hệ Trung cấp; - Trung cấp xây dựng công trình đô thị Hn - Trug cấp kĩ thuật xây dựng Hà Nội - Trung cấp xây dựng Xuân Hoà - Vĩnh Phúc * Các trường công nhân - Trường công nhân xây dựng Hà Nội -Trường công nhân xây dựng Bắc Ninh -Trường cơ khí xây dựng Việt - Xô Xuân Hoà - Vĩnh Phúc -Trường công nhân xây dựng Hải phòng - Trường công nhân xây dựng Thái Bình. I. Vị trí, nhiệm vụ của ngành xây dựng * Lịch sử phát triển ngành xây dựng coá từ rất lâu đời, hàng ngàn năm trước công nguyên - Con người có nhu cầu: ăn ở, đi lại,... và ngành xây dựng hình thành phục vụ những nhu cầu đó của con người và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong xã hội. - Phục vụ nhu cầu giao thông di lại của con người. - Phục vụ nhu cầu của tất cả các ngành nghề trong cuộc sống. * Các ngành nghề thuộc ngành xây dựng có nhiệm vụ tạo ra cơ sở hạ tầng cho các hoạt động lao động sản xuất, sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người II. Các nhóm nghề cơ bản của ngành Xây dựng * Dựa trên cơ sở mục đích sử dụng của những công trình, có các nhóm nghề cơ bản sau; - Xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Xây dựng cầu đường - Xây dựng công trình đường thuỷ - Xây dựng công trình biển và dầu khí - Công nghệ vật liệu xây dựng và cầu kiện xây dựng - Kĩ thuật môi trường - Kinh tế xây dựng - Kiến trúc - Tin học xây dựng III. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nhóm nghê xây dựng dân dụng và công nghiệp 1. Đối tượng lao động - Được xác định theo từng chuyên môn trong nghề xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp 2. Nội dung lao động của nghề * Giai đoạn chuẩn bị xây dựng - Xác định mục đích sử dụng của các công trình, - Yêu cầu của công trình về công nghệ, khảo sát, thiết kế, kí kết các hợp đồng chuẩn bị * Giai đoạn thi công xây lắp - Thực hiện ý đồ xây dựng theo thiết kế đã chuẩn bị cho hoàn chỉnh; gồm các công đoạn sau + Công đoạn đào, san lấp đất + Công đoạn xây dựng phần công trình ngầm + Công đoạn xây dựng phần thô của công trình + Công đoạn xây dựng hoàn thiện công trình 3. Công cụ lao động - Công cụ, cuốc, xẻng, bay.....khoan, máy đàm, máy nén, máy trộn bê tông, cẩn cẩu nâng.... - Các nhóm, + Nhóm công cụ lao động chính + Nhóm công cụ phụ trợ + Nhóm công cụ chuyên chở 4. Các yêu cầu của nghề đối với lao động * Về kiến thức - Có kiến thức chung về ngành nghề xây dựng coa bản - Hiểu biết về kĩ thuật và vật liệu xây dựng - Hiểu biết về cơ học công trình và chịu lực công trình - Hiểu những kiến thức gia công cụ thể về chuyên môn của mình - Hiểu biết về an toàn lao động * Về kĩ năng nghề nghiệp - Đọc được bản vẽ xây dựng - Có kĩ năng phối hợp lao động theo nhóm -Sử dụng thành thạo công cụ lao động - Sáng tạo trong lao động * Những yêu cầu về tâm sinh lí - Đòi hỏi tính kiên trì, linh hoạt và chính xác - Phải có năng khiếu mĩ thuật -* Đạo đức nghề nghiệp - Có lương tâm, trung thực, có lòng yêu thương người sản xuất và sử dụng công trình lâ dài - Có ý thức an toàn lao động * Về sức khoẻ - Sức khoẻ phải tốt, thường xuyên có mặt tại công trình bất cứ lúc nào 5. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học - Các công trình xây dựng chiếm nhiều kiêu không gian - Môi trường làm việc ngoài trời, trên cao trong mọi điều kiện thời tiết - Phải di chuyển địa điểm làm việc thường xuyên IV. Triển vọng phát triển của nghề 1. Xu thế phát triển mạnh mẽ của các nghề trong ngành xây dựng - Xây dựng phát triển do quá trình đô thị hoá diễn ra hàng ngày, càng nhanh ở nông thôn - Sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, đòi hỏi nhu cầu các cơ sở sản xuất, hạ tầng, nhà ở cho công nhân. - Sự phát triển của hệ thống giao thông công chính 2. Những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành xây dựng - Sự phát triển nhanh về công nghệ xây dựng nhà cao tầng, xây lắp điện, nhà máy nhiệt điẹn và thuỷ điện.... - Sự phát triển đội ngũ công nhân,cán bộ của ngành xây dựng - Sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu công nghệ,... V. Giới thiệu các cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - Đường Giải Phóng. Hà Nội - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đường Nguyễn Trãi - Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội - Đường Tây Sơn - Trường Đại học Giao thông Hà Nhiện tượng - Cầu Giấy - Hà Nội - Trường Đại học Hàng hải TP Hải Phòng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tháng 5 Chủ đề Nghề tương lai của tôi I. Mục tiêu 1. Giải thích được cơ sở chọn nghề có sự phù hợp giữa yêu câu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội 2.Lập được bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai, phù hợp với năng lực và hứng thú của bản thân 3.Chủ động tự tin trong việc đề ra kế hoạch và ước mơ của mình. II. Nội dung cơ bản Hoạt động của gv/hs Nội dung cần đạt Gv định hướng và phát phiếu điều tra cho học sinh thực hiện 1 Dự định nghề nghiệp tương lai của học sinh phổ thông [ Hs thực hiện các phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp] 2. Những đặc điểm của hứng thú nghề nghiệp học sinh Họ tên................................... Phiếu điều tra xu hướng nghề của học sinh Em hãy đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi 1. Hãy kể tên những nghề mà em biết 1 6 2 7 3 8 4 9 5 10 2. Trong những nghề đó em thích nhất nghề nào? Tại sao? Vì:............................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Sau khi tốt nghiệp phổ thông em chọn cho mình những hướng đi nào trong các hướng sau * Thi vào đại học......................................... * Học nghề............................................................ * Vừa học, vừa làm...................................... * Đi làm ngay để giúp gia đình.......................... 4. Nếu phải xin ý kiến về nghề tương lai em sẽ hỏi ai trong số những người sau? * Cha , mẹ..................................................... * Giáo viên chủ nhiệm.............................................. * Bạn thân.................................................... * Anh, chị......................................................... 5. Trong học kì vừa qua học lực của em được xếp loại nào? [ Giỏi , khá, TB , Yếu]..................... 6. Trong các môn họ ở trường em thíh học môn nào nhất ? [ kể tên 3 môn] [1].................................................... [2] .......................................... [3] ................................................ 7. Ngoài thời gian học ở trường em có sở thích gì?.............................................................................. 8. Em hãy tự đánh giá điểm mạnh , yếu của bản thân [ học lực, sức khoẻ, khéo tay , năng khiếu, hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình...] - Điểm mạnh............................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... - Điểm yếu................................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... - Hoàn cảnh gia đình.............................................................................................................................. .......................................................................................................................................................... Họ tên:............................................... Lớp...................... Bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai 1. Họ và tên...............................................................................Nam[ Nữ]............................................ 2. Ngày sinh....................................................................... 3. Lớp..................Trường......................................................................................................................... 4. Sau khi tốt nghiệp phổ thông , em dự định sẽ chọn nghề gì? Lí do chọn nghề đó? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 5. Em hiểu biết gì về yêu cầu của nghề đó đối với người lao động ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 6. Em có kế hoạch gì để đạt được ước mơ của mình? * Về kết quả học tập: Môn liên quan / kết quả Lớp 11 Lớp 12 * Về rèn luyện sức khoẻ ...................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Về tu dưỡng đạo đức................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Video liên quan

Chủ Đề