Chữ tín trong đạo phật nghĩa là gì năm 2024

Đức Phật đã nhấn mạnh “thịnh đạt bằng thiện nghiệp”, có thể hiểu không thiện nghiệp tất không thịnh đạt được - quan hệ nhân quả, tất yếu. Mong mọi người hãy trân trọng nghề dù là nghề gì, vốn ít hay nhiều, giản đơn hay tinh xảo, để công việc thăng tiến bền vững trong đạo đức.

\>>Góc nhìn Phật tử

Người xưa đúc kết và đề cao chữ tín trong kinh doanh như nguyên tắc căn bản, song ngày nay nguyên tắc ấy thấy vi phạm ở khắp nơi: cuộc mưu sinh cứ như cất nhà từ nóc nhưng thiếu nền!

Dưới đây, từ trải nghiệm thực tế, xin đơn cử những trường hợp có thật được “mã hóa” cho nhẹ nhàng một chút.

Chú X lập nghiệp ở xứ tôi với hai bàn tay trắng cùng vợ và mấy con, vậy mà không xây nền. Nghề sửa chữa điện thoại di động đang thời buổi phổ cập phương tiện thông tin này, ở một vùng xa dân trí chưa cao.

Thay vì làm ăn đàng hoàng, chú dùng đủ cách để mua dế vào rẻ như cho và bán ra như vàng: khách kẹt tiền mang điện thoại đến bán, cho dù còn mới tinh nhưng trăm lần như một, chú cầm máy lên với những câu độc thoại khủng bố tinh thần người đang cần bán: loại này xưa rồi không ai xài, trầy hết trơn, thứ này tôi không lấy...và sau khi khổ chủ tê tái mất niềm tin về sản phẩm của mình, anh chàng mới tỏ ra thương xót mua giúp với giá tùy nghi có khi chỉ bằng 1/10 mức thỏa đáng.

Thế nhưng ngược lại, khi bán ra, với những nông dân tay lấm chân bùn ít học, chú chàng tán hươu tán vượn với những từ ngữ càng khó hiểu càng tốt, tâng bốc sản phẩm của mình lên mấy cho dù ấy chính là những máy mua rẻ như cho của bà con kẹt tiền! Nhờ chiêu thức ấy mà anh ta khá lên trông thấy cho dù không có lấy nửa chữ chứng nhận nghề - theo quy định của pháp luật với công việc có tính kỹ thuật.

Chữ tín trong đạo phật nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh họa

Có rất nhiều người nghèo tích lũy đủ mua xe gắn máy chạy xe ôm, lẽ ra chăm chút nâng niu nghề để có khách mối, lại vằn vện níu kéo hăm dọa, cứ như buộc người ta phải đi xe! Một nghề đích thực thiện lương lại trở nên bụi bặm. Kiếm được mấy đồng bạc, ánh nhìn mọi người với một số bác tài xe ôm lệch đi, thật đáng tiếc.

Bây giờ yếu tố ngoại trong thương mại ở ta ngày càng tăng, cộng với công nghệ và tư duy mới trong kinh doanh, người sử dụng dịch vụ và mua sắm nói chung được biết đến chuyện bán mua văn minh, lịch lãm, khách hàng đích thực thượng đế. Hàng hóa chất lượng, hậu mãi chu đáo, bảo hành chuyên nghiệp, tư vấn và chăm sóc khách hàng tận răng, nhân viên có văn hóa cao cùng ý thức nghề nghiệp chuẩn khiến “đi chợ” trở nên nhẹ nhõm hay ho hơn rất nhiều nếu so với cách làm ăn đã kể ở phần đầu. Vậy mà, thay vì nâng mình để cạnh tranh, chuyện bán mua thách trên trời, lừa lọc, mánh mung...vẫn còn không ít, nhất là ở những chợ quê. Một phần nguyên nhân nằm ở chỗ người tiêu dùng, khách hàng có hiểu biết thấp, không ý thức quyền được phục vụ của mình cùng nhận thức đủ về thị trường hiện đại.

Dù xã hội phát triển đến đâu, chữ tín trong kinh doanh vẫn là nguyên tắc bất di bất dịch và không chỉ trong kinh doanh, giá trị ấy gắn liền với nhân cách con người. Bán mua văn minh, tự nguyện, trung thực...chính là vốn liếng quan trọng để thăng tiến trên thương trường và sự nghiệp thay vì chụp giật kiểu mì ăn liền có bền được đâu?

Chữ tín trong đạo phật nghĩa là gì năm 2024

Ảnh minh họa

Ở Phương Đông từng có thời xa xưa kinh doanh bị xếp hạng thấp trong thang bậc giá trị xã hội, ngày nay người ta đã thấy hết tầm quan trọng của thị trường cũng như những thương nhân tham gia trong ấy, hệ thống đào tạo đã xây dựng và hoàn thiện dần những mã ngành phục vụ thương mại - dịch vụ, cung cấp cho xã hội những trí thức làm ăn lương thiện và chuẩn mực, hiệu quả cao gắn liền với sự phục vụ phát triển xã hội. Sự tồn tại cung cách làm ăn như đã mô tả ở những dòng đầu tiên sẽ mai một dần và cuộc lập nghiệp khó vững vì xây nhà thiếu nền, bấp bênh.

Có một bài pháp đức Phật nói trong kinh do Ngài Xá Lợi Phất thưa hỏi: “Nguyên nhân nào dẫn đến một người mua bán thành công và thất bại?” Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất, ông nên biết có người cư sĩ đi đến chỗ các thầy tỳ kheo và hứa hẹn như sau: Dạ thưa các thầy, các thầy còn thiếu nhu cầu gì con sẽ đóng góp, ủng hộ cho. Sau khi hứa hẹn người này không làm như lời đã hứa. Do nhân duyên đó người ấy về sau có mua bán, làm ăn gì cũng đều thất bại. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ như đã hứa, sau này nếu có mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công như ý muốn. Nếu người ấy đóng góp, ủng hộ nhiều hơn những gì đã hứa thì mua bán, làm ăn gì cũng đều thành công ngoài sức tưởng tượng”.

Nói đến Phật giáo, người Việt thường quan niệm gắn với hai chữ tịnh độ. Những tăng ni theo hệ thiền môn Trúc lâm rõ ràng càng gần gũi quan điểm này. Cho nên, chữ tịnh đối với ứng xử của người tu tập, rất cần được hiểu đúng.

Chữ tín trong đạo phật nghĩa là gì năm 2024
Chữ tịnh trong Hán tự. Ảnh: Nguyên Đức

Với những người học Hán văn, trong Hán tự xuất hiện phổ biến 5 chữ tịnh khác nhau. Trong đó, có ba chữ tịnh phổ biến và cùng một nghĩa từ trong suốt nhưng nội hàm không giống.

Chữ Tịnh 靜 thứ nhất, được ghép bởi bộ thanh 青 (màu xanh) với chữ tranh 爭 (đối đầu), nghĩa là trong suốt, được phân tích chỉ sự yên lặng, yên tĩnh.

Chữ tịnh 淨 thứ hai và chữ tịnh 净thứ ba, được ghép bởi bộ thủy 氵(nước), bộ băng 冫(giá tuyết) với chữ tranh 爭, cũng có nghĩa là trong suốt, nhưng phải hiểu là trong sạch.

Sự khác biệt ở đây khá là tinh tế. Cả ba chữ đều có chữ tranh 爭, dùng để tạo chữ hài thanh do với âm Hán ngữ, chữ tranh và chữ tịnh đọc gần giống nhau.

Nhưng xét về cách thể hiện, chữ tranh vẽ hình hai bàn tay móng vuốt đối đầu, ám chỉ sự tranh giành, định đoạt. Chữ tranh, theo đó thể hiện cái khí chất, tinh thần của con người trong cuộc đời, luôn đối đầu chấp nhất.

Với chữ tịnh thứ nhất, dùng bộ thanh 青, trên vẽ bộ phong là mầm cây, dưới vẽ chữ đan là màu đỏ, chỉ nghĩa cây mọc trên đất đỏ, tức đất có nhiều dinh dưỡng, trồng cây sẽ lên tươi tốt. Bộ thanh vì thế nghĩa là xanh tươi, màu xanh cây lá.

Ghép chữ tranh vào bộ này, người xưa ngụ ý, “tranh nhi bất tranh”, không có sự đối đầu sẽ tốt hơn, cứ điềm nhiên như tán cây, mỗi ngày thêm một chiếc lá, một mẩu cành, từ từ tạo nên dáng, liên kết tạo nên rừng, bền lâu mà được việc, yên tĩnh thì sẽ hơn.

Chữ tịnh từ hình ảnh tán cây như vậy, nhìn ra vẻ bình lặng, mà vẫn lấy cái cao hơn, được hơn làm chủ, như nhìn thấy gió, tán cây phải xáo động, vẫn có tính chất cưỡng cầu.

Chữ tịnh thứ hai, thứ ba, có bộ băng bộ thủy, đều dùng hình ảnh dòng nước làm chủ, ý chỉ về sự lắng lọc, mềm mại và chấp nhận của nước.

Khi ghép với chữ tranh, người xưa ngụ ý: “Tranh đấu ồn ào đó, nhưng rồi có được gì? Hơn thua là vậy đó, nhưng nào có khác chi? Sao không như giòng nước, tĩnh tại mà trôi đi, từ cao đổ xuống thấp, sạch bẩn đâu màng chi? Tịnh tư mà dung nạp, bằng phẳng mặt tu vi. Tịnh tâm mà trong suốt, giấu hết trong từ bi”.

Đây chính là chữ tịnh của nhà Phật, chữ tịnh trong tư thế bao dung độ lượng, hỉ xả từ bi tứ đại giai không. Đây cũng chính là chữ tịnh của Nho gia, không lấy sự được hơn làm mục tiêu mà phải biết dung nạp, hòa đều làm thuận ý để kiểm soát.

Chữ tịnh chọn gốc dòng nước chảy êm đềm, giấu bên trong mọi mâu thuẫn rối rắm, tưởng yếu nhược mà mạnh mẽ, là nguyên tắc của người tu tập. Người xưa nói, tĩnh tại là mặt nước hồ thu, tịnh không là mặt dòng sông băng giá, đều chỉ vào một chữ tịnh an nhiên thảng hoặc này.

Người đời đối diện những bon chen vấp váp, kẻ tu tập đối diện những thị phi hơn thiệt, tất nảy sinh tâm đối kháng, rất cần phải điều chỉnh lại để tránh những sai lầm lệch lạc không cần thiết. Muốn như vậy, tịnh độ là quan niệm cần thiết, trong đó chữ Tịnh nhất định phải được hiểu thấu, nắm rõ và thực hành đúng.

Dù là chữ tịnh yên lặng hay chữ tịnh trong suốt, con người thực hành tịnh độ cũng sẽ có được sự điềm nhiên bình thản của mình, mà thong dong đối diện mọi sự mọi việc, từ đó có được cách hóa giải xử lý tích cực nhất.