Chu trình làm việc ed cầu trục là gì năm 2024

An Thịnh tư vấn quý khách các chế độ làm việc của cầu trục, palang theo tiêu chuẩn FEM, ISO, ASTM, JIS hay TCVN,… giúp chủ đầu tư lựa chọn được loại cầu trục, palang phù hợp với điều kiện làm việc và yêu cầu nâng hạ của nhà xưởng.

Tiêu chuẩn FEM (European Materials Handling Federation) là bộ tiêu chuẩn của Châu Âu cho các thiết bị nâng hạ, cầu trục, cổng trục,… Tiêu chuẩn FEM dựa trên giả thuyết palang làm việc trong 10 năm. Khi lựa chọn chế độ làm việc theo FEM cần chú ý thời gian hoạt động trung bình trong 1 ngày của thiết bị nâng hạ (t) và tải trọng của hàng hoá cần nâng hạ.

Thời gian làm việc trung bình của cầu trục trong ngày

Thời gian làm việc trung bình trong ngày của cầu trục được tính theo công thức:

t = (4*H*N*T)/(V*60)

Trong đó:

H: Chiều cao nâng trung bình, được tính theo đơn vị m

N: Số chu kì nâng trong 1 giờ, một chu kỳ nâng bao gồm một lần nâng, một lần hạ.

T: Tổng số giờ làm việc trung bình trong ngày của cầu trục

V: Tốc độ nâng lớn nhất của móc cẩu khi làm việc

Tải trọng nâng hạ (Load spectrum) được lựa chọn như sau

–Tải trọng nhẹ (Light): Cầu trục rất ít khi hoạt động đủ tải, thường xuyên hoạt động ở dưới mức tải cho phép. VD: Cầu trục của bạn là cầu trục 3 tấn nhưng thường xuyên nâng hạ hàng hóa tải trọng 200-500kg. Thỉnh thoảng nâng hạ hàng hoá 2,5- 3 tấn.

–Tải trọng trung bình (Medium): Cầu trục thường xuyên hoạt động với mức tải trung bình (40-60% tải trọng thiết kế), thỉnh thoảng hoạt động với đủ tải.

– Tải trọng nặng (Heavy duty):Cầu trục hoạt động đầy tải với cường độ cao (80% thời gian hoạt động).

–Tải trọng rất nặng (Very heavy duty):Cầu trục luôn luôn hoạt động đầy tải với cường độ làm việc rất cao.VD: Cầu trục 5 tấn thường xuyên cẩu hàng 4-5 tấn.

Hướng dẫn tra bảng FEM

Chu trình làm việc ed cầu trục là gì năm 2024

Bảng lựa chọn chế độ hoạt động FEM

Xem thêm : Cầu trục dầm đơn, Cầu trục dầm đôi dùng palang

Để xác định chế độ làm việc của cầu trục theo bảng tiêu chuẩn FEM, đầu tiên cần xác định chế độ tải trọng của cầu trục theo cột 1. Sau đó tính toàn thời gian làm việc trung bình 1 ngày của palang cầu trục ở cột bên phải. Từ đó ta có thể chọn được chế độ làm việc chính xác của cầu trục là 1Bm, 1Am, hay 2m, 3m.

Ví dụ minh hoạ cụ thể:

Cầu trục có tải trọng 3 tấn.

-Tốc độ palang: 6m/phút

– Chiều cao nâng hạ trung bình: 3m

– Chu trình làm việc của palang: N=16/h

– Thời gian làm việc mỗi ngày T=8h

– Mức tải: nặng

Thời gian làm việc trung bình: t=(4*H*N*T)/(V*60)\= (4*3*16*8)/(8×60) \= 3.2 h (< 4 giờ)

Số lần khởi động mỗi giờ: Giả thuyết mỗi lần khởi động cần thêm 2 lần để khởi động so với bình thường.

F = 4 x 16 x 3 = 192/h Tức là < 300

⇨ Bạn phải chọn pa lăng có chế độ làm việc FEM 3M

Một số tiêu chuẩn chọn chế độ làm việc của cầu trục khác

Chu trình làm việc ed cầu trục là gì năm 2024

Chế độ làm việc của cầu trục, palăng theo tiêu chuẩn ASTM HST (American Society of Mechanical Engineers)

Bài trước bạn đã được biết đến các thông số cơ bản của máy nâng nó có ảnh hưởng tới các thiết bị cầu trục, nhưng việc vận hành nó và nguyên lý làm việc ra sao thì không phải ai cũng biết.

Cầu trục được dùng trong các phân xưởng, nhà kho để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa với lượng lớn. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ khí hóa tự động hóa quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cơ giới hóa một số công đoạn nặng nhọc giảm nhẹ sức lao động của con người.

Chu trình làm việc ed cầu trục là gì năm 2024

Hình ảnh một chiếc cầu trục gian máy bên ngoài công trường.

\>>>Xem ngay các loại cầu trục dầm đơn: 1.5 Tấn, 20 Tấn, cầu trục LD, Cầu trục LDP, cầu trục dầm đơn 8T, Cầu trục chống nổ

Kết cấu của cầu trục gồm có 13 phần:

1. Dầm chính

2. Dầm cuối

3. Bánh xe di chuyển

4. Cơ cấu di chuyển

5. Đường ray

6. Xe con

7. Cơ cấu nâng chính

8. Cơ cấu nâng phụ

9. Cơ cấu di chuyển xe con

10. Bộ góp điện

11. Đường dây điện

12. Đường lăn

Chu trình làm việc ed cầu trục là gì năm 2024

Bên bên là kết cấu của một cầu trục điển hình

+ Phân loại cầu trục:

1. Theo công dụng:

– Cầu trục có công dụng chung: Chủ yếu dùng với móc treo để xếp đỡ, lắp ráp và sửa chữa máy móc.

– Cầu trục chuyên dùng: Được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng và có chế độ làm việc rất nặng.

2. Theo kết cấu dầm cầu:

– Cầu dầm đơn: Dầm cầu của cầu trục một dầm thường là dầm chữ I hoặc dầm tố hợp với các dầm thép tăng cứng cho dầm, cầu trục một dầm thường dùng palang điện chạy dọc theo dầm chữ I nhờ cơ cấu di chuyển palang.

– Cầu dầm kép: Có các loại dầm hộp và dầm giàn không gian.

– Cầu trục dầm hộp.

– Cầu trục dầm dàn.

3. Theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển cầu trục có các loại

– Cầu trục tựa.

– Cầu trục treo.

4. Theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục

– Cầu trục dẫn động chung.

– Cầu trục dẫn động riêng.

– Ngoài ra theo nguồn dẫn động có loại dẫn động tay và cầu trục dẫn động máy.

5. Theo cách mang tải

– Cầu trục móc.

– Cầu trục gầu ngoạm.

– Cầu trục nam châm điện (cầu trục điện tử).

6. Theo phương thức dẫn động của cơ cấu nâng

– Cầu trục dẫn động bằng tay.

– Cầu trục dẫn động bằng động cơ điện.

Bên trên là các cách để phân loại một chiếc cầu trục đến bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu đến tải trọng và nguyên lý làm việc của cầu trục.