Chữa bệnh ra mồ hôi tay chân ở đâu

Bạn có một đôi bàn tay lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi? Quần áo của bạn sẽ lấm lem nếu bàn tay quệt phải? Bạn đang quan ngại về vấn đề giao tiếp xã hội như thế nào?… Có rất nhiều các vấn đề bạn sẽ gặp phải khi bị đổ mồ hôi quá nhiều ở tay hay lòng bàn tay. Liệu rằng đổ mồ tay nhiều có phải là bệnh lý không và có nguy hiểm đến sức khoẻ không? Phương pháp nào hữu hiệu để ngăn ngừa và điều trị đổ mồ hôi tay quá mức hiệu quả? Rất nhiều người bị đổ mồ hôi tay quá nhiều đã gặp phải những trải nghiệm xấu hổ trong cuộc sống, những rắc rối không đáng có và để lại ấn tượng không tốt trong các cuộc giao tiếp với mọi người. Sau đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra giúp bạn phần nào hiểu hơn về chứng tăng tiết mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn tay và một số gợi ý về phương pháp chữa trị, hạn hãy tham khảo để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất với tình trạng của mình nhé!

Đổ mồ hôi tay nhiều là bệnh gì?

Bệnh đổ mồ hôi tay

Đổ mồ hôi là một cơ chế tự làm mát của cơ thể sau khi cơ thể vừa tập thể dục hay trong những ngày có thời tiết nóng bức. Đây là một hiện tượng rất bình thường và cần thiết để giúp cơ thể cân bằng lại và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người có thể tiết ra lượng mồ hôi lớn hơn cần thiết để làm mát cơ thể, kể cả khi không trải qua quá trình vận động mạnh, hiện tượng này được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi quá mức – hyperhidrosis. 

Hyperhidrosis, còn được gọi là polyhedrosis hoặc sudorrhea, là một tình trạng đặc trưng bởi quá quá nhiều mồ hôi. Việc đổ mồ hôi có thể ảnh hưởng đến chỉ một khu vực cụ thể, thường ảnh hưởng nhiều đến lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng nách hoặc toàn bộ cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn làm gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày của chúng ta, hyperhidrosis có thể gây ra các vấn đề lo lắng hay bối rối khi tiếp xúc với cộng đồng và có thể là triệu chứng tiềm ẩn của một số bệnh nguy hiểm.

Theo Hiệp hội Hyperhidrosis quốc tế, khoảng 2,8% người Mỹ bị ảnh hưởng bởi hyperhidrosis; đó là khoảng 7,8 triệu người. Đối với một số người, các triệu chứng hyperhidrosis quá nghiêm trọng khiến nó trở nên lúng túng, gây khó chịu và lo âu. Sự lựa chọn nghề nghiệp của bệnh nhân, các hoạt động thời gian ngoài trời, các mối quan hệ cá nhân đều có thể bị ảnh hưởng. 

Nguyên nhân tay ra nhiều mồ hôi

Hiện nay nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do cơ thể tự làm mát và điều chỉnh thân nhiệt

Nếu tay ra nhiều mồ hôi khi trời nắng nóng hoặc sau khi vận động, sử dụng bia rượu, chất kích thích hay ăn thực phẩm cay nóng là do cơ chế tự điều chỉnh, làm mát để đưa thân nhiệt trở về vị trí cân bằng.

Mỗi khi bạn căng thẳng, hồi hộp, hoặc khi làm việc nhiều tay bị đổ mồ hôi, lý do là tim của bạn hoạt động mạnh hơn so với bình thường, cơ thể bị nóng lên, kích thích các tuyến mồ hôi trong cơ thể hoạt động dẫn đến mồ hôi đổ nhiều hơn để làm mát cơ thể giúp cơ thể được cân bằng.

  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại

Việc tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại trong nước. Không khí, môi trường ô nhiễm vì tính chất công việc hoặc nguyên nhân khác có thể khiến đổ mồ hôi nhiều hơn. Lý do là lúc này cơ thể đã đã bị nhiễm độc và phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi để đào thải độc tố.

  • Do thiếu hụt vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò hết sức quan trọng nhất là trong các phản ứng của cơ thể. Việc thiếu hụt dưỡng chất cần thiết hoặc sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản hoặc đã được chế biến sẵn có thể gây ra tình trạng thường xuyên đổ nhiều mồ hôi tay. Bên cạnh đó, Việc ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, rượu… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mồ hôi tiết ra nhiều hơn.

Nếu bạn có cha mẹ bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì khả năng bạn bị mắc sẽ cao hơn so với người bình thường. 

Ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp các bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như: bệnh lao, các bệnh rối loạn chuyển hoá như cường giáp, tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh gút, tuyến thượng thận…

  • Phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ tiền mãn kinh và trẻ em ở độ tuổi dậy thì

Đây là những giai đoạn hormone trong cơ thể tiết ra nhiều nhất, cơ thể có nhiều biến đổi bất thường nên tạo điều kiện cho mồ hôi tiết ra.

Mọi lứa tuổi và giới tính đề có nguy cơ mắc Hội chứng tăng tiết mồ hôi [hyperhidrosis]. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nghiêm trọng hơn có những trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn âu lo chỉ vì đổ mồ hôi quá nhiều.

Mồ hôi tay có bị lây không?

Ra mồ hôi tay nhiều liệu có bị lây không?

Đổ mồ hôi tay không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không có chuyện bị lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, nói chuyện… Vì vậy bạn không cần phải lo ngại vấn đề đổ mồ hôi tay có thể lây mà không dám tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì đổ mồ hôi tay có liên quan một phần đến gen di truyền, nghĩa là nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị đổ mồ hôi nhiều thì bạn có 28% nguy cơ bị mắc bệnh, những bạn không cần phải lo lắng đâu vì đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

Đổ mồ hôi tay quá nhiều có thể là triệu chứng của bệnh gì?

Bệnh tăng tiết mồ hôi cảm xúc

Tăng tiết mồ hôi cảm xúc là một bệnh thường gặp khiến bàn tay của bạn luôn ướt sũng. Bệnh có thể do cảm xúc, do mang thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cao, khối u di căn chèn ép tuần hoàn tủy sống, do vị giác, uống thuốc hạ nhiệt quá liệu… Thường những người bị mắc chứng tăng tiết mồ hôi chỉ cần rủ bàn tay xuống một lúc là thấy giọt nước ở đầu ngón tay. Đồng thời, bàn tay lúc nào cũng ướt nhớt khó chịu, làm việc gì cũng bất tiện. 

Tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng hơn khi người bệnh thay đổi cảm xúc đột ngột như mất bình tĩnh, hồi hộp, lo lắng, thậm chí cả vui sướng… Đây là một bệnh khó điều trị, các biện pháp điều trị nội khoa cũng chỉ mang tính chất tạm thời, không dứt điểm.

Bệnh ung thư máu

Ung thư máu còn gọi là bệnh máu trắng, một trong những loại ung thư bạch cầu ác tính. Bệnh có ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả của một số nghiên cứu nhận định đây là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư máu vì vậy nó chưa được xem là dấu hiệu nhận biết của bệnh.

Bệnh ung thư máu có một số triệu chứng như giảm cân đột ngột, nhiễm trùng, thường xuyên xuất hiện tình trạng bầm tím và chảy máu, cơ thể cực kỳ mệt mỏi do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết, nhiễm trùng…

Bệnh cường giáp

Tình trạng ra mồ hôi tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cường giáp. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến hormone T4 và T3 sản xuất nhiều hơn bình thường. Bệnh chủ yếu do các kháng thể trong máu kích thích sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, do viêm tuyến giáp, hàm lượng iot quá cao… 

Nếu bệnh cường giáp ở mức nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu trong người, hay hồi hộp lo âu, người mỏi mệt… Khi bệnh ở mức độ nặng thì sẽ có các triệu chứng như da nóng, vã mồ hôi nhiều, tay chân lạnh, ngón tay run, bàn tay bàn chân đổ nhiều mồ hôi, hạ huyết áp, mắt lồi, vàng da, tinh thần hoảng loạn, sốt cao…

Bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là một trong những bệnh thường gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay và chân. Theo Đông y, do dương khí bị thoát ra ngoài dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, rối loạn đường dẫn khi khiến bàn tay bị đổ mồ hôi thường xuyên, ướt đẫm, da lạnh bất kể thời tiết như thế nào. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở tay của người mắc bệnh phong thấp thường là mồ hôi xuất hiện ở lòng bàn tay. Trường hợp nhẹ thì mồ hôi chảy thành từng giọt, nặng hơn thì mồ hôi chảy liên tục, không tự chủ. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh còn đổ mồ hôi ở da đầu và toàn thân.

Một số bệnh lý khác

Tình trạng ra mồ hôi tay chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh thiếu máu bất sản, y tuyến yên, lao phổi… Bạn cần điều chỉnh, cân bằng tâm trạng, tránh mệt mỏi căng thẳng để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Những cách chữa trị giảm mồ hôi tay tại nhà

Uống nhiều nước để kiểm soát mồ hôi tay

Người bị đổ mồ hôi tay đặc biệt cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng này. Khi bạn uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ được làm mát. Tuyến mồ hôi cũng sẽ không phải hoạt động vất vả để giải phóng nhiệt lượng cho cơ thể. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ tiết giảm lượng mồ hôi thoát ra ở lòng bàn tay. Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ [NIH] thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

Hãy tập thói quen uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Thay đổi chế độ ăn và thanh lọc cơ thể

Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến lượng mồ hôi tiết ra theo cách khác nhau. Một số thực phẩm có thể khiến bạn tăng tiết mồ hôi nhưng cũng có những thực phẩm có khả năng giúp bạn giảm tiết mồ hôi. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, cân bằng. Ngược lại, nếu bạn có chế độ ăn uống kém, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần, theo đó tình trạng đổ mồ hôi tay cũng bị kích thích tiết ra nhiều hơn.

Ăn uống lành mạnh giúp giảm đổ mồ hôi tay

Dùng khăn lau có chứa cồn

Cồn có thể làm se da. Khi sử dụng, nó có thể giúp bàn tay bạn tạm thời khô ráo nhờ khả năng thu nhỏ lỗ chân lông. Khăn lau tay chứa cồn khá tiện lợi để mang theo bên người. Vì thế, bạn hãy tận dụng nó để cứu nguy cho các trường hợp khẩn cấp như bắt tay với đối tác hoặc nắm tay người yêu trong các buổi hẹn hò lãng mạn…

Chủ Đề