Chuột có thể nhịn ăn trong bao lâu

Con chuột trong bình

Một con chuột béo mũm mĩm trong lúc đi kiếm ăn chợt phát hiện có một chiếc bình chứa đồ ăn thơm phức.

Nó liền thử chui vào bên trong để xem có kiếm chác được chút thức ăn nào không, nhưng ngặt nỗi vì nó quá béo, miệng cái bình lại quá nhỏ nên nó đành phải bỏ cuộc.

Về sau, con chuột quyết định nhịn ăn 3 ngày liền để gầy bớt đi và lúc này, nó đã có thể dễ dàng chui vào trong cái bình đựng thức ăn kia.

Trong bình, nó sung sướng và thoải mái tận hưởng đồ ăn ngon, ba ngày phải chịu đói khát khiến nó đánh chén một mạch, hết sạch đồ ăn trong bình.

Nhưng đến khi đã "cơm no rượu say", muốn chui ra ngoài, nó mới đau khổ phát hiện ra rằng, cái bụng to kềnh càng khiến nó không thể nào ra được.

Lời bình

Để được ăn thức ăn ngon, được tận hưởng cuộc sống sung sướng, con chuột không ngần ngại nhịn ăn 3 ngày, chấp nhận sự dày vò của những cơn đói.

Nhưng khi đã được no nê thỏa mái với nhứng thứ nó khao khát có được, nó đã đánh mất cơ hội chui ra bên ngoài. Có thể nó kịp đợi đến lúc để bụng bé đi để chui ra nhưng cũng có thể, nó sẽ không còn cơ hội nào nữa.

Tương tự như vậy, để có thể có được cuộc sống tốt hơn, chúng ta không ngừng cố gắng, thậm chí là làm việc một cách bạt mạng, thấu chi thời gian và sức khỏe để có được tiền, nhưng tiền lại không mua lại được thanh xuân, tuổi trẻ, không mua lại được một cơ thể khỏe mạnh hay những thời khắc ở cùng người thân.

Vậy nên, mỗi chúng ta, hãy học cách hưởng thụ cuộc sống, học cách nghỉ ngơi, học cách giữ lại cho chính mình một chút ít thời gian vui vẻ giữa cuộc sống bộn bề hằng ngày.

Cứ sống một cách bình thường

Cây ô liu chế giễu một cái cây không cho hoa quả, nó nói: "Lá của anh đến mùa đông là rụng sạch, cành cây trọc lốc nhìn thật xấu xí, không giống như tôi, cả năm cành lá xanh tươi, không gì đẹp bằng."

Không lâu sau, một trận tuyết lớn xuất hiện, vì cây ô liu có nhiều lá nên tuyết bám lên trên, cuối cùng, vì tuyết bám nhiều nên cành cây bị đè gãy, vẻ đẹp của cây ô liu vì thế mà bị phá hủy đến mức tàn tạ.

Còn lúc đó, cây không cho hoa quả kia vì chỉ còn trơ lại cành nên khá nhẹ nhàng, tuyết bay qua cành rồi rơi xuống đất, kết quả là nó chẳng ảnh hưởng gì.

Lời bình

Vẻ đẹp bên ngoài luôn luôn là một thứ gánh nặng, có lúc còn gây rắc rối, ảnh hưởng đến cả vấn đề sinh tồn. Ngược lại, cứ bình thường đơn giản là có một cuộc sống tự do tự tại.

Vì thế, hãy đặt cái vẻ đẹp hư vinh bên ngoài xuống, thoải mái trải nghiệm cuộc sống đơn giản, như thế bạn sẽ có thêm nhiều niềm vui.

Anh không cần ta độ

  • Cao nhân thực thụ không bao giờ làm 3 việc này, hãy xem bạn có làm được hay không!

Có một người đứng dưới mái hiên tránh mưa. Nhìn thấy Quan Âm Bồ tát đang cầm ô đi qua, người này liền nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin người hãy phổ độ chúng sinh, cho con đi nhờ một đoạn có được không?"

Quan Âm nói: "Ta đi trong mưa, anh ở dưới mái hiên, với lại dưới mái hiên có ướt đâu, đâu cần ta phải phổ độ."

Nghe vậy, người kia lập tức chạy ra khỏi mái hiên, đứng dưới mưa và nói: "Bây giờ con đã ở dưới mưa rồi, người sẽ giúp con chứ?"

Quan Âm nói: "Anh ở dưới mưa, ta cũng ở dưới mưa, ta không ướt vì có ô, anh ướt vì không có ô, vì thế ta không phổ độ cho mình mà là cái ô đang phổ độ cho ta. Anh muốn được phổ độ thì không nên tìm ta mà nên tự tìm ô đi!"

Nói xong, Quan Âm Bồ Tát tiếp tục đi.

Lời bình

Khi chúng ta gặp khó khăn, việc đầu tiên phải làm không phải là nghĩ ngay đến việc đi cầu cứu một ai đó mà hãy tự tìm cách cứu mình trước.

Người tự giúp mình sẽ được trời giúp. Vận mệnh nắm trong bàn tay của chính mình, muốn có được thành công trong đời, đầu tiên mình phải có trách nhiệm với chính mình, nếu không sẽ chẳng ai có thể giúp được.

Gọi điện thoại để thử chồng, người phụ nữ sợ mất mặt với bạn bè và hồi kết ai cũng bất ngờ

Tuổi thọ của chuột và chuột sống được bao lâu? Loài chuột sống lâu nhất trên thế giới? Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất.

Chuột sống được bao lâu? “Tuổi thọ” của chuột

  • Tuổi thọ của chuột khá ngắn, chỉ sống trong khoảng 1 – 2 năm, có con sống được từ 2 – 3 năm. Trong khi đó chuột nhà mà sống nơi hoang dã thì chỉ có tuổi thọ dưới 1 năm bởi chúng phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt và thường là mồi của các động vật ăn thịt. Trong khi đó chuột hoang thì có thể sống được quá 6 năm.
  • Chuột cái có chu kỳ động dục dài 4 – 6 ngày. Trong trường hợp cho chuột cái tiếp xúc với nước tiểu chuột đực thì chúng sẽ trở thành động dục sau 72 giờ còn nếu nhốt những con chuột cái với mật độ lớn thì tất cả chúng sẽ không động dục.
  • Cách mà chuột đực lôi kéo chuột cái đó là chúng sẽ phát ra tiếng kêu trong dải tần 30 kHz–110 kHz siêu âm đặc trưng. Khi con đực đánh hơi thấy con cái thì những tiếng kêu này sẽ phát ra thường xuyên và đi theo con cái. Sau khi giao phối, con đực vẫn tiếp tục kêu và lúc này thì tiếng kêu của chúng trùng với nhịp giao hợp.
  • Con đực có thể được kích thích để phát ra tiếng kêu bằng cách dùng pheromone của con cái. Các cá thể chuột có tiếng kêu khác nhau và tiếng kêu của chuột nhà sánh ngang với tiếng chim hót về độ phức tạp. Trong khi đó, dù cũng có khả năng phát ra tiếng kêu siêu âm, chuột nhà cái thường không kêu trong khi giao phối.
  • Sau khi giao phối, thông thường ở chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối sau đó. Thai kỳ của chuột nhà vào khoảng 19 – 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14 chuột con [trung bình 6 – 8]. Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, vì vậy dân số chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm [tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông].
  • Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có lông. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi được năm tuần.

XEM THÊM: Cách đuổi chuột ra khỏi nhà

  • Tuổi thọ của chuột và chuột sống được bao lâu, tìm hiểu loài chuột sống lâu nhất là chuột chũi không lông ở châu Phi
  • Ít ai biết rằng loại động vật gặm nhấm bé nhỏ này có thể sống lâu tới 26 năm hoặc hơn, và đặc biệt chúng vẫn có thể sinh sản khi đã rất già.
  • Chuột chũi không lông ở châu Phi là động vật gặm nhấm duy nhất không có lông, phân bố trên các thảo nguyên và hoang mạc ở Đông Phi. Chúng có đời sống xã hội như côn trùng, cư ngụ thành từng bầy lớn trong các hang dưới mặt đất. Đầu đàn là một nữ chúa, và cũng chỉ có nữ chúa mới sinh sản. Dựa vào số đông, chuột chũi có thể bảo vệ tổ trước sự tấn công của những con rắn, cho phép cả bầy sống an toàn, thoải mái trong chiếc tổ ấm cúng. Nhờ vậy, chúng sống rất dai, có thể tới 26 năm.
  • Mỗi năm, con đầu đàn trong tổ chuột chũi có thể cho ra đời 100 con non, và duy trì như vậy cho đến những năm 20 tuổi. Các nhà khoa học cho rằng vì tiến hóa luôn có xu hướng ưu ái đối với những động vật có thể sinh nhiều con hơn, nên việc sinh con ở tuổi già đã kéo dài thêm thời gian sống của chuột chũi. Các nhân tố khác cũng có thể góp phần làm tăng tuổi thọ của chúng, chẳng hạn tốc độ trao đổi chất thấp giúp làm giảm quá trình ôxy hóa [quá trình phá hủy tế bào].
  • Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những động vật được trang bị vũ khí để đối phó với kẻ thù [như có gai, có vỏ sò cứng, hoặc có khả năng bay lượn] thì cũng có xu hướng sống lâu hơn những loài khác cùng kích cỡ với chúng mà không có khả năng tự vệ này.

XEM THÊM: Cách đuổi chuột cống

Video liên quan

Chủ Đề