Chuyên đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học đang thự hiện từng bước từ chuyển chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lự của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì sang việc để ý xem học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các giáo viên phải có một quy trình dạy học rõ ràng và chỉn chu. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để Quý bạn đọc có thể tham khảo.

Thế nào là dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh hay còn được gọi là dạy học đính hướng kết quả đầu ra, là việc các giáo viên thông qua kỹ năng nghiệp vụ của mình, cùng các phương pháp dạy học ưu việt để dạy và định hướng việc học cho học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, từ phẩm chất, năng lực, đồng thời chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Các đặc trưng cơ bản của Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức chứ không hề bị động như trước kia, từ đó, tạo cho học sinh cách phản ứng trước mọi vấn đề. Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải là một người biết điều phối quá trình dạy học.

– Rèn luyện cho học sinh cách khai thác và sử dụng tài liệu trong học tập. Đồng thời, giúp học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự, … để dần hình thành và phát triển tài năng sáng tạo.

– Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thể để học sinh có thể làm quen với kỹ năng làm việc nhóm từ đó vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Một vài đánh giá về quy trình 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của các bạn ấy.

Trên đây là 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

          Đến sự buổi tập huấn có Ban Giám Hiệu nhà trường và đầy đủ các đồng chí giáo viên của tổ KHTN và tổ KHXH.

         Được sự phân công của BGH nhà trường, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hằng triển khai phần “Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan”; đồng chí Vũ Văn Thanh triển khai phần “ Xây dựng đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh”

Với nội “Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan”, chuyên đề nêu rõ nguyên tắc viết câu hỏi theo đúng yêu cầu của các thông số kỹ thuật trong ma trận chi tiết đề thi đã phê duyệt, chú ý đến các qui tắc nên theo trong quá trình viết câu hỏi. Câu hỏi không được sai sót về nội dung chuyên môn. Câu hỏi có nội dung phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, không vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm chính trị của Đảng CSVN, của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Câu hỏi chưa được sử dụng cho mục đích thi hoặc kiểm tra đánh giá trong bất cứ trường hợp nào trước đó...Chuyên đề cũng đã chỉ rõ kĩ thuật viết phần dẫn, kĩ thuật viết phương án lựa chọn và lưu ý đối với các phương án nhiễu. Chỉ rõ một số sai sót giáo viên hay mắc phải trong quá trình ra đề và có ví dụ minh họa cụ thể các đề kiểm tra của các thầy cô nộp về ngân hàng đề thi của nhà trường.

           Về nội dung “đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đồng chí Vũ Văn Thanh đã nêu rõ các dạng bài tập đánh giá năng lực học sinh gồm các bài tập tái hiện, bài tập vận dụng, bài tập giải quyết vấn đề và dạng bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. Với mỗi dạng bài tập đều có ví dụ minh họa và phân tích việc ra đề theo định hướng nội dung và ra đề theo định hướng phát triển năng lực khác nhau ở điểm nào và năng lực hình thành với câu hỏi tương ứng. Phân tích một số đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực của học sinh để thấy được sự khác biệt với đề đánh giá theo nội dung kiến thức. Chuyên đề cũng nêu rõ giáo viên có quyền chủ động trong việc kiểm tra đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, chú trọng đánh giá thường xuyên qua các hoạt động trên lớp, qua kết quả thực hiện dự án, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, thực hành… kết hợp sự đánh giá của GV đối với HS, HS đối với HS và cả PH đối với HS…Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm túc việc ra đề thi theo ma trận bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và tự luận theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao…Trong đó chú trọng việc ra đề theo hướng “mở”.

          Qua chuyên đề, các thầy cô tham dự đã lĩnh hội được những nội dung cơ bản về việc viết câu hỏi kiểm tra và ra đề kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Từ đó các thầy cô sẽ áp dụng vào việc ra đề kiểm tra cuối học kì I để việc đổi mới kiểm tra, đánh giá được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả.

Một số hình ảnh của buổi chuyên đề

Video liên quan

Chủ Đề