Có dấu hiệu tới tháng nhưng không ra máu

Thuốc tránh thai có thể khiến bạn ra ít máu âm đạo chứ không khiến bạn ra máu nhiều như kỳ kinh thật sự. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn trải qua các triệu chứng như đau căng vú tương tự như trong kỳ kinh.

5. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do stress

Căng thẳng hay stress là lý do thường gặp khi bạn bị mất kinh. Vì căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol trong máu, làm mất cân bằng nhiều hormone khác trong cơ thể bao gồm các hormone điều hòa sự rụng trứng và tử cung. Khi bạn bị căng thẳng, nội mạc tử cung vẫn phát triển nhưng lại không bong tróc được, kỳ kinh bạn sẽ không đều và bạn cũng sẽ bị co thắt bụng dưới.

Bạn nên khám bác sĩ, tập thể dục hay yoga, sử dụng thuốc cần thiết để giúp giảm thiểu căng thẳng cho bản thân, giúp kỳ kinh của bạn đều đặn trở lại.

6. Hội chứng đa nang buồng trứng

Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng.

Hội chứng đa nang buồng trứng là tình trạng mà bạn có dư lượng hormone androgen trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, phát triển lông tóc, tăng cân và nhạy cảm với insulin.

Bệnh có thể khiến bạn xuất hiện các chu kỳ kinh không rụng trứng, gây ra máu âm đạo bất thường. Hội chứng trên khiến nhiều nang tăng trưởng trong buồng trứng và khi các nang này vỡ ra có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng giống như trong kỳ kinh vậy. Lông tóc phát triển bất thường liên quan đến mất cân bằng hormone có thể bạn sẽ bỏ qua hay nhầm lẫn tăng cân trong hội chứng này liên quan đến sự chướng bụng trong kỳ kinh.

Có khoảng 20% phụ nữ trên thế giới mắc phải hội chứng này, thường gặp trên những người thừa cân béo phì hay mang tính di truyền. Bạn nên khám bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc hội chứng này, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng bạn sẽ được dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và khiến chu kỳ kinh đều đặn trở lại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Buồng trứng nằm ở đâu? Bật mí mọi thông tin thú vị về buồng trứng

7. Đau bụng kinh nhưng không ra máu do polyp tử cung

Một nguyên nhân nữa khiến bạn có dấu hiệu kinh nguyệt nhưng không có kinh là do polyp tử cung. Đây là kết quả của sự tăng trưởng quá mức của lớp nội mạc tử cung. Polyp trong tử cung có thể khiến bạn bị đau bụng và khó chịu như khi bạn sắp hành kinh.

Bởi vì polyp có thể khiến bạn khó mang thai, thậm chí tiến triển ung thư tử cung, bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ polyp. Hiện nay đã có biện pháp cắt polyp qua nội soi âm đạo tử cung khá đơn giản và phổ biến.

8. Tới thánh nhưng không ra máu do u nang buồng trứng

Mỗi tháng, buồng trứng của bạn sẽ phát triển vài nang để chuẩn bị cho việc rụng trứng, nhưng chỉ một nang là có thể phóng noãn. Mặc dù các nang khác thường sẽ tự thoái hóa, nhưng thỉnh thoảng các nang ấy vẫn tồn tại trong buồng trứng.

U nang buồng trứng cũng xảy ra khi bạn không có sự rụng trứng tương tự như hội chứng đa nang buồng trứng. U nang buồng trứng thường không gây triệu chứng nhưng thỉnh thoảng lại làm bạn thấy đau bụng dưới giống đau bụng kinh hay thậm chí đau dữ dội đến mức phải nhập cấp cứu. Vì thế, bạn nên khám bác sĩ nếu bị đau bụng bất thường như trên.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vỡ u nang buồng trứng có nguy hiểm không? Xử trí và phòng ngừa ra sao?

9. Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh do nhiễm trùng phụ khoa

Một vài vi khuẩn lây bệnh qua bệnh tình dục như lậu cầu và chlamydia có thể dẫn đến viêm vùng bụng chậu, gây co thắt hay đau vùng bụng dưới tương tự như khi bạn hành kinh.

Khi bị viêm nhiễm, bạn cần phải uống kháng sinh để điều trị bệnh. Vì thế, nếu bạn bị sốt, buồn nôn hay đau bụng mà dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm thì bạn cần đi khám.

Bạn không nên chủ quan khi thấy mình có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh. Đôi lúc đó chỉ là sự xáo trộn nhỏ của hormone trong cơ thể, nhưng cũng có thể là báo hiệu của mang thai hay nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Vì thế, bạn hãy trao đổi và đi khám bác sĩ khi thấy những dấu hiệu bất thường nhé!

Chủ Đề