Trẻ bị vàng da có dấu hiệu gì?

Vàng da sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh , chiếm đến 60% ở trẻ đủ tháng và 80  - 85%  ở trẻ sinh non, gây khá nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. 
Nguyên nhân 
Vàng da sơ sinh là hiện tượng da, kết mạc mắt trẻ có màu vàng, thường là do tăng bilirubin gián tiếp – một thành phần được giải phóng ra khi hồng cầu bị vỡ.
Trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da do liên quan đến sự thay đổi, thay thế hồng cầu từ khi trẻ còn là bào thai đến sau sinh. Thời kỳ bào thai , hồng cầu chứa HbF,đời sống hồng cầu ngắn , sau khi ra đời số hồng cầu này được thay thể bởi hồng cầu khác, hồng cầu vỡ ra giải phóng các yếu tố bên trong hồng cầu gây nên chuyển hóa tăng bilirubin gián tiếp, đồng thời, chức năng gan của trẻ còn kém và  khả năng bài tiết mật của gan cũng chưa trưởng thành. Bilirubin được giải phóng trong máu đi đến toàn thân và ngấm vào các tổ chức dưới da và tạo nên màu vàng.
Nguyên nhân vàng da do : 

  • Tăng sản xuất: Tan máu do bất đồng nhóm máu mẹ con ABO, Rh, bất thường hồng cầu, bướu huyết thanh, đa hồng cầu, tăng chu trình ruột gan [tắc ruột, giảm nhu động ruột, đói  …]
  • Giảm bài tiết: Do chuyển hóa, bệnh lý đường mất bẩm sinh tắc mật, suy giáp  ....
  • Nguyên nhân khác : Nhiễm trùng, ngạt, đẻ non, sữa mẹ, ...

Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý 

1. Vàng da sinh lý

Ở trẻ đủ tháng, sức khỏe bình thường thì vàng da được coi là sinh lý khi có đủ các biểu hiện sau:

  • Xuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh.
  • Tự hết trong vòng 7 - 10 ngày.
  • Vàng da ở mức độ nhẹ, vàng chanh [chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn].
  • Vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì…
  • Nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

2. Vàng da bệnh lý

Vàng da được coi là bệnh lý khi vàng da xuất hiện sớm, vàng da tiến triển nhanh, mức độ vàng nhiều và thường kèm các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau sinh là “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi tình trạng vàng da ở trẻ. Những bất thường đó là:

  • Vàng da đậm [vàng nghệ] xuất hiện sớm, trong vòng 1-2 ngày sau sinh;
  • Vàng da xuất hiện ở mặt, mắt mà còn lan đến bụng, cánh tay, chân;
  • Không hết vàng da sau 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 3 tuần đối với trẻ non tháng;
  • Vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, nôn trớ, sốt, khóc nhiều, li bì, có cơn ngừng thở, phân bạc màu…
  • Vàng da ở trẻ sinh non, đặc biệt trẻ sinh non dưới 35 tuần tuổi thai.

Tuy nhiên một số trường hợp trẻ vàng da nhiều nhưng không có các triệu chứng kèm theo. 
Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ nhưng cũng có khi tiến triển nặng thành vàng da bệnh lý. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn sơ sinh, bệnh có nguy cơ để lại biến chứng nhiễm độc thần kinh [bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin] có thể trẻ sẽ tử vong. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được chẩn đoán và điều trị vàng da sơ sinh càng sớm càng tốt, tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh sau này.
Cách phát hiện vàng da 
Quan sát da trẻ hàng ngày dưới ánh sáng tự nhiên [ánh sáng đèn thường không chính xác do bị phản chiếu ánh sáng], đặc biệt trong 2 tuần đầu sau sinh. dùng ngón tay ấn vào da ngực bụng đùi, cẳng chân, bàn chân/tay trong khoảng 5 giây, buông ra quan sát xem da có vàng không, vàng chanh [vàng nhẹ] hay vàng nghệ [vàng đậm]  
Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt và củng mạc, tiếp đến là thân mình, đến cẳng tay, cẳng chân và cuối cùng tới lòng bàn tay và bàn chân. 
Các phương pháp điều trị vàng da sơ sinh
Vàng da nhẹ thường sẽ tự hết khi gan của trẻ bắt đầu trưởng thành. Cho trẻ bú thường xuyên [từ 8 – 12 lần/ngày] sẽ giúp trẻ đào thải bilirubin tốt hơn.
Tình trạng vàng da nặng hơn có thể cần đến các phương pháp điều trị khác, bao gồm:

  • Chiếu đèn: Là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, khá an toàn, đơn giản và kinh tế.

Khi bilirubin tăng đến ngưỡng phải điều trị [ngưỡng này thay đổi theo ngày tuổi, cân nặng và tình trạng của bé], bác sĩ sẽ cho bé chiếu đèn đặc biệt để điều trị vàng da.
Sử dụng ánh sáng có bước sóng từ 400 – 500 nm, tướng ứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubine [ánh sáng màu xanh dương]. Năng lượng ánh sáng xuyên qua da để tác động lên các phân tử Bilirunin nằm trong lớp mỡ dưới da để biến đổi các phân tử Bilirubin gián tiếp [độc cho não của trẻ] thành các sản phẩm đồng phân hay các sản phẩm quang oxy hóa tan được trong nước, không độc và sẽ được đào thải qua gan [qua mật] và thận [qua nước tiểu].
Kỹ thuật chiếu đèn: Dùng đèn chiếu vào da trẻ, khi chiếu trẻ không mặc quần áo, có che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở tư thế để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng. Có thể chiếu đèn liên tục hay cách quãng, 1 chiều hay 2 chiều tùy vào mức độ tăng Bilirubin của trẻ.

  • Thay máu: Được chỉ định khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.

Dấu hiệu trẻ cần đi khám


Khi trẻ vàng da và  có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh, nhất là trong 24 giờ sau sinh, tốc độ vàng tăng nhanh. 
  • Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu...
  • Gia đình có di truyền về bệnh lý tán huyết, thiếu men G6PD
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Mẹ có nhóm máu O, con nhóm máu A, B, hoặc mẹ Rh âm, con Rh dương
  • Bé bị ngạt trong quá trình sinh, đầu có bướu huyết thanh 
  • Sinh non tháng 
  • Anh chị của bé trước đây có vàng da  sơ sinh cần điều trị. 
  • Vàng da kéo dài trên 14 ngày đối với trẻ đủ tháng, trên 21 ngày  với trẻ thiếu tháng.

Phòng ngừa vàng da sơ sinh

  • Cách phòng bệnh vàng da sơ sinh tốt nhất là cho trẻ bú sữa đầy đủ: Cho trẻ bú sớm trong 90 phút đầu và bú đủ từ 8 – 12 cữ mỗi ngày để đảm bảo trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin nhanh hơn.
  • Nằm phòng có đầy đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát và phát hiện sớm các trường hợp vàng da .
  • Ánh sáng mặt trời không thể điều trị các trường hợp vàng da sơ sinh bệnh lý. Do đó, khi thấy trẻ vàng da thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.

Làm sao biết trẻ có bị vàng da hay không?

Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh: Xuất hiện sớm, 24h sau sinh, với màu vàng datrẻ sơ sinh đậm. Mức độ vàng datrẻ sơ sinh toàn thân, đặc biệt vàng ở lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc mắt. Vàng da không hết sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng.

Trẻ vàng da là bệnh gì?

Vàng da là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan chưa hoàn thiện. Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng vàng da nhân não, có thể khiến trẻ tử vong hoặc để lại di chứng chậm phát triển ở trẻ.

Vàng da sinh lý xuất hiện khi nào?

Vàng da sinhXuất hiện từ ngày thứ 3 sau sinh. Tự hết trong vòng 7-10 ngày. Vàng da ở mức độ nhẹ [chỉ vàng da vùng cổ, mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn]. Chỉ là vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, li bì…

Vàng da là như thế nào?

Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao bởi các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Màu vàng thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ vàng da phụ thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu.

Chủ Đề