Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ

Cây hoa sứ chắc không còn quá xa lạ với người Việt, đây là loài cây cảnh rất phổ biến hiện nay, ngoài ra cây còn mang tới nhiều công dụng bất ngờ.

  • Cây hoa nhài Nhật – ý nghĩa và cách chăm sóc hiệu quả

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin về cây hoa sứ, qua đó có thể chăm sóc, cắt tỉa, mang lại cho cây giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao hơn.

Tổng quan về cây hoa sứ

Hoa sứ là một chi thực vật nhỏ có tên khoa học là Plumeria, thuộc họ Dừa cạn (Apocynaceae). Cây có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ, sau đó lan dần ra nhiều nước.

Tại Việt Nam, cây còn được gọi với những cái tên như cây đại, bông sứ, chăm pa… cùng họ với cây có hoa sữa, hoa đại hay cây đô la.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Màu sắc hoa sứ khá đa dạng

Quả sứ có hình dáng thuôn dài, màu nâu xám, kích thước khoảng 10 – 15cm, bên trong chứa hạt.

Về đặc tính sống, hoa sứ là loài ưa sáng, khả năng thích nghi rất cao nên có thể sống trên nhiều loại đất, trong nhiều môi trường như lạnh, ẩm hay hanh khô. Ngoài ra, nhu cầu nước và dinh dưỡng của cây cũng thấp, nên quá trình chăm sóc cũng vô cùng đơn giản.

Cây thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.

Hoa sứ có độc không?

Theo các nghiên cứu, nhiều bộ phận trên cây hoa sứ có độc tố, đặc biệt là nhựa cây. Người mẫn cảm nếu tiếp xúc nhựa cây bên ngoài có thể gây kích ứng, xung huyết. Nếu ăn phải thì có thể gây ngộ độc, kể cả người khoẻ mạnh.

Do đó, nếu trong nhà có vật nuôi hay trẻ nhỏ thì cần phải chú ý đặt cây hoa sứ ở những nơi an toàn, tránh những trường hợp ngộ độc đáng tiếc.

Trong quá trình chăm sóc, cắt tỉa bạn cũng nhớ tránh tiếp xúc trực tiếp với nhựa cây.

Tuy mang trong mình độc tố, nhưng hoa sứ lại là một trong các phương thuốc trong Đông Y, có khả năng điều trị nhiều loại bệnh.

Công dụng của hoa sứ

Nhờ có thân dáng mập mạp, dễ uốn nắn, mỗi khi nở hoa lại toả sắc rực rỡ, hoa sứ được ưa chuộng để trồng làm cảnh, chủ yếu làm cây sân vườn hoặc cây công trình.

Những cây lớn, bạn có thể trồng trong khuôn viên công ty, khu du lịch, nghỉ dưỡng, vỉa hè, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê.

Những cây nhỏ hơn bạn có thể trồng trong chậu đặt ở tiền sảnh, văn phòng, trồng ở sân vườn, trang trí tiểu cảnh.

Với bộ rễ và gốc đẹp, nhiều người thường giới hạn kích thước và tạo dáng hoa sứ thành bonsai, trang trí trên bàn làm việc, bàn tiếp khách, cửa sổ, ban công hay nhiều khu vực khác trong nhà.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Hoa sứ tạo dáng trong chậu cảnh

Hoa sứ mang mùi hương thoang thoảng dễ chịu, mang lại cảm giác thư giãn thoải mái, giải toả căng thẳng hiệu quả.

Các bộ phận trên cây hoa sứ còn có thể tận dụng để làm thuốc. Theo nhiều ghi chép Đông Y, chất digitalis trong hoa sứ có thể chiết xuất để trị rối loạn nhịp tim, suy tim. Rễ hoa sứ có thể trị các bệnh ngoài da, trị viêm mũi.

Vỏ và thân cây hoa sứ có thể dùng để diệt côn trùng, nhựa có thể trị sâu răng.

Tuy có nhiều công dụng, nhưng vì là loài cây mang độc tố nên bạn tuyệt đối không được tự tiện sử dụng cây hoa sứ, muốn dùng phải qua tư vấn của bác sĩ hay các chuyên gia.

Ý nghĩa của cây hoa sứ

Hoa sứ không chỉ đẹp và nhiều công dụng, đây còn là loài cây ẩn chứa trong mình nhiều ý nghĩa. Cụ thể, hoa sứ đại diện cho tinh thần phật giáo, tượng trưng cho niềm tin vào một cuộc sống mới với nhiều điều tốt lành. Bởi vậy hoa sứ thường được trồng nhiều ở các chùa tháp, tu viện và pháp tự.

Hoa sứ trắng còn là biểu tượng cho tình cảm trong sáng, giản dị, không vụ lợi. Trong khi đó, hoa sứ đỏ lại có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc, xua đuổi vận xui, người trồng hoa sứ đỏ sẽ gặp nhiều thuận lợi trong các cuộc sống và công việc.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Cây hoa sứ đại diện cho tinh thần phật pháp

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ

Cách trồng cây hoa sứ

Để hoa sứ con phát triển nhanh và khoẻ mạnh, bạn cần chuẩn bị đất trồng trước. Đất không cần quá giàu dinh dưỡng, nhưng phải đảm bảo độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Tốt nhất là bạn pha đất với mùn trấu, xơ dừa và ít phân chuồng. Bầu ươm hay chậu trồng phải có lỗ bên dưới để thoát nước, chống ngập úng.

Phương pháp nhân giống cây tốt nhất hiện nay là giâm cành bởi tỉ lệ sống sót cao, sinh trưởng nhanh.

Đầu tiên bạn chọn từ cây mẹ đã trưởng thành ra một cành bánh tẻ, cắt một đoạn khoảng 15cm. Cắt xong thì bạn phơi cành khoảng vài ngay cho vết cắt khô, sau đó nhúng cành vào dung dịch kích rễ và cắm vào bầu ươm hoặc chậu trồng.

Che chắn cẩn thận tránh nắng gắt, tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho đất, chỉ sau khoảng 3 tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng thành cây mới.

Bạn tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây đạt chiều cao khoảng 30cm thì có thể chuyển chậu hoặc trồng ra đất để cây có không gian phát triển tốt hơn.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Nhân giống hoa sứ bằng phương pháp giâm cành

Cách chăm sóc cây hoa sứ

Mặc dù hoa sứ có sức sống và khả năng thích nghi tốt, nhưng trong quá trình chăm sóc bạn cũng cần lưu ý một vài yếu tố như nước, ánh sáng, phân bón…

Là một cây chịu khô hạn tốt, bạn chỉ cần tưới cho hoa sứ mỗi khi thấy đất khô, tuyệt đối không tưới quá nhiều bởi như vậy có thể gây ngập úng. Tất nhiên nếu thời tiết quá nắng thì bạn cũng có thể tưới thêm cho cây, nhớ tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn nhé.

Yếu tố ánh sáng, hoa sứ là loài cây rất ưa sáng, nên bạn cần trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Nhất là vào giai đoạn cây nở hoa, việc tiếp xúc đủ với ánh sáng sẽ giúp hoa đẹp và tươi lâu hơn. Vào mùa đông, bạn nên phủ rơm rạ vào gốc để tránh nhiệt độ xuống quá thấp.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Đảm bảo ánh sáng và nước tưới

Về phần phân bón, cứ định kỳ 3 tháng một lần, bạn bón phân cho cây, cây hoa sứ phù hợp với cả phân hữu cơ lẫn vô cơ nên bạn có thể tuỳ ý chọn.

Một trong những bước cũng quan trọng không kém chính là cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh, chủ yếu là rầy và sâu ăn lá, tình trạng nhẹ thì loại bỏ là xong, nặng thì có thể mua thuốc về phun.

Để cây có dáng đẹp thì phải tiến hành cắt tỉa cây. Thời điểm lý tưởng nhất để cắt tỉa là khoảng tháng 10 – 11 âm lịch, nên tránh mùa mưa để cây không bị úng rễ.

Kỹ thuật cắt tỉa cây hoa sứ

Nếu đã trồng cây hoa sứ làm cảnh thì không thể bỏ qua một bước quan trọng, đó là cắt tỉa rễ và tạo dáng, việc cắt tỉa sẽ thực hiện cùng lúc với bạn thay đất hoặc thay chậu.

Đầu tiên, bạn nhổ cây ra khỏi chậu, sau đó rửa sạch phần đất bám trên rễ và củ. Tiếp đó sử dụng dao sắc, loại bỏ các rễ hư thối.

Tiếp theo, cắt bỏ các phần rễ xấu xung quanh củ, và dọc phần rễ chính. Quá trình cắt rễ xấu này cần một chút khiếu về thẩm mỹ, bạn thực hiện nhiều sẽ quen và có thể tự chọn dáng đẹp để cắt.

Sau khi cắt và tạo dáng cho phần củ, rễ xong, bạn bôi thuốc liền sẹo, bôi vôi để phòng bệnh, sau đó treo cây ở ở nơi mát mẻ, có ánh sáng nhẹ khoảng 5 – 7 ngày cho vết cắt liền sẹo.

Trong khoảng thời gian này, phần cành lá cũng mềm hơn, bạn tranh thủ uốn nắn, cắt tỉa rồi dùng dây nhôm cố định để tạo dáng cho cây, tất nhiên là cũng cần một chút khiếu thẩm mỹ.

Có nên cắt tỉa hết cành hoa sứ
Thường xuyên cắt tỉa tạo dáng cho cây

Thực hiện xong, bạn cho đất vào chậu và trồng cây vào lại sao cho khoe được phần củ và rễ đẹp, tưới nước dạng phun sương để duy trì độ ẩm cho đất và giúp cây tiếp tục phát triển.

Cách làm cho củ sứ to

Cách để làm cho củ sứ phình to và đẹp nhìn vậy nhưng lại rất đơn giản. Đó là khi cây còn chưa phân nhiều cành nhánh, bạn bấm ngọn và tăng lượng phân bón để dinh dưỡng dồn hết vào củ.

Bạn có thể sử dụng phân HVP 401N pha với liều lượng giảm 30% theo hướng dẫn của NSX, 15 ngày phun 1 lần kết hợp với việc bón gốc phân Kali đỏ cách 4cm rải 1 hột kali theo tần suất là 1.5 tháng bón 1 lần.

Hoặc bạn ngâm 5gr Kali (dạng muối ớt) cùng với 10 lít nước trong nửa tiếng rồi tưới vào gốc cây. Chỉ cần đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng, củ của cây hoa sứ sẽ to và đẹp như mong muốn của bạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoa sứ, qua đó hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ và có cách trồng, chăm sóc hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.