Có nên dùng ủ kén cho bé sơ sinh

Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ? Các chuyên gia cũng tin rằng việc quấn khăn sẽ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn, ít quấy khóc. Đặc biệt, quấn khăn sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tham khảo bài viết để biết:

  • Lợi ích của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ
  • Những tác hại không ngờ của việc quấn khăn sai cách cho trẻ sơ sinh khi ngủ
  • Vậy có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ?
  • Một số điểm lưu ý khi quấn kén cho bé

Lợi ích của việc quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Nhiều mẹ lầm tưởng việc quấn khăn khi ngủ cho trẻ chỉ được áp dụng tại các nước phương Tây nhưng thực tế ông bà ta đã sử dụng phương pháp này từ nhiều năm qua. Trẻ sơ sinh vốn đã quen với môi trường trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày, khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều lạ lẫm, trẻ cần thời gian để thích nghi dần dần.

Vì thế việc quấn bé khi ngủ giúp bé có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ và ngủ sâu hơn, ít bị giật mình vì phản xạ Moro. Đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ. Khi bị giật mình, bé sẽ duỗi thẳng, giang rộng hai tay, sau đó co lại, ôm vào trong.

Lợi ích của việc quấn chũn cho trẻ sơ sinh là gì? [Nguồn ảnh: istockphoto]

Có nên quấn khăn cho bé sơ sinh khi ngủ? Đặc biệt, quấn khăn sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Vì khi được quấn khăn sẽ giữ bé ở tư thế nằm ngửa. Từ đó giảm được nguy cơ tử vong do trẻ lật sấp. Đồng thời theo quan niệm từ xưa việc quấn khăn còn giữ ấm cho trẻ, giúp trẻ tránh được các bệnh về hô hấp.

Tuy nhiên, các mẹ cần hiểu rõ về cách quấn khăn để bé thoải mái chứ không gò bó khiến bé khó chịu, nóng, mồ hôi đọng lại dễ dẫn tới viêm da và viêm phổi.

Bài viết liên quan

Những tác hại không ngờ của việc quấn khăn sai cách cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Bên cạnh những mặt lợi, việc quấn khăn cũng mang đến không ít tác hại cho trẻ. Như nghiên cứu từ năm 2002, các chuyên gia của Thỗ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc đã chỉ ra rằng, quấn khăn là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ em. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có nguy cơ bị viêm phổi tăng cao gấp 4 lần so với các bé khác, khi trẻ được quấn khăn thường xuyên. Việc quấn khăn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, viêc bao bọc trẻ quá kỹ làm cho sức đề kháng của trẻ không thể phát triển. Do đó, trẻ khó có đủ sức mạnh để chống lại sự tấn công của các vi-rút gây bệnh. Hơn nữa, khi quấn bé trong khăn sẽ làm cho thân nhiệt bé tăng cao, đổ nhiều mồ hôi. Khi ba mẹ không kịp lau khô hay thay khăn, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến trẻ bị cảm lạnh.

Dưới đây là những tác động khi quấn khăn cho trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý nhé.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hông

Các bác sĩ ở Australia có đưa ra cảnh báo về tác hại của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, việc này có thể sẽ ảnh hưởng và dễ gây những biến chứng về xương hông của trẻ khi lớn lên. Đặc biệt, với những bé bị quấn chặt sẽ dễ mắc bệnh loạn sản xương hông.

Nguy cơ viêm phổi tăng cao

Việc quấn khăn sai cách có thể làm ảnh hưởng để khả năng hô hấp của trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ 3 tháng tuổi quấn sai sách có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao hơn gấp 4 lần so với những đứa trẻ khác. Thêm vào đó, việc quấn khăn quá chặt, khiến cơ thể bé không thể thoát nhiệt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến việc toát mồ hôi, dễ dẫn đến nguy cơ cảm lạnh.

Làm tăng nguy cơ đột tử

Việc quấn khăn sẽ giúp trẻ sơ sinh thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Hạn chế tình trạng quấy khóc, giúp trẻ ngủ ngon giấc. Nhưng nếu mẹ quấn chăn sai cách, quá chặt sẽ dẫn đến nguy cơ đột tử ở trẻ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách [Nguồn ảnh: istockphoto]

Vậy có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ?

Đọc đến đây, chắc chắn mẹ sẽ rất băn khoăn và sẽ tự hỏi có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ không? Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh? Câu trả lời là có.

Và để tránh những tác động xấu không mong muốn đến con, hãy quấn chăn đúng cách và đúng thời điểm.

Quấn đúng cách

Cách quấn trẻ sơ sinh ngủ ngon? Quấn khăn giúp cho hệ thần kinh của bé được yên tĩnh, giúp trấn an, tránh bé bị quá tải bởi những âm thanh ồn ào Theo bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jeffrey Hull. Chính ví thế để phát huy tác dụng của việc quấn trẻ sơ sinh khi ngủ, mẹ cần lưu ý:

  • Không quấn quá chặt nhất là ở vùng chân
  • Hạn chế việc kéo, ép chân thẳng khi quấn
  • Luôn để phần hông bé được thoải mái, có thể cử động
  • Không được quấn quá lỏng, cũng không quá chặt
  • Chăn quấn không được cao quá cổ hoặc đầu bé

Quấn đúng thời điểm

Không phải trẻ đứa trẻ sơ sinh nào cũng thích việc bị quấn mọi lúc. Chính vì thế, mẹ chị nên quấn bé khi ngủ hoặc khi ra ngoài. Đặc biệt, khi thời tiết nóng, không nhất thiết phải quấn, thay vào đó hãy bảo vệ trẻ bằng áo khoác, mang thêm nón.

Nới lỏng khăn quấn theo ngày tuổi

Vài ngày đầu sau sinh, để đảm bảo bé không bị giật mình mẹ nên quấn cả hai tay bé. Sau đó, khi trẻ đã dần quen với môi trường bên ngoài rồi thì khi quấn mẹ nên để 1 tay bé ở ngoài. Dần dần để hai tay, hai chân bé được hoạt động tự do.

Mẹ có quan tâm:

Điều chỉnh theo phản ứng của trẻ

Cáng lớn trẻ sẽ càng không thích sự gò bó khi bị quấn khăn. Thông thường trẻ sau 2 tháng tuổi sẽ không cần phải quấn khăn cho bé nữa. Tuy nhiên, cũng có những trẻ đến 6 tháng mới dừng hẳn. Vậy nên, mẹ cũng nên quan sát phản ứng của bé thật kỹ để kịp thời điều chỉnh. Nếu trẻ phản ứng mạnh, giãy giụa, quấy khóc khi quấn khăn thì nên ngưng lại.

Một số điểm lưu ý khi quấn kén cho bé

Bên cạnh việc thực hiện đúng các thao tác quấn kén cho trẻ sơ sinh, mẹ hãy lưu ý một số điểm dưới đây để đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho bé:

  • Cần thực hiện đúng kỹ thuật cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ để phần hông và chân của bé vẫn cử động được.
  • Quấn vừa phải, không quá chật, giúp trẻ cử động dễ dàng và cảm thấy dễ chịu. Nếu quấn lỏng, trẻ khó nằm yên và ngủ ngon giấc.
  • Cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, mẹ nên tháo khăn ra và quấn lại.
  • Lưu ý khi quấn bé, hãy lựa chọn khăn quấn mềm, thoáng mát, không quá dày và có kích thước phù hợp với cơ thể.

Quấn giúp bé ngủ ngon hơn [Nguồn ảnh: istockphoto]

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh Bác sĩ Nhi Khoa Nhi Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long khuyên mẹ, để giúp bé sơ sinh có giấc ngủ ngon, mẹ nên:

  • Cho trẻ ngủ khi con có các dấu hiệu buồn ngủ như chớp mắt liên tục, ngáp, lim dim
  • Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Khi trẻ ngủ các giấc ban ngày mẹ không cần loại bỏ tiếng ồn thông thường, chỉ cần giảm bớt ánh sáng trong khi ban đêm cần giữ yên lặng và giữ phòng tối, yên tĩnh
  • Tạo cho bé thói quen ngủ lành mạnh: đặt trẻ vào nơi ngủ khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, có thể hát ru, cho bé nghe nhạc.. nhưng không nên để bé ngủ trên tay rồi mới đặt bé xuống giường
  • Đảm bảo trẻ đã được ăn no trước khi ngủ
  • Cho bé ngủ sớm, khoảng 8 giờ tối
  • Môi trường ngủ của con cần thông thoáng, nhiệt độ thích hợp

Hy vọng những thông tin sẽ giúp mẹ tìm ra cách tốt nhất để chăm sóc bé yêu. Dù vẫn còn nhiều băn khoăn về việc có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ hay không, nhưng với bản năng làm mẹ hãy quan sát để hiểu được những mong muốn thực sự của con.

Nguồn tham khảo: Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon Vinmec

Xem thêm:

  • Bé 1 tuổi chậm mọc răng Nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này
  • Trẻ sơ sinh 2 ngày không ị vẫn xì hơi thì có nguy hiểm?
  • Rủi ro tiềm tàng nếu trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Video liên quan

Chủ Đề