Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vì sao

Thứ ba, 16/03/2021 20:42

Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp, và sửa đổi hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động cuả Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến nháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.

Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:

- Trước hết về các thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả nước, được Nhân dân tin tưởng ủy thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.

- Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, đại diện cho các tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.

- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn thể Nhân dân. Có thể nói, 75 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam là 75 năm Quốc hội tận tâm cống hiến vì lợi ích quốc gia và dân tộc, nói lên tiếng nói của Nhân dân, hành động theo ý chí và nguyện vọng của Nhân dân.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Quốc hội có 3 chức năng chính là: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Theo quy định tại Điều 70 của Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.

2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

3. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

4. Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu của quốc gia.

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

9. Quyết định thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.

10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

11. Quyết định đại xá.

12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.

13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.

14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.

15. Quyết định trưng cầu ý dân.

Theo TTXVN

Phân tích Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài tập cá nhân Luật hiến pháp 9 điểm.

 Phân tích Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Bài tập cá nhân Luật hiến pháp 9 điểm.

Sự ra đời và phát triển của Quốc hội là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng và gắn liền với sự phát triển của đất nước ta trong suốt hơn 60 năm qua. Trong quá trình phát triển, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặt chẽ và hài hòa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp, là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ ngày thành lập đến nay, Quốc hội đã thể hiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ duy nhất Quốc hội mới có, đó là: cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Theo quy định của hiến pháp – đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước CHXHCNVN: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN” [điều 83 – hiến pháp 1992]

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất trong toàn bộ cơ cấu tổ chức của các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do dân toàn quyền trực tiếp bầu ra. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền lực Nhà nước tối cao của mình. Việc quy định trong hiến pháp, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao còn thể hiện quan điểm, nguyên tắc chỉ dạo việc thành lập các cơ quan Nhà nước ta: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực đó thông qua Quốc hội, do dân trực tiếp bầu ra. Và việc tổ chức quyền lực Nhà nước ta theo nguyên tắc tập quyền XHCN, tất cả quyền lực Nhà nước tập trung trong tay Quốc hội. Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa Quốc hội trực tiếp thực hiện mọi nhiệm vụ của Nhà nước, mà thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác, quy định những nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đó và thực hiện quyền giám sát của mình đối với cơ quan Nhà nước.

Hơn 60 năm qua, Quốc hội các khóa đã không ngừng chăm lo công tác xây dựng pháp luật. Mặc dầu đến nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, nhưng nhìn chung trên nhiều lĩnh vực của đời sống Nhà nước và xã hội từ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đến các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, giao lưu dân sự, hành chính, tư pháp… đã có luật hoặc bộ luật điều chỉnh. Nhiều bộ luật với trình độ pháp điển hóa cao lần lượt được ban hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự… nhiều đạo luật mới lần đầu tiên ra đời ở nước ta như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật các Tổ chức tín dụng… nhờ đó mà tạo lập được môi trường pháp lý bình đẳng thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển, các chủ trương phát huy nội lực, tăng nhanh vốn đầu tư trong nước và nhất là từ nước ngoài, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân từng bước đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực.

Bên cạnh đó,  thông qua nhiệm vụ lập hiến và lập pháp, Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ khác của mình như quyết định các chính sách đối nội, đối ngoại, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chính sách tiền tệ và lĩnh vực tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác. Qua quá trình phát triển, Quốc hội các khóa đã thực hiện ngày càng có hiệu lực và hiệu quả chức năng quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản

Cơ quan quyền lực nhà nước là gì? Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Tư tưởng Hồ Chí Minh có tên trong tiếng Anh là gì? Nêu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa?

Đại biểu quốc hội chuyên trách [Specialized National Assembly Deputies] là gì? Đại biểu quốc hội chuyên trách [Specialized National Assembly Deputies] là gì? Quyền chất vấn của Đại biểu Quốc Hội?

Đại biểu quốc hội không chuyên trách [National Assembly deputies do not transfer responsibility] là gì? Những thuật ngữ dịch sang tiếng anh có liên quan? Cơ cấu đại biểu kiêm nhiệm, không chuyên trách? Một số quy định liên quan đến Đại biểu quốc hội?

Đại biểu quốc hội [Congressman] là gì? Đại biểu Quốc hội dịch sang tiếng anh? Đại biểu Quốc hội có những quyền cơ bản nào?

Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

Kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 173/TTg-KTN về việc hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng công trình Nhà Quốc hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 144/BGTVT-KHĐT giải quyết kiến nghị cử tri Quốc hội khóa XII - Kỳ họp thứ 4 do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Nội dung chi tiết, file tải về [download] và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1854/LĐTBXH-VP về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bình Định ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bình Định? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bình Định ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bình Định?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bến Tre ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bến Tre ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bến Tre?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Ninh?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Giang?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bà Rịa - Vũng Tàu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bà Rịa - Vũng Tàu?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Bình ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Bình? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Bình ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Bình?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bạc Liêu ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bạc Liêu? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bạc Liêu ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bạc Liêu?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Bắc Kạn ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Kạn? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Bắc Kạn ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Bắc Kạn?

Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh An Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm An Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại An Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại An Giang?

Biển báo giao thông là gì? Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và biển báo? Xác định lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường thế nào?

Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí. Tư vấn pháp luật về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.1950 .

Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm dịch vụ việc làm? Quyền hạn của trung tâm dịch vụ việc làm? Vai trò của các trung tâm dịch vụ việc làm?

Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022. Hướng dẫn điền mẫu, khai mẫu, ghi mẫu số HK02 theo quy định mới nhất 2022 của Bộ Công An.

Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là việc thực hiện các hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

Bị cáo là gì? Quyền của bị cáo là gì? Nghĩa vụ của bị cáo là gì? Quy định về các quyền và nghĩa vụ của bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015?

Mẫu giấy cam kết, đơn xác nhận, văn bản thỏa thuận tài sản riêng chi tiết nhất. Cách thức xác nhận tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Quy định về danh mục các loại thuốc trong tủ thuốc của doanh nghiệp? Quy định pháp luật đối với việc sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc?

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản chung? Mẫu văn bản từ chối tài sản chung của vợ chồng? Đăng ký tài sản chung của vợ chồng? Căn cứ chứng minh tài sản chung của vợ chồng? Quyền định đoạt đối với tài sản chung của vợ chồng? Xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt? Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất?

Video liên quan

Chủ Đề