Cơ sở hạ tầng là gì trong triết học

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ với nhau và có ý nghĩa quan trọng. Qua bài viết dưới đây chúng tôi xin đưa ra nội dung Ví dụ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đến bạn đọc có thể hiểu hơn về vấn đề.

Cơ sở hạ tầng là gì?

Với tư cách là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Như vậy thực chất đây là nói cơ sở kinh tế của xã hội, không phải nói kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội – là cái thuộc về lực lượng sản xuất.

Kiến trúc thượng tầng là gì?

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Song, mỗi yếu tố khác nhau có quan hệ khác nhau đối với cơ sở hạ tầng. Có những yếu tố như chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng; còn những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với nó.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được thể hiện rất rõ, chúng tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể:

Thứ nhất: Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:

+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết định.

+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật,

Thứ hai: Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

+ Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.

+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.

+ Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế, nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.

Nhằm giúp bạn đọc hình dung vấn đề trên rõ hơn Luật Hoàng Phi xin đưa ra Ví dụ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay là cơ cấu của một nền kinh tế nhiều thành phần [Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân tư bản, kinh tế tập thể…]. Trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ cấu hạ tầng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của một nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở 3 loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất: Sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, sở hữu tập thể của những người lao động, sở hữu tư nhân với nhiều hình thức khác nhau.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản thì những tàn dư tư tưởng của các giai cấp thống trị bóc lột vẫn còn tồn tại trong kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, trong kiến trúc thượng tầng của các nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này vẫn còn sự đấu tranh giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa với những tàn dư tư tưởng khác. Chỉ đến chủ nghĩa cộng sản, tính giai cấp của giai cấp của giai cấp thượng tầng mới bị xoá bỏ.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự thay đổi căn bản của kiến trúc thượng tầng. Khi cơ sở hạ tầng nào mất đi thì kiến trúc thượng tầng do nó sinh ra cũng mất theo, khi cơ sở hạ tầng mới xuất hiện thì nó lại sản sinh ra kiến trúc thượng tầng mới phù hợp với nó. Ví dụ cơ chế bao cấp tương ứng với nó là Nhà nước mệnh lệnh quan liêu. Cơ chế thị trường thì tương ứng với nó là Nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Ví dụ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Trong triết học, cơ sở hạ tầng là một niệm được dùng khá nhiều. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự hiểu rõ cơ sở hạ tầng là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội của quốc gia.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cơ sở hạ tầng cũng như vai trò của nó trong triết học và cuộc sống hiện đại ngày nay.

Mục lục

Cơ sở hạ tầng là gì? Khái niệm cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự vào khoảng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cụm từ này được dùng để chỉ cơ sở vật chất đa lĩnh vực như giao thông, kiến trúc, xây dựng. 

Ảnh 1: Khái niệm cơ sở hạ tầng

Tất cả những cơ sở vật chất kỹ thuật này được hình thành và xây dựng theo một quy mô, kết cấu nhất định đã được đưa ra trước đó. Nó đóng một vai trò nền tảng cho các hoạt động diễn ra bên trong hoặc xung quanh những cơ sở vật chất này.

Sau này, thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong các lĩnh vực có tính xã hội cao như trường học, bệnh viện, nhà hát, rạp chiếu phim, cung văn hóa… Tóm lại, cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa cũng đều được coi là cơ sở hạ tầng. 

Trong lĩnh vực triết học, cơ sở hạ tầng được hiểu là những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm:

  • Quan hệ sản xuất thống trị
  • Quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ
  • Quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai

Trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. 

Theo EPAC [Economic Planning and Advisory Commission – Hội đồng Kế Hoạch và Tư vấn kinh tế] cơ sở hạ tầng bao gồm “những tài sản cố định nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật”.

2. Cơ sở hạ tầng gồm những gì? 

Sau khi hiểu cơ sở hạ tầng là gì, dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:

Ảnh 2: Cơ sở hạ tầng gồm những gì?

Theo lĩnh vực kinh tế – xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sản xuất phục vụ cho lưu thông. Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm hệ thống giao thông vận tải, cầu đường, thủy lợi, truyền tải điện… 
  • Cơ sở hạ tầng xã hội: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho các hoạt động văn hóa, xã hội, đời sống và giáo dục. Đó có thể là các công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, nhà hát… 
  • Cơ sở hạ tầng môi trường: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho công tác bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, các công trình phòng chống và bảo vệ rừng, biển… 
  • Cơ sở hạ tầng quốc phòng: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật dùng để phục vụ cho lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Đó có thể là hệ thống cơ sở sản xuất, sữa chữa và bảo dưỡng vũ khí, khí tài của quốc gia. 

Theo vùng lãnh thổ, dân cư

  • Cơ sở hạ tầng đô thị: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng đô thị phát triển
  • Cơ sở hạ tầng nông thôn: Cơ sở vật chất kỹ thuật nằm ở vùng nông thôn
  • Cơ sở hạ tầng kinh tế biển: Cơ sở vật chất kỹ thuật trên biển nhằm phát triển kinh tế biển
  • Cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng và trung du miền núi: Cơ sở vật chất kỹ thuật ở vùng đồng bằng và trung du các tỉnh miền núi. 

Theo cấp quản lý

Cơ sở hạ tầng được phân thành: Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý và cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý:

  • Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật có quy mô lớn như hệ thống sân bay, đường quốc lộ, đường sắt, các cơ sở quốc phòng an ninh.
  • Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Là những cơ sở vật chất kỹ thuật các tỉnh, thành phố, phường, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như: Hệ thống cầu – đường, kênh mương nội đồng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…

Từ cách thức phân loại cơ sở hạ tầng theo các tiêu thức khác nhau thành các loại hình cơ sở hạ tầng khác nhau nhằm giúp cho công tác phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

3. Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Ảnh 3: Vai trò của cơ sở hạ tầng

Trước khi tìm hiểu vai trò của cơ sở hạ tầng là gì thì bạn cần nắm được khái niệm kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng được hiểu là những định kiến, tư tưởng và chuẩn mực xã hội. Những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Nhà nước được coi là bộ phận tối quan trọng trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng. Lý do là bởi nhà nước kiểm soát sức mạnh kinh tế, chi phối toàn bộ đến kiến trúc thượng tầng. 

Mỗi một hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cả hai yếu tố này đều mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng. 

  • Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện ở điểm nó là những quan hệ vật chất khách quan có khả năng quy định mọi quan hệ khác bao gồm chính trị, tinh thần, tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng. Điều này có nghĩa là kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh một cơ sở hạ tầng cụ thể. 
  • Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung và kết cấu. Từ đối kháng hay không đối kháng trong tính chất, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung, gọn nhẹ hay phức tạp trong hình thức thể hiện, tất cả đều do cơ sở hạ tầng quyết định mà nên. 
  • Khi cơ sở hạ tầng có những biến đối căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo. Các Mác đã viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”. 

Từ đây có thể thấy vai trò quyết định sâu sắc của cơ sở hạ tầng lên kiến trúc thượng tầng. Chính vì vậy mà khi thay đổi, cải tạo kiến trúc thượng tầng trong xã hội cần phải suy xét từ cơ sở hạ tầng, bởi đó mới là gốc của vấn đề và là nền tảng cho mọi sự thay đổi. 

Trên đây là câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất cho câu hỏi cơ sở hạ tầng là gì cũng như vai trò quyết định của nó đối với kiến trúc thượng tầng. Nhìn chung, đây là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc hay khó khăn nào về chủ đề này, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: để được giúp đỡ sớm nhất. 

Video liên quan

Chủ Đề