Cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền

Câu hỏi: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

A. Sự phân li và tổ hợp các cặp NST trong quá trình phân bào

B. Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh

C. Sự nhân đôi và phân li căp NST giới tính trong quá trình giảm phân

D. Sự tổ hợp NST giới tính trong quá trình thụ tinh

Đáp án B.

Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

Sự tự nhân đôi của NST, kết hợp với sự phân li tổ hợp của NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào, đối với các loài giao phối. Ở các loài sinh sản sinh dưỡng nhờ cơ chế nhân đôi, phân chia đồng đều các NST về 2 cực tế bào là cơ chế ổn định vật chất di truyền trong một đời cá thể ở cấp độ tế bào.

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 bài viết Cơ sở tế bào học của quy luật phân li, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 12.

Nội dung bài viết Cơ sở tế bào học của quy luật phân li: Những nghiên cứu tế bào học cuối thế kỉ XIX về cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã xác nhận giả thuyết của Menđen. Cơ Sở tế bào học để giải thích thí nghiệm di truyền màu hoa của Menđen được thể hiện ở hình 11.2. Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa đỏ Hoa trắng Hình 11.2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp, do đó gen cũng tồn tại thành từng cặp alen [tương ứng] trên cặp NST tương đồng. Mỗi bên bố, mẹ khi giảm phân thì mỗi NST trong cặp phân li về mỗi giao tử, vì vậy, mỗi loại giao tử chỉ mang alen A hoặc a. Sau đó, sự tổ hợp của cặp NST tương đồng qua thụ tinh hình thành F có kiểu gen Aa. Do sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân của F đã đưa đến sự phân li của cặp alen Aa, nên 2 loại giao tử A và a được tạo thành với xác suất ngang nhau là 1/2. Sự thụ tinh của 2 loại giao tử đực và cái mang alen A và a đã tạo ra F2 có tỉ lệ kiểu gen là 1 AA : 2 Aa : 1 aa.

Sở dĩ F, toàn hoa đỏ vì ở thể dị hợp Aa, alen trội A át hoàn toàn alen lặn a trong quá trình thể hiện kiểu hình. Vì vậy, thể đồng hợp trội AA và thể dị hợp Aa có biểu hiện kiểu hình như nhau, do đó F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng Trong cơ thể lai F[Aa] alen trội át alen lặn nên tính lặn không được biểu hiện. Tuy nhiên, alen lặn vẫn tồn tại bên cạnh alen trội, chúng không hoà trộn với nhau. Chính sự phân li của hai loại giao tử mang alen A và a cùng với sự kết hợp của chúng qua thụ tinh và sự át chế của alen trội với alen lặn là cơ chế tạo nên tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn ở F. Tính lặn được biểu hiện ở thể đồng hợp về gen lặn, gây ra hiện tượng phân li, nghĩa là kiểu hình của các cây F, không đồng nhất.

Đề bài:

     A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

     B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân

     C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

     D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

C

Trắc nghiệm: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:

A. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự thụ tinh đưa đến sự phân li của cặp alen.

B. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen trên đó.

C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.

D. Sự phân li của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hơp của cặp gen alen.

Đáp án đúng C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen.

Giải thích:

Ở hiện tượng phân li độc lập: do mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác nhau nên sự phân li và tổ hợp của cặp này không ảnh hưởng đến sự phân li và tổ hợp của cặp kia [phân li độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên] Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.

Tìm hiểu về quy luật phân li độc lập cùng Top Tài Liệu nhé!

– Khi lai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

– Menđen cho lai cây đậu Hà Lan cho hạt vàng trơn thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh nhăn thuần chủng thì cho F1 đồng tính 100% đều là hạt vàng trơn. F1 tự thụ phấn cho 315 hạt vàng trơn, 108 hạt xanh, trơn, 101 hạt vàng nhăn và 32 hạt xạnh nhăn.

AB aB Ab ab

AB

AABB

[hạt vàng, trơn]

AaBB

[hạt vàng, trơn]

AABb

[hạt vàng, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

aB

AaBB

[hạt vàng, trơn]

aaBB

[hạt xanh, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

aaBB

[hạt xanh, trơn]

Ab AABb

[hạt vàng, trơn]

AaBb

[hạt vàng, trơn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

ab AaBb

[hạt vàng, trơn]

aaBb

[hạt xanh, trơn]

Aabb

[hạt vàng, nhăn]

aabb

[hạt xanh, nhăn]

KG: 1 AABB : 2 AABb : 2 AaBB : 4 AaBb : 1 Aabb : 2 Aabb : 2 aaBb : 1 aaBB : 1 aabb

KH: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb [ 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh nhăn]

– Cơ thể bố mẹ đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử [AB và ab]. Hai loại giao tử này kết hợp với nhau được con lai F1 có kiểu gen AaBb.

– Khi cơ thể F1 hình thành giao tử, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau [AB, Ab, aB và ab].

–  Sự phân li độc lập của các NST trong qúa giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong qúa trình thụ tinh  thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp

– Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.

– Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.

– Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

– Mỗi cặp gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

– Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.

– Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.

a. Số loại giao tử

– Một tế bào sinh dục đực khi giảm phân cho ra hai loại giao tử.

– Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho ra 1 tế bào trứng.

– Một cơ thể dị hợp n cặp gen, các gen nằm trên các NST khác nhau thì giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2n loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau.

b. Số kiểu tổ hợp giao tử

– Số kiểu tổ hợp = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.

– Khi một cơ thể có n cặp gen dị hợp tự thụ phấn, trội – lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, thế hệ lai thu được:

– Số loại giao tử được tạo ra: 2n [loại]

– Số kiểu tổ hợp giao tử: 4n

– Số lượng các loại kiểu gen: 3n

– Tỉ lệ phân li kiểu gen: [1:2:1]n

– Tỉ lệ phân li kiểu hình: [3:1]n

Bài 1: Nêu điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập của Menđen.

Điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân li độc lập là các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Các cặp nhiễm sắc thể lại phân li độc lập nhau trong quá trình giảm phân dẫn đến sự phân li độc lập của các alen. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau [biến dị tổ hợp].

Bài 2: Nêu các điều kiện cần có để khi lai các cá thể khác nhau về hai tính trạng ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 9 : 3 : 3 : 1.

Để có tỉ lệ phân li kiểu hình 9: 3: 3: 1 thì bố mẹ phải dị hợp tử về 2 cặp gen có hiện tượng trội lặn hoàn toàn, số lượng cá thể con lai phải lớn, các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. Tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1 chẳng qua là tích của tỉ lệ [3 : 1] X [3 : 1].

Bài 3: Làm thế nào để biết được hai gen nào đó nằm trên hai NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa trên kết quả của các phép lai?

Dựa vào kết quả lai phân tích hoặc ở đời F ta có thể biết được hai gen nằm trên 2 nhiễm sắc thể nếu tỉ lệ kiểu hình ở lai phân tích là 1 : 1 : 1 : 1 hoặc ở F là 9 : 3 : 3 : 1.

Bài 4: Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên Trái Đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng?

Không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống y hệt nhau ngoại trừ sinh đôi cùng trứng, vì số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn 223 X 223 = 2ib kiểu hợp tử khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề