Cơ thể bị ngứa là thiếu chất gì

Ngứa là một cảm cảm giác ở da rất khó chịu, gặp ở mọi lứa tuổi và có thể dịu đi khi gãi, hay tái phát. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa, từ những bệnh ngoài da (viêm da, vảy nến, da khô, chàm, mề đay...). Bệnh ngứa do côn trùng đốt, ghẻ, rận, chấy hoặc dị ứng với lông chó, mèo. Ngứa có thể do mắc bệnh trong nội tạng (bệnh gan mật, suy thận), trong đó bệnh viêm tắc mật làm ứ đọng muối mật, tăng tỷ lệ muối mật trong máu gây ngứa. Ngứa có thể do rối loạn thần kinh (đa xơ cứng dây thần kinh bị chèn ép hoặc bệnh Zona có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, làm kích thích da), hoặc ngứa do mắc bệnh virut gây ra (bệnh thủy đậu, sởi, Rubella...) hoặc do rối loạn nội tiết (đái tháo đường, bệnh tuyến giáp...), nguy hiểm hơn là ngứa do bệnh ung thư (bệnh bạch cầu và u lympho...). Ngoài ra, ngứa có thể do kích ứng hoặc các phản ứng dị ứng (ngứa do lạnh, thức ăn, hóa chất, xà phòng và các chất khác). Ngứa có thể do dị ứng thuốc (kháng sinh và một số thuốc khác) hoặc do thai kỳ (gặp ở một số phụ nữ đang mang thai, thường bị ngứa ở vùng bụng, đùi, ngực và cánh tay...) hoặc do dị ứng thức ăn (tôm, cua...). Ngứa còn có thể do cơ thể thiếu máu bởi thiếu chất sắt.

Trong các nguyên nhân gây ngứa phải kể đến ngứa do mắc các bệnh giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó. Đây là một nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm, tình trạng nhiễm giun sán mới có thể được phát hiện. Khi xâm nhập cơ thể người, giun sán không phát triển ngay thành những con giun nhỏ mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng... và gây ngứa.

Cơ thể bị ngứa là thiếu chất gì

Khi có biểu hiện ngứa, cần đến cơ sở da liễu để được khám và tư vấn.

Một số triệu chứng kèm theo ngứa

Phát ban ở vùng ngứa, nổi mẩn, đốm hoặc mụn nước, da khô, nứt nẻ, da nhám hoặc có vảy là các biểu hiện thường gặp khi bị ngứa. Nếu xoa hay gãi vùng ngứa sẽ kích thích da và dẫn đến ngứa nặng hơn, vì vậy, càng gãi càng ngứa, thậm chí gãi chảy máu vẫn ngứa.

Hậu quả của ngứa

Ngứa và gãi nhiều gây xây xước da, nhiễm khuẩn, mưng mủ, hậu quả để lại là sẹo, thậm chí nhiễm khuẩn da nặng gây nhiễm khuẩn huyết - một căn bệnh hết sức nguy kịch, nhất là gặp phải các loại vi khuẩn có độc lực mạnh, đa kháng thuốc như tụ cầu vàng (S.aureus) hoặc trực khuẩn mủ xanh (P.aerruginasa)

Ngứa kéo dài, nhất là về đêm làm cho người bệnh rất mệt mỏi, sút cân, mất ngủ.  Mất ngủ trong một thời gian dài do ngứa không khỏi có thể gây trầm cảm.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị ngứa, cần được khám bệnh toàn diện để xác định nguyên nhân. Trên cơ sở đó sẽ điều trị nguyên nhân hoặc tách bỏ nguyên nhân (ví dụ, ngứa do lông chó mèo, cần tránh tiếp xúc với chó mèo; hoặc ngứa do dùng xà phòng tắm không thích hợp, cần thay loại xà phòng khác; nếu ngứa do thiếu máu bởi thiếu sắt, cần bổ sung sắt...). Nên dùng thuốc chống dị ứng, nhất là loại vừa có tính chất chống dị ứng vừa gây ngủ để bệnh nhân giảm mất ngủ. Có thể vừa dùng loại uống vừa dùng loại thoa ngoài da. Tuy vậy, dùng thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh kê đơn, chỉ định, người bệnh hoặc người nhà không tự động mua thuốc để tự điều trị. Bởi vì, thuốc chống dị ứng có một số tác dụng không mong muốn cần tránh, nhất là trẻ em hoặc nam giới có phì đại lành tính tiền liệt tuyến (ví dụ thuốc chlopheniramin).

Canxi là một chất cần thiết cho cơ thể, là thành phần chính cấu tạo nên xương, chiếm 70% khối lượng xương trong cơ thể. Hơn thế, canxi còn tham gia trong hoạt động của hệ cơ và hệ thần kinh, đóng vai trò như một chất dẫn truyền không thể thiếu, đảm bảo những bộ phận trên cơ thể hoạt động bình thường.

Thiếu canxi, bệnh nhân dễ bị loãng xương, rụng tóc, móng yếu, giảm trí nhớ, co giật cơ, mất trí nhớ, hay quên vì ion canxi là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Nếu cơ thể thiếu canxi nghiêm trọng thì bệnh nhân có thể đối mặt với chứng mất trí nhớ. Canxi là chất giúp cân bằng trạng thái hưng phấn và ức chế. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân liên quan đến tình trạng rối loạn lo âu và bệnh trầm cảm.

Cơ thể bị ngứa là thiếu chất gì

Ngứa ran ở khu vực ngón tay là một trong những biểu hiện của thiếu canxi.

Tuy nhiên, thiếu canxi cũng gây ngứa râm ran ở chân tay. Đây không phải là chứng ngứa da do dị ứng mà là triệu chứng của tình trạng thiếu canxi làm cho dây thần kinh cơ bắp dễ bị kích thích. Vì vậy, tình trạng ngứa ran ở khu vực ngón tay hay khu vực miệng là triệu chứng điển hình của thiếu canxi. Thiếu canxi có triệu chứng không giống như ngứa da do dị ứng mà là ngứa ran cơ bắp do hệ thống thần kinh bị kích thích mạnh mẽ.

Khi có biểu hiện trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu đúng là ngứa da do thiếu hụt canxi cần được bổ sung canxi bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung canxi thông qua các thực phẩm ăn vào hàng ngày như uống sữa và các chế phẩm của sữa, ăn cua, cá, tôm nhỏ để ăn được cả xương…