Cố vấn Trung Quốc trong cải cách ruộng đất

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử và mục đích
  • 2 Chính sách
  • 3 Ban lãnh đạo
  • 4 Thi hành
    • 4.1 1. Huấn luyện cán bộ
    • 4.2 2. Chiến dịch Giảm tô
    • 4.3 3. Thực hiện ở các địa phương
    • 4.4 4. Chiến dịch sửa sai
  • 5 Các đợt cải cách
  • 6 Những thành tích và sai phạm
    • 6.1 Thành tích
    • 6.2 Sai phạm
      • 6.2.1 Nguyên nhân
      • 6.2.2 Số người bị xử lý
    • 6.3 Chính phủ tiến hành sửa sai
  • 7 Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong cuộc cải cách
    • 7.1 Bước 1: từ 15 đến 20 ngày
    • 7.2 Bước 2: khoảng 1 tháng
    • 7.3 Bước 3
  • 8 Giải quyết những trường hợp bị oan sai
  • 9 Triển lãm
  • 10 Ý kiến và nhận định
  • 11 Tham khảo
  • 12 Xem thêm
  • 13 Ghi chú
  • 14 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử và mục đíchSửa đổi

Theo thống kê phân bố ruộng đất ở miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.[6] Đầu năm 1945, tầng lớp nông dân nghèo [không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất] chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ sở hữu khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam, địa chủ thực dân Pháp, địa chủ Công giáo chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất[7]. Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: "Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới..."[8].

Nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những hộ nông dân không có đất canh tác. Việc phân phối ruộng đất bất bình đẳng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các nạn đói mới hoặc bạo động có thể xảy ra trong tương lai. Trong báo cáo của Hồ Chí Minh tại khóa họp Quốc hội lần thứ III, ông khẳng định "Chỉ có thực hiện cải cách ruộng đất, người cày có ruộng giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách trói buộc của giai cấp địa chủ phong kiến, mới có thể chấm dứt tình trạng bần cùng và lạc hậu của nông dân, mới có thể phát động mạnh mẽ lực lượng to lớn của nông dân để phát triển sản xuất và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Mục đích của cải cách ruộng đất là: Tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến[9]".

Chương trình cải cách ruộng đất là một bước trong tiến trình giải quyết mâu thuẫn xã hội từ thời Pháp thuộc, đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao động Việt Nam tổ chức và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng tháng Tám:

  1. Tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay Việt gian [những người Việt theo Pháp] bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh
  2. Phân chia đất canh tác cho tá điền
  3. Cắt giảm địa tô
  4. Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng
  5. Phục vụ cho nhiệm vụ tối cao của dân tộc lúc đó là đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn[10]

Theo các tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam thì các công việc này cũng được Đảng và Chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng [bắt đầu tại Thái Nguyên].[11]

Tại kì họp thứ ba của Quốc hội Việt Nam, để phát động chiến dịch, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lý hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".[12]

Trước đó, thông tư liên bộ năm 1949 đã đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời ruộng đất cho nông dân mà những ruộng đất này được tịch thu từ địa chủ của người Pháp, hoặc từ địa chủ người Việt thông đồng với Pháp. Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV [5/1948] đề ra chính sách: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian [đưa ra toà án tuyên bố rõ ràng], ruộng đất thì chia cho dân cày cấy, còn tài sản thì tuỳ từng trường hợp cấp cho dân cày; những đồn điền tịch thu của Pháp thì giao cho Chính phủ tạm thời quản lý; thành lập ở mỗi đồn điền một Ban quản trị có trách nhiệm phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy…[13]

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Diễn biến
    • 2.1 Lúc đầu [1946-1948]
    • 2.2 Cao trào [1949-1953]
    • 2.3 Ước tính số người bị chết
    • 2.4 Địa chủ trả thù
  • 3 Phân phát lại ruộng đất
    • 3.1 Ảnh hưởng kinh tế
    • 3.2 Đại nhảy vọt
  • 4 Cải cách ruộng đất ở Đài Loan
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo
  • 8 Thư mục tham khảo và đọc thêm
  • 9 Liên kết bên ngoài

Nguồn gốcSửa đổi

Vào giữa thế kỷ 19, phong trào Thái bình Thiên Quốc tiến hành chính sách tịch thu phân phát lại ruộng đất trong ít lâu. Sau Cách mạng Tân Hợi vào năm 1911, Tôn Trung Sơn là người sáng lập Quốc dân Đảng đề xướng cải cách để cho sự phân phát ruộng đất được bình quân, sau này Tưởng Giới Thạch thực hiện.

Khác với nông dân Nga trước Cách mạng tháng 10, nông dân Trung Quốc có thể sở hữu hoặc thuê ruộng và họ bán lúa má kiếm tiền ở các chợ làng, nhưng xã hội bị quan trường chi phối. Lúc trung ương bắt đầu mất chính quyền vào cuối thế kỷ 19 và cuối cùng tan rã vào năm 1911, quý tộc thị tộc được tăng thêm thế lực.[5] Ngay năm 1927, Mao Trạch Đông biết rằng cách mạng xuất phát từ nông thôn. Trong bài Khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, Mao chủ trương cổ võ nông dân nghèo đấu tranh, bấy giờ là chiến lược không chính thống, vì nông dân không thể thật sự được giải phóng trừ phi dùng vũ lực lật đổ điền chủ.[6] Đảng Cộng sản Trung Quốc cần làm cải cách ruộng đất vừa để thực thi chương trình bình đẳng xã hội, vừa để nắm giữ được nông thôn.

Diễn biếnSửa đổi

Diệt tuyệt giai cấp điền chủ Trung Quốc [1949–1953]ĐịađiểmThờiđiểmLoạihìnhTửvongBịthươngNạnnhânThủphạmĐộngcơ
Một phần của đầu thời Mao của Trung Quốc

Nông dân lên án điền chủ, năm 1946.

Trung Quốc
1949–1953
Đấu tranh giai cấp, Diệt giai
830,000[7] – 3,000,000 [ước tính của ĐCS Trung Quốc][7]
Khoảng 200,000 – 5,000,000 [các học giả ước tính]
1.5[8] – 6[9] - 12.5[10] triệu bị giải đến các trại lao động cải tạo
Điền chủ, phú nông
Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng những nông dân cực đoan
Tư tưởng Mao Trạch Đông

Lúc đầu [1946-1948]Sửa đổi

Vào những thập niên tiếp theo sau, ĐCS Trung Quốc cẩn thận suy xét chiến lược: mức độ bạo lực nên tới mức độ nào, có nên tranh thủ nông dân trung lưu là những người nắm giữ khá nhiều ruộng nhất hay không; có nên phân phát lại tất cả ruộng đất cho dân cày nghèo hay không.[11] Dẫu Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ đường lối ôn hòa theo Tôn Trung Sơn vào Chiến tranh Trung–Nhật lúc còn trong Mặt trận Liên hiệp thứ hai, không cho tiền thuê đất vượt 37,5% mùa màng và cũng không phân phát lại ruộng đất, nhưng khi Nội chiến Trung Quốc bùng nổ vào năm 1946 thì Mao bắt đầu đẩy mạnh việc dùng lại các chính sách cực đoan để vận động những nông dân nghèo chống giai cấp địa chủ, tuy nhiên các quyền của nông dân trung lưu được bảo vệ và ông nói rõ rằng nông dân giàu không phải là địa chủ.[12] Chỉ thị ngày 7 tháng 7 năm 1946 mở đầu thời kỳ 18 tháng mà mọi tài sản của các nông dân giàu có và địa chủ đều bị tịch thu bằng vũ lực và phát lại cho nông dân nghèo. Các nhóm công tác của ĐCSTQ nhanh phân loại dân làng thành các mức địa chủ, nông dân giàu, trung lưu, nghèo và bần cố nông, nhưng vì họ chẳng được các nhóm công tác mời dự vào công việc, nên những người nông dân giàu và trung lưu chóng giành được lại quyền lực.[13]

Luật Ruộng đất tháng 10 năm 1947 thêm dầu vào lửa.[14] Trung ương ĐCSTQ cử các nhóm công tác xuống các làng để trao quyền cho những nông dân nghèo vốn không có ruộng đất, buộc các địa chủ phải xóa bỏ tiền thuê đất mà họ miệt thị là "bóc lột phong kiến", và họ phát động nông dân nghèo nổi dậy tịch thu ruộng đất của các địa chủ. Các nhóm công tác phát động những nông dân nghèo và không có đất tấn công các gia tộc và gia đình địa chủ đứng đầu của các làng ở gần kề để cho chiến dịch không bị những người trung thành với gia đình đó ngăn cản.[15] Ở một ngôi làng tại miền nam Hà Bắc, một người nước ngoài chép rằng bốn người đã bị ném đá chết.[16] Ở làng Trường Trang Thôn, William Hinton báo là ít nhất một tá người đã bị những nông dân địa phương đánh chết.[17]

Cao trào [1949-1953]Sửa đổi

Ngay sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, chính sách cải cách ruộng đất "nghiêng dữ dội về phía cực đoan". Theo Philip Short là người soạn tiểu sử Mao Trạch Đông, có lần ông chỉ đạo "không được kìm hãm sự quá khích quá sớm".[2] Khác với "nông dân giàu có" được bảo vệ ít nhiều và nông dân nghèo không bị tổn hại, địa chủ phải tự vệ.[18] Các vụ nông dân nghèo đánh đập chống lại địa chủ, tuy ĐCSTQ không chính thức khuyến khích, song cũng chẳng cấm đoán. Vấn đề này, Mao nhấn mạnh rằng chính người dân, chứ không phải cơ quan an ninh, nên thi hành Luật Cải cách ruộng đất và tiêu diệt những địa chủ đã áp bức họ. Cách làm này khác rất nhiều với cách làm của Liên Xô,[2] vì Mao Trạch Đông cho là việc nông dân tự tay tấn công địa chủ sẽ ràng buộc họ với cách mạng lâu dài hơn là việc họ chỉ đứng xem một cách bị động.[2]

Jean-Louis Margolin luận rằng cải cách ruộng đất dùng bạo lực không phải vì nó cần thiết, do Đài Loan và Nhật Bản đều làm được mà không tanh máu, nhưng bởi mục đích chính là diệt bỏ "kẻ thù giai cấp nông dân" và trao quyền lực địa phương cho cộng sản, chứ không phải là phân phát lại ruộng đất: vài năm sau cải cách, phần lớn ruộng đất phải được giao cho các trang trại tập thể. Chứng cớ là cả ở những làng nghèo khó là một nửa miền Bắc Trung Quốc, không thể có địa chủ lớn, nhưng vẫn có "địa chủ" bị bức hại, vì có chính sách ở vài vùng yêu cầu lựa "ít nhất một địa chủ, và thường là hai ba, ở hầu như mọi làng để xử tử công khai".[19] Ví dụ: ở làng Vũ Công, 70 hộ trong tổng số 387 hộ bị liệt lại từ hạng nông dân trung lưu vào hạng nông dân giàu có và đã trở thành mục tiêu đấu tranh giai cấp.[20] Chỉ riêng ở tỉnh Quảng Tây, từ 180 đến 190 nghìn địa chủ bị giết theo một quan chức báo cáo. Bên cạnh đó, ở làng của một giáo viên Công giáo, 2,5% dân số bị xử tử.[10] Vài người bị khép tội làm điền chủ hoặc bị chôn sống, hoặc bị chặt xác, hoặc bị bóp cổ, hoặc bị bắn chết.[18] Ở nhiều làng, phụ nữ của địa chủ bị "phân phát lại" làm vợ lẽ hay con gái cho nông dân hoặc bị ép cưới những kẻ ngược đãi chồng họ.[21][22]

Ước tính số người bị chếtSửa đổi

Số người bị chết ước tính ở vào khoảng giữa 200.000 tới 2 triệu;[23][19][24] Chu Ân Lai ước đoán là 830.000 người đã bị giết, còn Mao Trạch Đông thì ước đoán là từ hai đến ba triệu người.[7]

Từ năm 1949 đến năm 1953, số người bị giết ước tính là từ 200.000 đến 800.000 ở mức thấp[23][25][19] và từ 2.000.000[23][26][27] đến 5 triệu[26][28] ở mức cao, đồng thời từ 1,5 triệu[8] đến 6 triệu[9] người bị giam cầm ở các trại lao động cải tạo, nhiều người vào không ra lại.[9] Philip Short trỏ ra rằng con số ước tính chưa bao gồm hàng trăm nghìn người tự sát vì các "phiên phê phán đấu tranh" của hai phong trào tam phản ngũ phản nổi lên cùng lúc;[29] 28.000.000[10] người bị chết là con số của học giả nước ngoài. Theo ĐCSTQ, 830.000 người bị giết là ước tính của Chu Ân Lai, còn của Mao Trạch Đông thì là từ 2 đến 3 triệu.[7] Phó Chủ tịch Hội đồng Quân sự và Hành chính Trung Nam báo cáo rằng 15% trong số 50.000.000 nông dân giàu có và điền chủ của Trung Quốc bị hành quyết và 25% bị giải đến các trại lao động cải tạo.[10]

Địa chủ trả thùSửa đổi

Vào Nội chiến Trung Quốc, Quốc dân Đảng giúp thành lập "Hoàn hương đoàn" [還鄉團; Huán xiāng tuán] bao gồm những địa chủ muốn giành lại ruộng đất tài sản bị phát lại cho nông dân và quân du kích ĐCSTQ, họ cũng bắt lính nông dân và tù binh Đảng cộng sản.[30] Tới khi nội chiến kết thúc vào năm 1949, Hoàn hương đoàn vẫn tiếp tục đánh du kích trong một thời gian nhằm chống lại Đảng cộng sản và những người cộng tác cùng ĐCSTQ.[30]

Video liên quan

Chủ Đề