Con ruồi hay bâu vào mắt là con gì năm 2024

VTV.vn - Hiện tượng "ruồi bay" ở mắt là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm về mắt khi xuất hiện tần số nhiều kèm các hiện tượng chớp sáng, mắt bị che khuất tầm nhìn...

Hình minh họa.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM, ruồi bay là hiện tượng mắt thấy những chấm đen, vệt đen hoặc dải đen giống cọng tóc hay màng nhện bay bay trước mặt. Đặc biệt, khi mắt liếc về hướng nào thì những chấm đen này sẽ bay về hướng đó. Hiện tượng này hay xuất hiện khi mắt chúng ta nhìn lên bầu trời sáng vào ban ngày hoặc nhìn vào một mặt phẳng trắng sáng.

Trong mắt, có một khoang trống chứa chất keo trong suốt chứa collagen gọi là pha lê thể. Bao quanh và dính sát khối keo trong suốt này là một màng thần kinh để nhận biết ánh sáng gọi là võng mạc.

Khi còn trẻ, khối keo pha lê thể rất trong suốt nên không nhìn thấy những chấm ruồi bay trước mặt. Càng lớn tuổi, khối keo pha lê thể tách ra khỏi võng mạc, hóa lỏng và trở nên vẩn đục, từ đó tạo ra hiện tượng những chấm đen, vệt đen hoặc dải đen bay bay trước mặt như những con ruồi.

Ngoài ra, khi khối keo pha lê thể tách ra khỏi võng mạc, nó có thể co kéo, kích thích võng mạc khiến mắt có thể thấy tia sáng xẹt như pháo bông, hay còn gọi là chớp sáng. Hiện tượng chớp sáng này có thể xuất hiện ở 1 góc của tầm nhìn, xảy ra rồi biến mất, nhất là khi mắt di chuyển từ chỗ sáng vào chỗ tối. Tuy nhiên, chớp sáng không che khuất tầm nhìn và có thể tiếp diễn trong vài tháng.

Những ai có nguy cơ bị ruồi bay?

Càng lớn tuổi càng dễ xuất hiện ruồi bay do khối keo pha lê thể hóa lỏng và vẩn đục. Ở người cận thị, quá trình này xảy ra sớm hơn nên người cận thị có thể thấy ruồi bay sớm hơn. Ngoài ra, ruồi bay có thể gặp ở những bệnh nhân có tiền sử bắn laser sau mổ cườm khô [đục thủy tinh thể].

Hiện tượng ruồi bay có nguy hiểm không?

- Ruồi bay có thể gây ra cảm giác phiền toái ở một số bệnh nhân, nhưng hầu hết chúng ta sẽ quen dần với nó vì nó hầu như không ảnh hưởng đến thị lực.

- Ruồi bay tạo ra do khối keo pha lê thể bị vẩn đục. Nguyên nhân hay gặp nhất là do sự thoái hóa do tuổi tác, đặc biệt ở người cận thị.

Tuy nhiên, có nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt có thể gây ra hiện tượng ruồi bay như: bong võng mạc, xuất huyết pha lê thể, viêm màng bồ đào…

Thông thường, hiện tượng ruồi bay không ảnh hưởng thị lực và không gây hại. Đôi khi, nó có thể gây phiền toái ở một số bệnh nhân, nhưng việc điều trị hầu như là không cần thiết.

Tuy nhiên, nếu ruồi bay nhiều lên một cách đột ngột hoặc kèm theo hiện tượng chớp sáng, hoặc mắt bị che khuất tầm nhìn thì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm ở mắt như rách võng mạc, bong võng mạc, xuất huyết pha lê thể… Do đó, nếu có những triệu chứng này thì chúng ta cần khám mắt ngay để phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm trên, nhất là ở những người trên 50 tuổi và bị cận thị.

Con bù mắt là gì? Bị bù mắt cắn phải làm sao để hết ngứa? Đâu là phương pháp đuổi con bù mắt hiệu quả ra khỏi nhà để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của chuyên gia diệt côn trùng về cách loại bỏ loài côn trùng đáng ghét này ra khỏi không gian sống của bạn.

Bù mắt là con gì?

Con bù mắt [hay gọi tên khác là con muỗi mắt, con măn mắt] là một loại côn trùng giống con muỗi nhưng có kích thước nhỏ hơn muỗi rất nhiều. Bù mắt hay còn gọi là muỗi mắt cũng gây ngứa như muỗi và có thể lây truyền các bệnh nguy hiểm.

Chúng sinh sôi nhanh chóng vào mùa hè, nhất là buổi tối vì kích thước nhỏ nên việc phát hiện và bắt bù mắt khá khó khăn.

Hình ảnh con bù mắt.

Làm gì khi bị bù mắt cắn?

Bị bù mắt cắn phải làm sao để hết ngứa?

Đầu tiên, rửa sạch vùng da bị cắn bằng nước sạch rồi lau khô.

Lưu ý, không được gãi vào vùng da bị tổn thương để ngăn chặn sự lây nhiễm từ vi khuẩn hoặc virus bên ngoài.

Triệu chứng dị ứng da thường tự giảm đi sau khoảng 5 đến 7 ngày mà không cần điều trị.

Nếu bạn muốn loại bỏ triệu chứng nhanh chóng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau:

- Sử dụng thuốc bôi ngoài da như Hydrocortisone 0,05% hoặc Fucidine-H, bôi 1 đến 2 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày.

- Sử dụng thuốc kháng histamin uống như Diphenhydramine, Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine…

7 cách diệt con bù mắt hiệu quả ngay tức thì

Để chấm dứt việc bị phiền toái bởi những con bù mắt này, hãy tham khảo một số cách diệt con bù mắt “tận gốc” dưới đây:

1. Pha giấm táo, đường, nước rửa bát và nước.

Cách thực hiện như sau: Hòa tan 2 thìa canh [30ml] giấm táo, 1 thìa canh [12g] đường, 1/2 thìa cà phê [2,5 ml] nước rửa bát và 1/2 cốc [120ml] nước ấm.

Đặt bát hỗn hợp này trong phòng nơi bọ mắt thường xuất hiện. Mùi của đường và giấm sẽ hấp dẫn muỗi mắt bay đến bát nước. Khi con măn mắt tiếp cận, bọt xà phòng sẽ "bủa vây" chúng và kéo xuống nước.

Pha hỗn hợp giấm táo, đường, nước.

2. Pha loãng thuốc tẩy và rót xuống các lỗ thoát nước nơi bọ mắt hay ẩn trú

Cách đuổi con bọ mắt tiếp theo là pha loãng 1/2 cốc [120ml] thuốc tẩy với 3,8 lít nước và từ từ rót hỗn hợp này xuống các lỗ thoát nước.

Thuốc tẩy pha loãng sẽ tiêu diệt tất cả những con muỗi mắt đang sống trong ống cống đó.

3. Dùng nến và bát nước xà phòng

Đặt nến vào một chiếc bát hoặc khay chứa một ít nước pha với xà phòng. Thắp nến, đóng rèm cửa và tắt tất cả đèn trong phòng. Con măn mắt sẽ bị hấp dẫn và bay đến do bị thu hút bởi ngọn nến hoặc hình ảnh phản chiếu trên mặt nước.

Khi chúng tiếp cận, nến sẽ đốt cháy cánh của bù mắt và nước xà phòng sẽ khiến chúng chết đuối.

4. Sử dụng đèn dầu thu hút

Bắt con bù mắt bằng đèn dầu là cách đơn giản mà các cụ ngày xưa thường xuyên sử dụng. Việc cần làm là thắp đèn dầu vào buổi tối để thu hút con bù mắt bằng ánh sáng và nhiệt.

Sau đó bạn chỉ cần thu hoạch thành quả của mình bằng cách tháo chụp đèn và loại bỏ xác con măn mắt.

Cách diệt con bù mắt bằng đèn dầu.

5. Sử dụng dầu ăn

Việc sử dụng dầu ăn là một cách diệt bọ mắt trong nhà đơn giản và tự nhiên. Bạn chỉ cần 1 tờ giấy A4 thấm 1 lớp dầu ăn mỏng trên đó. Dầu ăn sẽ khiến những con bù mắt bị dính lại và không thoát ra được.

6. Sử dụng vợt điện

Cách trị con bù mắt bằng việc sử dụng vợt điện chắc hẳn quá quen thuộc với đa số mọi người. Bạn chỉ cần sử dụng vợt điện khua qua lại những nơi hay xuất hiện con bù mắt, chú ý những góc khuất ẩm thấp như gầm giường, khe tủ, gầm bàn,....

Cách đuổi bù mắt bằng vợt muỗi.

7. Sử dụng bình xịt côn trùng

Hiệu quả nhất vẫn là sử dụng bình xịt côn trùng để đuổi con bọ mắt. Chất diệt côn trùng trong bình xịt sẽ giúp loại bỏ con bù mắt hiện có và ngăn chặn sự phát triển của bọ mắt. Khi sử dụng bình xịt côn trùng, hãy đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và đề phòng an toàn.

3 phương pháp đuổi con bù mắt ra khỏi nhà hiệu quả

Ngoài việc diệt con bù mắt thì việc đuổi và phòng tránh con bù mắt xâm nhập từ bên ngoài vào cũng rất quan trọng. Bạn nên tuân thủ theo 3 nguyên tắc dưới đây:

1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ giúp cho môi trường sạch trong lành, tránh tình trạng các loài côn trùng sinh sôi nảy nở.

2. Dùng mùi hương tự nhiên

Con bù mắt rất ghét các mùi tinh dầu chanh, bưởi, sả. Vì vậy, bạn nên bỏ các loại cây có tiết tinh dầu này vào túi lưới treo lên những vị trí ẩm thấp và khuất trong nhà.

Dùng tinh dầu tự nhiên đuổi con bù mắt.

3. Lắp cửa lưới chống muỗi

Ngoài ra, việc ngăn chặn côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào là điều cần thiết. Chính vì vậy, lắp cửa lưới chống muỗi là biện pháp hữu hiệu.

Mật độ mắt lưới nhỏ, dày đan xen lẫn nhau giúp lưới chống muỗi đảm nhiệm tốt nhiệm vụ ngăn chặn côn trùng bay vào nhà.

Kết luận

Trên đây là một số cách đuổi con bù mắt hiệu quả và tiện lợi. Những cách trên hoàn toàn có thể áp dụng để đuổi muỗi và những con côn trùng nhỏ khác. Hy vọng bài viết trên hữu ích và bạn có thể áp dụng được.

Chủ Đề