Cộng thông tin XÉT TUYỂN Đại học Ngoại thương

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ngày 27-7, Trường đại học Ngoại thương [Hà Nội] công bố mức điểm nhận hồ sơ đăng ký và quy trình xét tuyển đại học chính quy phương thức 3 và phương thức 4 năm 2022.

Theo đó, tại trụ sở chính Hà Nội, mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [phương thức xét tuyển 4] các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07, thí sinh phải đạt điểm thấp nhất là 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển.

Tại cơ sở II TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển năm tổ hợp: A00, A01, D01, D06, D07, thí sinh cũng phải đạt tối thiểu 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển. Riêng bốn tổ hợp: A00, A01, D01, D07 tại cơ sở Quảng Ninh, thí sinh cần đạt tối thiểu 20 điểm để đủ điều kiện xét tuyển.

Như vậy thí sinh có nguyện vọng xét tuyển theo phương thức 4, học tại Hà Nội và TP.HCM phải đạt tối thiểu 23,50 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển vào trường.

Mức điểm nhận hồ sơ ở trên đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 [phương thức xét tuyển 4] cụ thể như sau:

Điểm sàn Trường đại học Ngoại thương nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 [phương thức xét tuyển 3]:

Ở phương thức xét tuyển này, ngưỡng điểm nhận hồ sơ dao động từ 16 đến 17 điểm. Thí sinh xét tuyển theo phương thức 3, ngoài các điều kiện đã công bố tại đề án tuyển sinh, cần đáp ứng điều kiện về điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chứng chỉ ngoại ngữ như sau:

Điều kiện điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Điều kiện chứng chỉ ngoại ngữ

4 trường đại học tại TP.HCM công bố điểm sàn

NGUYÊN BẢO

Thông báo của Trường đại học Ngoại thương yêu cầu thí sinh phải nộp "Bản xác nhận theo học" qua đường bưu điện trước 17h30 ngày 19-7 - Ảnh chụp màn hình

Một số phụ huynh phản ánh hội đồng tuyển sinh Trường đại học Ngoại thương gửi thông báo đến các thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển phương thức 1 - xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp], phải làm thủ tục xác nhập nhập học trực tuyến.

Thông báo này yêu cầu thí sinh phải thực hiện 6 bước "để được xác định là trúng tuyển và công nhận là tân sinh viên khóa 61". Điều đáng nói, nhà trường yêu cầu các thí sinh này phải nộp "Bản xác nhận theo học chương trình" qua đường bưu điện về ban quản lý đào tạo, Trường đại học Ngoại thương - cơ sở 2 tại TP.HCM trước 17h ngày 19-7 [tính theo dấu bưu điện].

Nhận được thông báo này, nhiều thí sinh và phụ huynh thắc mắc: "Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm nay thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn… nhưng tại sao trường lại yêu cầu thí sinh phải xác nhận nhập học? Nếu thí sinh không nộp bản xác nhận như thông báo của Trường đại học Ngoại thương thì thí sinh có bị hủy kết quả không?".

Chiều 19-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Vũ Thị Hiền - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Ngoại thương - xác nhận thông báo trên là của hội đồng tuyển sinh nhà trường gửi cho các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức 1.

"Nhà trường thông báo cho thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển thực hiện xác nhận theo học. Trong các bước thí sinh phải thực hiện, có bước 5 mới là xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Nhà trường không yêu cầu thí sinh nhập học hay xác nhận nhập học, mà chỉ hỏi nguyện vọng của các bạn có dùng tiếp kết quả xét tuyển này hay không thôi. Trường không ràng buộc bất kỳ giấy tờ hay tài chính của thí sinh.

Nếu ở giai đoạn này bạn nào từ chối theo học tại Trường đại học Ngoại thương tức là kết quả xét tuyển sẽ bị hủy. Thí sinh lựa chọn từ chối ngay ở giai đoạn này, nên không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh", bà Hiền khẳng định.

Tuy nhiên, bà Hiền cũng cho biết nếu thí sinh nộp xác nhận theo học tại Trường đại học Ngoại thương qua bưu điện theo yêu cầu của trường nhưng sau này vẫn được quyền sắp xếp lại nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và đào tạo.

"Thực tế hiện nay có một số rất ít thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào trường chúng tôi nhưng đã xác định sẽ đi du học. Việc chúng tôi yêu cầu thí sinh thực hiện thêm bước này để xác định rõ ràng hơn nguyện vọng nhập học. Với các thí sinh từ chối nhập học vào Trường đại học Ngoại thương thì ngay thời điểm này nên nhường cơ hội lại cho người khác", bà Hiền nói thêm.

Đủ điều kiện trúng tuyển sớm, cần làm gì?

TRẦN HUỲNH

Trên trang web của Trường ĐH Ngoại thương ngày 17/7 vừa qua đưa thông tin "Hiện nay, Trường ĐH Ngoại thương đã chính thức công bố kết quả xét tuyển phương thức 1, 2, và 5. 

Như vậy, các thí sinh đủ điều kiện đánh giá hồ sơ và nộp đầy đủ hồ sơ đã nhận được email về việc đáp ứng đủ điều kiện xem xét cho trúng tuyển các phương thức nêu trên".

Đây là các phương thức xét tuyển dành cho thí sinh đạt giải [Nhất, Nhì, Ba] trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố; các thí sinh học hệ không chuyên và các thí sinh sử dụng kết quả đánh giá năng lực.

Thông báo của Trường ĐH Ngoại thương

Theo email thông báo, thí sinh trúng tuyển theo phương thức 1, 2 và 5 được yêu cầu phải làm thủ tục xác nhận nhập học trực tuyến và phải nộp "Bản xác nhận theo học chương trình" qua đường bưu điện về trường  trước 17h ngày 19/7 [tính theo dấu bưu điện].

Phương thức 1 của trường là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia [gồm cả cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia], học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT chuyên trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.
Phương thức 2 là xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên.
Phương thức 5 là xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do 2 ĐH Quốc gia tổ chức năm 2022

Cụ thể, thí sinh cần thực hiện 6 bước "để được xác định là trúng tuyển và công nhận là tân sinh viên khóa 61".

Trong đó, bước 3 của quy trình nhà trường đưa ra là thí sinh nộp "Bản xác nhận theo học chương trình" qua đường bưu điện về Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương trước 17h ngày 19/7 [tính theo dấu bưu điện].

Yêu cầu này khiến thí sinh và phụ huynh rất băn khoăn bởi theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay, đối với các phương thức xét tuyển không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, các trường không được yêu cầu hoặc thỏa thuận với thí sinh việc cam kết, xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào [nộp kinh phí giữ chỗ, thu giữ các hồ sơ…].

Do vậy, thí sinh và phụ huynh đặt câu hỏi việc Trường ĐH Ngoại thương yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của nhà trường và nộp bản xác nhận theo học về trường trước ngày 22/7 có trái với thời gian quy định của Bộ? 

Hơn nữa, nếu thí sinh không nộp bản xác nhận như thông báo của Trường ĐH Ngoại thương thì đến ngày 22/7 thí sinh có được đăng ký xét tuyển tại Cổng thông tin xét tuyển của Bộ GD-ĐT nữa hay không, hay là sẽ bị hủy kết quả xét tuyển khi không thực hiện bước 3 nhà trường đưa ra?

Và nếu đã thực hiện việc xác nhận nhập học trực tuyến cũng như nộp bản xác nhận theo học về trường [trước 17h ngày 19/7] thì đến ngày 22/7, nếu nguyện vọng của thí sinh thay đổi, thí sinh có được sắp xếp lại nguyện vọng trên hệ thống của Bộ hay không? Hay việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được vào học vào các trường và ngành khác mà thí sinh mong muốn sau khi "suy nghĩ lại?...

Sáng nay [20/7], trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Vũ Thị Hiền - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương - xác nhận nhà trường gửi email cho các thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức 1, 2 và 5 và đề nghị thí sinh thực hiện theo hướng dẫn.

Theo bà Hiền, các bước từ 1-3 trong quy trình nhà trường đưa ra không phải là yêu cầu thí sinh nhập học hay xác nhận nhập học, mà chỉ hỏi nguyện vọng thí sinh có dùng tiếp kết quả xét tuyển này hay không. Ngoài bản Xác nhận nhập học in từ hệ thống xét tuyển trực tuyến của trường, trường không ràng buộc bất kỳ giấy tờ nào khác hay tài chính của thí sinh. Vì vậy, yêu cầu của trường không trái quy định của Bộ.

"Đây là những thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào trường. Nhưng phải tới bước 5 thực hiện trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, thí sinh mới chính thức hoàn thành việc xác nhận nhập học vào trường.

Tuy nhiên, bà Hiền cho biết, nếu thí sinh không thực hiện các bước 1, 2, 3 thì việc sau đó việc đăng ký nguyện vọng [bước 4] và xác nhận nhập học [bước 5] trên hệ thống của Bộ sẽ không có giá trị nhập học vào Trường ĐH Ngoại thương nữa.

"Nếu ngay ở giai đoạn này thí sinh nào không thực hiện các bước 1, 2, 3 tức là đã từ chối theo học tại Trường ĐH Ngoại thương, kết quả xét tuyển sẽ bị hủy. Điều này không ảnh hưởng đến nguyện vọng vào các trường đại học khác của thí sinh".

Mặt khác, bà Hiền cũng khẳng định dù thực hiện đủ việc nộp xác nhận theo học qua bưu điện theo yêu cầu của Trường ĐH Ngoại thương nhưng sau này nếu muốn thay đổi, thí sinh vẫn được quyền sắp xếp lại các nguyện vọng trên hệ thống của Bộ.

"Thực chất đây là việc nhà trường muốn thí sinh xác nhận rõ ràng hơn nguyện vọng học tập của mình để trường có phương án nếu thí sinh không còn mong muốn nữa. Hiện nay đã có một số rất ít thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhưng đã xác định sẽ đi du học hoặc đã đi du học. Vì vậy, chúng tôi muốn có thông tin chính xác, cụ thể nhất đối với các trường hợp đủ điều kiện trúng tuyển. Nếu thí sinh nào không còn muốn học ở trường thì nên từ chối luôn để nhường cơ hội lại cho những bạn khác".

Năm 2022, bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm ngoái, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Trường ĐH Ngoại thương vừa thông báo mở cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến vào hệ đại học chính quy năm 2022 từ ngày 20/6 đến ngày 12/7.

Video liên quan

Chủ Đề