Công văn hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch

BỘ TƯ PHÁP
CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1520/HTQTCT-CT
V/v hướng dẫn xác nhận Sơ yếu lý lịch

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2014

Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch, cũng có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận...

Đặc biệt, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực còn nhận được phản ánh của báo chí và một số địa phương về việc một số Ủy ban nhân dân cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung "không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước" do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.

Đ tháo gỡ vướng mắc nêu trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo y ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai Sơ yếu lý lịch; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu lý lịch và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong Sơ yếu lý lịch của người đó, thì xác nhận nội dung Sơ yếu lý lịch là đúng. Đ nghị Ủy ban nhân dân cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân./. 

Hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân: tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vào Sơ yếu lý lịch

  Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi khi đi xác nhận sơ yếu lý lịch cán bộ xã có được ghi nội dung về chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân không?Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về việc xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về việc xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân như sau:

1. Cơ sở pháp lý về xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân

2. Nội dung tư vấn về xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân. Cụ thể bạn muốn biết về việc khi đi xác nhận sơ yếu lý lịch cán bộ xã có được ghi nội dung về chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân không? Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Thực trạng xác nhận sơ yếu lý lịch tại địa phương

     Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, có rất nhiều giấy tờ cần phải được công chứng, chứng thực trong đó có sơ yếu lý lịch. Sơ yếu lý lịch được xem như là một bản kê khai lý lịch của bản thân, có những nội dung liên quan đến thông tin về hộ tịch, nhân thân.

     Hiện nay yêu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, trước đây chưa có văn bản nào hướng dẫn  việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, có nơi xác nhận đăng ký thường trú, có nơi xác nhận chữ ký của người khai lý lịch,  có nơi chỉ đóng dấu của Ủy ban nhân dân mà không có nội dung xác nhận, cũng có nơi Ủy ban nhân dân cấp xã đã xác nhận vào Sơ yếu lý lịch của công dân với nội dung “không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước” do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, gây bất lợi cho công dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.

 xác nhận sơ yếu lý lịch của công dân

2.2. Có được ghi nội dung về chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân không?

   Vừa qua Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đã ban hành Công văn 873/HTQTCT-CT năm 2017 về việc quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục phổ biến, quán triệt và chỉ đạo đến tất cả các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực trên địa bàn [gồm Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức hành nghề công chứng] tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định… của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân; chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Trường hp cơ quan, tổ chức vi phạm quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trong việc chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch của công dân, đề nghị Sở Tư pháp kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết về xác nhận sơ yếu lý lịch của công dânquý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 1900 6500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hồng Hạnh

Ngày đăng: 31/12/2020

Sơ yếu lý lịch hiện tại là một văn bản giấy tờ vô cùng quan trọng và cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người trong nhiều trường hợp. Vậy nên, để nắm bắt được chi tiết về các quy định đi kèm phục vụ cho việc xác nhận sơ yếu lý lịch chính xác thì cùng tìm hiểu với bài viết sau đây.

1. Vậy xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu là đúng? 

1.1. Phân rõ về trách nhiệm của mình về sơ yếu lý lịch

Mọi giấy tờ có hiệu lực thi hành đều dựa trên căn cứ và quy định rõ ràng theo luật, thông tư hay mẫu văn bản và ngay cả với việc xác nhận sơ yếu lý lịch cũng vậy. Đặc biệt với quy định tại Điều 15 của Thông tư 01/2020/TT - BTP thì đối với các quy định về chứng thực chữ kỹ đã được quy định Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ - CP áp dụng chứng thực chữ ký tờ khai lý lịch cá nhân rất cụ thể.

- Người mà thực hiện việc chứng thực sẽ không được ghi bất kỳ sự nhận xét nào vào tờ khai lý lịch cá nhân chỉ được ghi về lời chứng thực đúng theo mẫu quy định. 

Phân rõ về trách nhiệm của mình về sơ yếu lý lịch

- Riêng với các mục không có nội dung thể hiện trong tờ khai sơ yếu lý lịch đó thì cá nhân viết cần gạch chéo trước khi yêu cầu về việc chứng thực. 

- Người yêu cầu về việc chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân sẽ cần chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung tại tờ khai lý lịch cá nhân của mình. 

Từ đó cho thấy người thực hiện việc chứng thực chỉ chứng nhận về chữ ký và chịu trách nhiệm nếu đúng với người yêu cầu chứng thực còn không chịu trách nhiệm về nội dung trong sơ yếu lý lịch đã khai. Vậy nên mà người yêu cầu cần chú ý về quyền và nghĩa vụ khi có vấn đề xảy ra. 

1.2. Nơi mà bạn xin xác nhận sơ yếu lý lịch

Cũng căn cứ dựa trên quy định trên về sơ yếu lý lịch thì việc chứng thực là chứng thực về chữ ký của người khai sơ yếu. Vậy nên người yêu cầu chứng thực sẽ cần tới các cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để xác nhận chữ ký. Cụ thể hơn bạn có thể xem xét tại Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ - CP chi tiết nhất. 

Nơi mà bạn xin xác nhận sơ yếu lý lịch

- Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp xã bất kỳ không có sự phụ thuộc vào nơi đăng ký hay như là đăng ký tạm trú. Vì các UBND cấp xã đó đều có thẩm quyền về việc chứng thực chữ ký trong các giấy tờ/ văn bản có trừ trường hợp chứng thực chữ kỹ người dịch. Do đó mà người cần chứng thực đều có thể tới và ký xác thực trước mặt người xác nhận với việc nhìn ký trực tiếp. 

- Thứ hai, Các văn phòng công chứng/ phòng công chứng có thẩm quyền hoạt động xác nhận sơ yếu lý lịch. 

- Thứ ba, Các phòng tư pháp của huyện/quận/thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh. 

Như vậy khi cần xác nhận sơ yếu lý lịch và tiến hành việc chứng thực thì các cá nhân cũng có nhiều sự lựa chọn cho mình. Đưa ra quyết định di chuyển tới nơi gần nhất trong các cơ quan hoặc tổ chức để làm thủ tục nhanh chóng nhất, đặc biệt là khi cần thiết.

2. Những giấy tờ cần chuẩn bị để xác nhận sơ yếu lý lịch 

Để thực hiện việc chuẩn bị và tiến tới hoàn tất về xác nhận sơ yếu thì cá nhân người cần xác nhận sẽ cần đảm bảo cung cấp đủ giấy tờ. Cụ thể là theo như Điều 24 của Nghị định 23/2015 có quy định về người yêu cầu chứng thực chữ ký cần chuẩn bị giấy tờ là: 

Những giấy tờ cần chuẩn bị để xác nhận sơ yếu lý lịch

- Bản chính hoặc như bản sao có chứng thực về chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay như hộ chiếu vẫn còn giá trị sử dụng. 

- Đưa ra sơ yếu lý lịch khai mà cá nhân sẽ ký và cần yêu cầu về việc chứng thực. 

Không quá nhiều giấy tờ hay như bước thực hiện là bạn đã có thể hoàn tất việc xác nhận sơ yếu lý lịch của mình và sử dụng cho nhu cầu cần tới. 

3. Xác nhận sơ yếu lý lịch không nhất thiết cần về nơi thường trú?

Thực tế như chúng ta đã biết thì việc xác nhận sơ yếu lý lịch có thể thực hiện ngay tại ủy ban nhân dân của xã, phường hoặc bất kỳ thị trấn nào và cũng không có căn cứ nào về nơi thường trú hay tạm trú. Vậy tại sao mà việc xác nhận sơ yếu lý lịch lại không cần về nơi thường trú? 

Xác nhận sơ yếu lý lịch không nhất thiết cần về nơi thường trú?

Có lẽ vì việc xác nhận sơ yếu lý lịch chỉ đơn giản là xác nhận chữ ký. Theo đúng như hướng dẫn tại chính Công văn số 1520/HTQTCT - CT ban hành ngày 20/3/2014 của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, ủy ban nhân dân với phường, thị trấn. Khi thực hiện việc chứng thực chữ kỹ của người khai thì người khai cần phải tự chịu trách nhiệm về mọi nội dung đã khai tại sơ yếu lý lịch. 

Nếu trường hợp mà người thực hiện chứng thực của UBND mà biết rõ về nhân thân của người khai sơ yếu yên tâm và tin tưởng vào nội dung đã khai trong sơ yếu của người khai thì việc xác nhận nội dung sơ yếu là đúng. Bởi vậy mà trước đây thì các UBND cấp xã khi xác nhận sơ yếu lý lịch phần lớn đều tiến hành xác nhận nội dung. 

Việc xác nhận sơ yếu lý lịch chỉ đơn giản là xác nhận chữ ký

Tuy vậy từ 10/4/2015 Nghị định 23/2015 đã thay đổi về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính cấp, chứng thực về chữ ký, chứng thực hợp đồng và giao dịch có hiệu lực là khi xác nhận sơ yếu lý lịch chỉ là xác nhận về chữ ký của người yêu cầu. Quy định cụ thể hơn là điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định đã nêu thủ tục chứng thực chữ ký cũng được áp dụng với việc chứng thực chữ ký của người khai lý lịch về cá nhân. Chứng thực chữ ký sẽ là nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ/ văn bản là chữ ký của người yêu cầu về chứng thực. 

Bên cạnh đó với Công văn số 873/HTQTCT - CT ban hành 25/8/2017 liên quan về chứng thực sơ yếu lý lịch, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có sự nhấn mạnh hơn. Về việc tuyệt đối không phê duyệt các nội dung nhận xét về chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật hay quy định,...của Đảng, nhà nước cũng như các địa phương vào sơ yếu lý lịch của công dân mà chỉ thực hiện việc chứng thực chữ kỹ của người yêu cầu về xác nhận sơ yếu lý lịch. 

Hy vọng bài viết trên đây vnx.com.vn chia sẻ đến bạn đã cung cấp một cách đầy đủ mọi vấn đề liên quan tới việc xác nhận sơ yếu lý lịch. Chúc bạn chuẩn bị tốt nhất cho việc xác nhận giấy tờ cần thiết cả hiện tại và sau này.

[Download] Sơ yếu lý lịch tư pháp – Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn

Sơ yếu lý lịch tư pháp hay phiếu lý lịch tư pháp là một tài liệu quan trọng mà bạn nên nắm bắt. Cùng tìm hiểu chi tiết nhất để chứng minh án tích của bản thân ngay nhé!

Sơ yếu lý lịch tư pháp

Tin liên quan

Xem nhiều nhất

Video liên quan

Chủ Đề