Cont 20 dv là gì

Bạn đã quá quen thuôc với hình ảnh container chờ hàng mỗi ngày trên đường, có bao giờ bạn thắc mắc về những thông s/ ký hiệu được ghi trên vỏ cont, cách đọc chúng ra sao và mục đích sử dụng của những ký hiệu này là gì. Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Cách Tính Cước Vận Tải Biển Làm Logistic Cần Biết

Container được xem là công cụ đóng hàng trong loigictis và ngày càng phổ biết hiện nay trong vận tải, xuất nhập khẩu.

I. CÁC LOẠI CONTAINER TRONG VẬN TẢI

Có  06 dạng container bạn cần biết khi nhìn thấy trên bill:

  1. – DC [dry container], GP [general purpose], ST hoặc SD [Standard]: là container thường
  2. – HC [high cube]: là  container cao
  3. – RE [Reefer]: là ký hiệu container lạnh
  4. – HR [Hi-Cube Reefer]: là container lạnh, cao
  5. – OT [Open Top]: là container có thế mở nắp
  6. – FR [Flat Rack]: là container có thể mở nắp, mở cạnh dùng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cồng kềnh

Nếu phân chia theo kích thước thì có 06 loại container

  1. – Cont 20′ và  cont 40′ thường
  2. – Cont 20′ và cont 40′ cao
  3. – Cont 20′ và cont  40′ lạnh
  4. – Flatract 20′, cont40′
  5. – OT 20′ và OT40
  6. – Cont 45′

Phân loại theo  kích thước sẽ gồm các loại sau:

  1. Phân loại theo chiều dài: container là 20 feet [ 6.1m], 40 feet [ 12.2 m], 45 feet [ 13.7m].
  2. Phân loại chieu cao: con thường: 8 feet 6 inch [8’6] và cont 9 feet 6 inch [ 9’6”]
  3. Phân loại theo chiều rộng: gồm có cont 20’DC, 40’DC, 40’HC

Xem thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Tphcm

II, NHẬN BIẾT KÝ HIỆU GHI TRÊN VỎ CONTAINER 

Mã chủ sở hữu container:  Trên container bạn thường nhìn thấy 4 chữ cái được in hoa vd: COLU thì 3 chữ  COL được gọi là tiếp đầu ngữ cont được chủ sở hữu container đăng ký với cơ quản quản lý trực tiếp là cục Container Quốc tế _BIC

Chữ U ở dưới là ký hiệu loại thiết bị trong container. Chúng ta thường gặp ký Hiệu U ngoài ra còn có J và Z

  • U: container chở hàng [freight container]
  • J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng [detachable freight container-related equipment]
  • Z: đầu kéo [trailer] hoặc mooc [chassis]

VD: YULU  thì tên cont là YUL còn U là ký hiệu cont dùng để trở hàng.

Số Serri Cont [ Serial Number]: Đây được gọi là số container gồm 06 chữ số do chủ container tự đặt ra với quy ước không được trùng tên với container khác- Mỗi số chỉ được dùng 1 lần duy nhất. Trường hợp khi đặt tên mà không đủ 6 số thì sẽ thêm chữ số 0 đăng trước các số đó.

VD: 200056  hoặc 003476 là số seri của container

Chữ số kiểm tra container: [ Check digit] Là số đứng sau các dãy số Sê-ri của cont. Đặc điểm của số này là được in và đóng khung trên con ví dụ: số [2], [6]… Mục đích gắn số kiểm tra để hạn chế tình trạng trùng lặp số container vì khi check trên hệ thống sẽ khác với thực tế. Một số trường hợp nếu sai 2 ký tư thì số kiểm tra vẫn đúng.

Loại container:  Đây là dòng các chữ số ở dưới dãy số sê-ri cont  VD: 22G1, 45R1, 22T6…

Ký hiệu chữ cái trong loại cont được chia thành các nhóm: G, T, R, L…

  • G: Container thường
  • R : cont lạnh
  • U: Cont open top có thể mở lắp
  • T: là container bồn

Chữ số sau ký hiệu chữ thường găp nếu là 0 có thể mở 1 hoặc 2 đầu – Trường hợp 1 có cửa thông gió ở trê. P sễ thể hiện cho cả 2 loại trên.

2 số đầu tiên sẽ thể hiện là chiều dài của container., VD:  2 là 20 feet, số 4 là 40 Feet. Đặc biệt cont 45 sẽ ký hiệu là chữ L.

VD: Trên Container thể hiện:  YULU 200458 – 22G1 : Đọc là cont YUL 200458. Con thường 20 Feet có cửa thông gió ở trên.

III. THÔNG SỐ KÝ HIỆU TRÊN CONTAINER DÙNG KHAI BÁO HẢI QUAN 

 Dòng kích thước và mã kiểu container này bạn sẽ nhìn thấy bên dưới cont thể hiện các thông số sau:

  1. MAX. GROSS: Tổng trọng lượng tối đa cho phép của container, tính cả khi đã đóng hàng [bao gồm cả các vật dụng đã chèn lót trong cont] Được thể hiện bằng 2 đơn vị là Kg và LB [1 kg ~ 2.2 lbs]
  2. TARE: Trọng lượng tịnh của vỏ container.
  3. NET [Hoặc PAYLOAD hoặc MAX.C.W]: Trọng lượng hàng tối đa đóng vào container.
  4. CU.CAP [CUBIC CAPACITY]: Số khối trong cont, được tính bằng m khối và feet khối

Thông tin trên vỏ Container được dùng trong khai báo hải quan 

Container được sử dụng trong vận tải xuất nhập khẩu đường biển, đóng container cần tuân thủ những quy định theo tiêu chuẩn đóng hàng,  tham khảo bài viết: Phiếu xác nhận khối lượng hàng hóa đóng container VGM

Bài viết có sự tham khảo thông tin của các trang tin nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistic uy tín.

Xin cảm ơn !

Trong bài viết này tôi sẽ tóm tắt kích thước cơ bản của những loại container phổ biến. Và nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, thì đọc tiếp phần cuối bài, tôi có nêu các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến các kích thước này.

Bạn đang xem: Cont 20 dc là gì

Đầu tiên là phần quan trọng mà có lẽ bạn đang tìm kiếm.

Kích thước container - 3 loại phổ biến

Nếu làm trong lĩnh vực vận tải container, chắc hẳn bạn có thể nhớ được kích thước sơ bộ của 3 loại phổ biến nhất: 


Tất nhiên con số nêu trên là làm tròn số cho dễ nhớ, khi cần là dùng ngay, khỏi cần tra cứu.

Còn nếu, bạn cần thông số chi tiết hơn về kích thước, thể tích, trọng lượng, tải trọng hàng... thì nhấp vào link dưới đến loại container mình muốn tra cứu trong phần nội dung phía dưới:



Container 20" thường [20"DC]

Inside length 19"4" 5.89 m
Inside width 7"8" 2.33 m
Inside height 7"10" 2.38 m
Door width 7"8" 2.33 m
Door height 7"6" 2.28 m
Capacity 1,172 ft³ 33.18 m³
Tare weight 4,916 lb 2,229 kg
Payload 47,999 lb 21,727 kg
Gross weight 52,915 lb 23,956 kg

Container 40" - loại thường & cao

Dimensions Standard 40" High Cube 40"
Inside length 39"5" 12.01 m 39"5" 12.01 m
Inside width 7"8" 2.33 m 7"8" 2.33 m
Inside height 7"10" 2.38 m 8"10" 2.69 m
Door width 7"8" 2.33 m 7"8" 2.33 m
Door height 7"6" 2.28 m 8"5" 2.56 m
Capacity 2,390 ft³ 67.67 m³ 2,694 ft³ 76.28 m³
Tare weight 8,160 lb 3,701 kg 8,750 lb 3,968 kg
Payload 59,040 lb 26,780 kg 58,450 lb 26,512 kg
Gross weight 67,200 lb 30,481 kg 67,200 lb 30,480 kg

Container hở mái [Open-top Container]

Dimensions Open Top 20" Open Top 40" 
Inside length 19"4" 5.89 m 39"5" 12.01 m
Inside width 7"7" 2.31 m 7"8" 2.33 m
Inside height 7"8" 2.33 m 7"8" 2.33 m
Door width 7"6" 2.28 m 7"8" 2.33 m
Door height 7"2" 2.18 m 7"5" 2.26 m
Capacity 1,136 ft³ 32.16 m³ 2,350 ft³ 66.54 m³
Tare weight 5,280 lb 2,394 kg 8,490 lb 3,850 kg
Payload 47,620 lb  21,600 kg  58,710 lb  26,630 kg
Gross weight 52,900 lb 23,994 kg 67,200 lb 30,480 kg

Container lạnh [Reefer Container]

Dimensions Reefer 20"  Reefer 40" 
Inside length 17"8" 5.38 m 37"8" 11.48 m
Inside width 7"5" 2.26 m 7"5" 2.26 m
Inside height 7"5" 2.26 m 7"2" 2.18 m
Door width 7"5" 2.26 m 7"5" 2.26 m
Door height 7"3" 2.20 m 7"0" 2.13 m
Capacity 1,000 ft³ 28.31 m³ 2,040 ft³ 57.76 m³
Tare weight 7,040 lb 3,193 kg 10,780 lb 4,889 kg
Payload 45,760 lb  20,756 kg  56,276 lb  25,526 kg
Gross weight 52800 lb 23949 kg 67056 lb 30,415 kg

Container Flatrack

Dimensions Flat Rack 20"  Flat Rack 40" 
Inside length 18"5" 5.61 m 39"7" 12.06 m
Inside width 7"3" 2.20 m 6"10" 2.08 m
Inside height 7"4" 2.23 m 6"5" 1.95 m
Tare weight 5,578 lb 2,530 kg 12,081 lb 5,479 kg
Payload 47,333 lb  21,469 kg  85,800 lb  38,918 kg 
Gross weight 52,911 lb 23,999 kg 97,881 lb 44,460 kg

Trên đây là những thông số cơ bản của một số loại container phổ biến. Nếu bạn từng đặt câu hỏi: những thông số này dựa vào quy định nào, thì mời bạn xem trong phần kế tiếp...

Tiêu chuẩn về Kích thước container

Container có nhiều loại, và kích thước cụ thể từng loại có thể khác nhau ít nhiều tùy theo nhà sản xuất. Tuy vậy, do nhu cầu tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng trên phạm vi toàn cầu, kích thước cũng như ký mã hiệu container thường được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO.


Có nhiều bộ tiêu chuẩn ISO liên quan đến container, trong đó ISO 668:1995 quy định kích thước và tải trọng của công cụ mang hàng này.

Xem thêm: Tác Phong Công Nghiệp Là Gì, Làm Gì Để Xây Dựng Tác Phong Công Nghiệp

Theo ISO 668:1995[E], các container ISO đều có chiều rộng là 2,438m [8ft].

Về chiều dài, container 40’ được lấy làm chuẩn. Các container ngắn hơn có chiều dài tính toán sao cho có thể xếp kết để đặt dưới container 40’ và vẫn đảm bảo có khe hở 3 inch ở giữa. Chẳng hạn 2 container 20’ sẽ đặt khít dưới 1 container 40’ với khe hở giữa 2 container 20’ này là 3 inch. Vì lý do này, container 20’ chỉ có chiều dài xấp xỉ 20 feet [chính xác là còn thiếu 1,5 inch].

Về chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao.

Loại container thường cao 8 feet 6 inch [8’6”], Loại container cao có chiều cao là 9 feet 6 inch [9’6”].

Hai loại này chênh lệch nhau 1 foot [khoảng 30cm, áng chừng bằng 1 bàn chân]

Cách gọi container thường, container cao chỉ mang tính tập quán mà thôi.

Trước đây, người ta gọi loại cao 8 feet là container thường, nhưng hiện nay loại này không còn được sử dụng nhiều nữa, thay vào đó, container thường có chiều cao 8’6”.

Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995[E], kích thước và trọng lượng container tiêu chuẩn 20’ và 40’ như bảng dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề