Copywriter tìm thông tin như thế nào

Mô tả công việcCopywriter là người chịu trách nhiệm về sáng tạo và chuyển đổi ý tưởng thành các từ cho bài viết, quảng cáo và các ấn phẩm, viết lời và văn bản cho quảng cáo, radio, nội dung trên Internet, website, thông cáo báo chí, tờ rơi và tài liệu thư trực tiếp.

Các công việc chính

  • Viết, biên tập tin/bài và quản lý nội dung bài viết cho các khách hàng theo yêu cầu.
  • Sáng tạo Slogan, Tagline, Headline
  • Phối hợp với các bộ phận khách các báo xây dựng content cho khách hàng theo từng mục tiêu cụ thể
  • Kiến thức cơ bản về SEO, nghiên cứu từ khóa và công cụ phân tích
  • Xây dựng chiến lược, ý tưởng và nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
  • Viết thông cáo báo chí, bài PR
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu công việc [PR nội bộ, sự kiện hội thảo]
  • Phụ trách việc cung cấp, phát triển toàn bộ nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, xây dựng thương hiệu

KPI công việc

  • Lượng tương tác mỗi bài [view/comment/share]
  • Số lượng bài viết trong tháng
  • Số lượng người đăng kí nhận bài viết trong tháng
  • Thứ hạng xếp hạng bài viết trên Google [SEO]

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành có liên quan: Báo Chí, Truyền thông Tiếp Thị, Ngữ Văn
  • Đa dạng cách viết, sáng tạo, linh hoạt không theo lối mòn
  • Khả năng sử dụng Word, Excel, Powerpoint tốt
  • Biết photoshop là một lợi thế
  • Có khả năng diễn đạt ý tưởng tốt, phân tích ngữ nghĩa tốt
  • Chăm chỉ, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, hoàn thành bài viết kịp deadline
  • Có ý thức kỷ luật, thái độ nghiêm túc trong công việc

Năng lực liên quan

  • Knowledge - Tốt nghiệp Đại học các ngành Báo chí hoặc các ngành liên quan
  • Knowledge - Trình độ ngôn ngữ
  • Knowledge - Trình độ ngoại ngữ [Tiếng Anh]
  • Skill - Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Skill - Kỹ năng tư duy chiến lược
  • Skill - Tư duy tập trung vào kết quả
  • Skill - Kỹ năng làm việc nhóm
  • Skill - Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mới
  • Attitude - Thái độ đặt khách hàng là trung tâm
  • Attitude - Tỉ mỉ, cẩn thận

Bộ câu hỏi phỏng vấn

  • Có gì là khác nhau giữa phóng viên và copywriter?
  • Bạn thường tìm ý tưởng bài viết bằng cách nào?
  • Ở vị trí cũ của bạn, đối tượng người đọc mà bạn hướng tới là gì? Bạn sử dụng văn phong như thế nào để phù hợp nhất với họ?
  • Kể lại một chiến dịch marketing hiệu quả mà bạn biết.
  • Theo bạn, điều gì tạo nên một copywriter thành công?
  • Bạn có kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing nào?
  • Bạn thấy sản phẩm / dịch vụ của chúng tôi có gì đặc thù? Theo bạn, điều đó nên được tận dụng trong viết bài như thế nào?

Ứng dụng kiến thức vào quản lý nguồn nhân lực với Base HRM+.

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Copywriter không phải là một nghề quá mới tại thị trường Việt Nam. Copywriter và content writer có nét tương đồng với nhau về trách nhiệm trong công việc, tuy nhiên Copywriter sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn. Và để biết được Copywriter là gì, điểm khác nhau giữa Copywriter và Content writer thì hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.


I. Tìm hiểu về công việc Copywriting


1. Copywriting là gì?

Copywriting là hành động viết, trình bày các tài liệu, sao chép một cách có chọn lọc từ văn bản khác với mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị sản phẩm. Mọi copywriting đều được dùng để thúc đẩy việc nhấp chọn mua hàng hay bày tỏ quan điểm của bản thân khách hàng, nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu nghiên cứu khách hàng và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2. Nguồn gốc phát triển Copywriting

Vào những năm 1470 - thời kỳ Babylon - Copywriting đã xuất hiện và được sử dụng. 7 năm sau đó, ấn phẩm đầu tiên về copywriting ra đời để quảng bá cho một quyển kinh thánh. Thời kỳ này khá khó khăn trong việc quảng bá sản phẩm vì còn khá nhiều sự thiếu thốn về công cụ, thiết bị in ấn. Các sản phẩm quảng cáo thường được thể hiện bằng bút mực lông vũ trên những tờ giấy lớn, với họa tiết & ký tự khắc họa. Mãi đến năm 1919, ngành copywriting có một bước đột phá lớn, nhiều copywriter xuất hiện với hình thức làm việc tự do và John Emory Powers được cho là cha đẻ của hình thức freelance copywriter. Đến những năm 1960s, với sự ra đời của Internet, Copywriting đã được chuyển sang Digital Copywriting tăng mức độ phổ biến, sự tiện dụng và nhanh chóng.

II. Copywriter là gì?


1. Định nghĩa Copywriter

Copywriter là người viết những nội dung với mục đích quảng cáo hoặc marketing ở nhiều hình thức. Công việc của Copywriter bao gồm từ việc tạo ra nội dung sáng tạo, slogan, văn bản, ảnh, âm thanh, video,.. nhằm mục đích cuối cùng là tăng nhận thức về thương hiệu, xây dựng truyền thông cho doanh nghiệp từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng hay tăng lợi nhuận bán hàng..

2. Tiếng nói của một Copywriter

Đối tượng khách hàng của copywriter là tất cả các công ty doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Và công việc của họ là nghiên cứu, phỏng vấn, đọc và sửa các bài viết, viết, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing,...với mục đích cuối cùng là tăng nhận thức và thu hút khách hàng. Đồng nghĩa với việc copywriter phải thật linh hoạt trong công việc mới có thể đảm nhiệm nhiều công việc như thế. Mỗi copywriter có một tiếng nói riêng tuy nhiên họ phải tự nhận biết tự điều chỉnh tiếng nói của mình phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, mỗi khách hàng và dường như những quy luật của khách hàng sẽ được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Copywriter phải nắm rõ những điểm đặc biệt của doanh nghiệp và làm tôn lên nét đặc trưng ấy, bạn không thể viết giống nhau giữa các khách hàng.

3. Vai trò và tầm quan trọng

Copywriter chịu trách nhiệm trong việc sáng tạo ngôn từ với mục đích quảng cáo hay tiếp thị cho một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Mục tiêu thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp đến khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng hay sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Bên cạnh đó, copywriter còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, lập chiến lược, thực hiện quy trình từng bước cho một dự án marketing nhằm tạo niềm tin với khách hàng và mở rộng phân khúc thị trường. Copywriter có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì họ là một trong những người quyết định mức độ lan tỏa của doanh nghiệp và số lượng khách hàng tiềm năng.

III. Phân biệt Content Writer và Copywriter


Content writer là người có trách nhiệm tạo ra nội dung, traffic cho website, landing page,... với nhiều mục đích: marketing, kinh doanh,... thông qua nhiều hình thức SEO website, Facebook,... Những nội dung do content writer phụ trách thường dài và đầy đủ thông tin, nội dung. Mục đích cuối cùng của việc tuyển content writer là thu hút khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Content writer thường viết những chủ đề theo xu hướng hiện tại

Với copywriter, công việc cũng tương tự như content writer nhưng họ chịu trách nhiệm nhiều hơn là viết nội dung. Copywriter còn là người xây dựng ý tưởng cho slogan hay bất cứ điều gì liên quan đến việc duy trì doanh nghiệp như Facebook ads, Google ads,... Nội dung được trình bày bởi copywriter nhằm thúc đẩy và hỗ trợ việc bán sản phẩm, dịch vụ bao gồm bài viết văn bản, video, TVC,...

Tuyển dụng có thể bạn quan tâm, việc làm Marketing:

- Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX

- Nhân viên SEO và Content tin website TGDĐ ĐMX

- Nhân viên PR

IV. Phân loại và mô tả công việc Copywriter


1. Theo nội dung viết lách

- Creative/ Advertising Copywriter: Vị trí công việc này yêu cầu và đòi hỏi cao về việc sáng tạo liên tục vì họ phải làm việc với những khách hàng và hiểu tâm lý của họ để đáp ứng được chính xác nhu cầu. Creative Copywriter không cần viết quá nhiều, công việc của họ là sáng tạo những Slogan, Tagline, Concept, Storyboard.

- Sale Letter Copywriter: Hình thức của Sale Letter Copywriter là làm việc với nhiều từ ngữ, câu từ thuyết phục người đọc, dùng nhiều cho viết bài website và quảng cáo. Đây là hình thức làm việc thông thường và truyền thống của Copywriter, yêu cầu phải có kỹ năng viết tốt và đa dạng từ ngữ.

- Digital Copywriter: Không chỉ dừng lại ở việc viết nội dung cho doanh nghiệp, digital copywriter còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác từ việc gặp khách hàng đến quản lý những dự án cho công ty. Digital Copywriter thực hiện những công việc liên quan đến chỉnh sửa, theo dõi từng chi tiết về dự án của khách hàng bao gồm logo, hình ảnh, màu sắc,... Họ phải biết cách sử dụng công cụ digital để đáp ứng cho chiến dịch Marketing Online, yêu cầu của vị trí này cần phải tỉ mỉ là yếu tố cần có.

- Technical Copywriter: Họ là những người viết nội dung theo một chủ đề liên quan kĩ thuật, vì vậy mà kiến thức về chuyên ngành cần phải nắm vững. Bài viết về chuyên môn của họ sẽ tạo nên uy tín với người đọc, bổ sung chính xác những kiến thức cần thiết. Họ phù hợp cho việc viết nội dung cho PR sản phẩm hoặc review sản phẩm kỹ thuật vì thế mà kiến thức chuyên ngành là điều cần thiết.

- SEO Copywriter: SEO giúp bài viết được thăng hạng trên Google được thể hiện bằng việc tần suất hiển thị keywords, vị trí đặt keywords,... có vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Vì thế SEO Copywriter phải hiểu biết, nắm vững kiến thức về SEO và công việc diễn ra phần lớn trên website.

- Publisher/Content Copywriter: Công việc của một Publisher/Content Copywriter thường phân bổ trên những trang mạng xã hội và các trang tin tức. Và tất nhiên, Copywriter đảm nhận nhiều việc vì thế mà Publisher/Content Copywriter không chỉ viết content mà còn lên chiến lược PR sản phẩm,...

- Inhouse Copywriter [Brand Copywriter]: Đối tượng công việc chính của họ là Brand - thương hiệu. Brand Copywriter là người viết nội dung, lên chiến lược nhằm mục đích quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, họ sẽ là người hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng mục tiêu để giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được khách hàng.

2. Theo nơi làm việc

- Agency Copywriter: Agency là những công ty làm những việc liên quan đến quảng cáo, là người hỗ trợ khách hàng lên chiến lược quảng bá. Copywriter tại Agency sẽ thực hiện những công việc liên quan từ lên ý tưởng, tạo ra ngôn từ đến chiến lược quảng cáo, slogan,...Tại các Agency luôn sở hữu đội ngũ có năng lực và sở hữu nhiều chiến dịch với khách hàng lớn đến nhỏ.

- Corporate Copywriter: Ngược lại với Agency, Copywriter tại Corporate sẽ chỉ làm việc với một khách hàng chính là doanh nghiệp bạn đang làm việc. Vẫn là những công việc liên quan đến chữ viết và thương hiệu của doanh nghiệp như thực hiện lên ý tưởng, viết nội dung, chiến lược quảng cáo, slogan,... để phục vụ cho việc rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng.

- Freelance Copywriter: Môi trường làm việc freelancer không cố định và không phụ thuộc vào thời gian làm việc vào giờ hành chính như những công việc văn phòng. Bạn có thể làm việc bất kỳ lúc nào bạn thích và bất kì nơi đâu bạn muốn vì đó là một công việc độc lập. Freelancer Copywriter sẽ nhận những dự án từ khách hàng và có sự thống nhất giữa cả 2. Và yêu cầu duy nhất ở công việc này là sự chất lượng và thời gian giao sản phẩm.

3. Theo cấp bậc công việc

- Intern Copywriter: Với vị trí thực tập sinh, bạn sẽ là người hỗ trợ những đồng nghiệp trong công việc. Vì là một người hoàn toàn mới và chưa có nhiều kinh nghiệm nên sẽ được làm quen với công việc ở những bước đầu tiên từ nghiên cứu về người tiêu dùng, hỗ trợ lên ý tưởng, lập kế hoạch,...

- Junior Copywriter: Sau khi đã được trải qua quá trình làm quen với công việc, bạn sẽ được thực hiện các bước tham gia vào công việc một cách trực tiếp hơn. Bạn sẽ thực hiện những công việc lên kế hoạch phát triển nội dung, viết bài và quản lý nội dung, cập nhật các xu hướng xây dựng nội dung mới mẻ, phát triển nội dung các phương tiện truyền thông,...

- Senior Copywriter: Ở một vị trí cao hơn, trách nhiệm của bạn sẽ nhiều hơn trong công việc và trở thành một phần của team. Với vị trí của Senior, họ được là việc với giám đốc điều hành để xác định rõ ràng và cụ thể với yêu cầu của khách hàng. Từ đó họ có thể hình dung và phác họa được những ý tưởng về yêu cầu của khách hàng. Thực hiện việc giám sát, sửa đổi những chiến lược hiệu quả cho khách hàng.

- Content Manager: Ở vị trí của một người lãnh đạo, content manager sẽ tổ chức và điều hành các hoạt động sáng tạo nội dung một cách hiệu quả. Bên cạnh những công việc như các nhân viên copywriter, bạn sẽ lên kế hoạch tổ chức chiến lược bằng một bảng kế hoạch hàng tháng hoặc hàng tuần cho các nhân viên cấp dưới. Tạo và trình bày những ý tưởng cho chiến lược và chịu trách nhiệm đào tạo những nhân viên mới.

- Content Director: Ở một vị trí cấp cao, giám đốc content sẽ chịu trách nhiệm thực hiện lên chiến lược, xét duyệt và trình bày hội họp trước ban lãnh đạo. Bên cạnh đó là điều hành, quản lý nhân sự Bộ phận Nội dung để theo dõi và đánh giá quá trình làm việc và quyết định từng quyền lợi của mỗi nhân viên.

- Freelance Copywriter: Đây là hình thức làm việc tự do theo hướng độc lập hoặc nhóm tự lập. Những freelancer bắt buộc phải có kinh nghiệm và trang bị nhiều kiến thức vì họ sẽ nhận dự án và thực hiện toàn bộ công việc từ làm việc với khách hàng, lên ý tưởng chiến lược đến thực hiện và ra thành phẩm cuối cùng. 

Tuyển dụng có thể bạn quan tâm, việc làm Marketing:

- Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX

- Nhân viên Biên Tập Hình Ảnh Media

V. Yếu tố cần có để trở thành Copywriter giỏi


1. Trình độ học vấn

Công việc của một copywriter không đơn thuần chỉ là viết nội dung, do đó họ phải vững rất nhiều kiến thức. Copywriter chịu trách nhiệm nhiều công việc vì thế mà họ phải trang bị cho bản thân mình thật nhiều kỹ năng từ lên ý tưởng, phân tích và nắm rõ thị trường đến việc chiến lược,... Để có thể phát triển và thành công với nghề copywriter, bên cạnh kỹ năng vốn có, trình độ học vấn là những gì cần thiết và cần được trau dồi mỗi ngày.

2. Kinh nghiệm

Việc học từ những lý thuyết và nắm vững chúng sẽ giúp dễ dàng hình dung được những công việc cần phải làm. Và copywriter sẽ dần trở nên tốt hơn nếu họ được thực hành nhiều hơn. Khi bắt tay vào công việc, cùng với những kiến thức đã có, được tiếp xúc trực tiếp với công việc giúp bạn nhớ lâu hơn những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng tích lũy thành kinh nghiệm.

3. Kỹ năng nghề nghiệp

- Khả năng viết lách: Công việc cơ bản của một copywriter là viết. Họ phải viết những nội dung hay và thu hút được khách hàng bằng những ngôn từ. Bởi công việc chính của copywriter là làm việc với nội dung và quảng cáo, bài viết và nội dung phong phú sẽ thu hút được nhiều thị trường tiềm năng.

- Khả năng tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là những suy nghĩ phá vỡ những quy tắc vốn dĩ đã có sẵn từ trước và là những tư duy hoàn toàn mới mẻ nhưng phù hợp. Sự sáng tạo của một copywriter được thể hiện qua cách biểu hiện trong công việc với mục đích cuối cùng là thu hút sự chú ý của khách hàng. Thay vì dùng nhiều chữ viết truyền thống, copywriter có thể diễn đạt những ý thông qua hình ảnh, đoạn video để người xem đỡ nhàm chán.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Việc quản lý thời gian thật sự phù hợp và cần thiết trong tất cả công việc. Quản lý thời gian giúp phân bổ quỹ thời gian của bản thân một cách hợp lý cho từng việc nhỏ mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Copywriter chịu nhiều trách nhiệm, vì thế mà quản lý thời gian sẽ giúp họ hoàn thành được những nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả.

- Kỹ năng tư duy thiết kế: Bên cạnh việc tạo ra những nội dung bằng từ ngữ, Copywriter còn đảm nhiệm vai trò lên chiến lược và tạo ra hình ảnh quảng cáo sản phẩm. Vì thế, cần có óc sáng tạo và hiểu rõ quy luật về màu sắc, bố cục để tạo ra được những sản phẩm thu hút khách hàng, tăng được mức độ tương tác.

- Khả năng nghe, đọc & hiểu: Copywriter là người làm nội dung về sản phẩm và dịch vụ, và mục tiêu cuối cùng của họ là khách hàng, càng thu hút được nhiều khách hàng càng hiệu quả. Để có thể chạm đến số đông khách hàng, copywriter phải biết lắng nghe, tiếp nhận ý kiến từ nhiều người về bài viết của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm tích lũy. Bên cạnh đó, khi dùng ngôn ngữ để viết nội dung, copywriter cần đảm bảo được những ngôn từ giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ về sản phẩm, dịch vụ. 

- Khả năng tối ưu hóa SEO Onpage: Copywriter giữ vị trí khá quan trọng trong việc đưa thương hiệu, sản phẩm đến với người tiêu dùng. Họ thực hiện nhiệm vụ tạo ra nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, và quan trọng hơn hết, để có thể tiếp cận được người dùng một cách dễ dàng nhất, copywriter phải kèm kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage. Bên cạnh việc tối ưu hóa nội dung, copywriter còn phải tối ưu hóa hình ảnh và tiêu đề bài viết. Một nội dung vừa dễ đọc, vừa đầy đủ thông tin và gần gũi sẽ dễ dàng thu hút khách hàng.

- Digital Marketing: Copywriter sẽ thực hiện những chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm dựa trên nền tảng internet kỹ thuật số, và đó được gọi là Digital Marketing. Copywriter cần thành thạo những công cụ, những kênh bán hàng và những kênh hội tụ nhiều khách hàng. Họ sẽ dùng những kỹ năng tiếp cận khách hàng giúp tăng khả năng thu hút.

VI. Mức lương và cơ hội việc làm Copywriter


1. Mức lương và môi trường làm việc

Copywriter thường sẽ làm việc tại các công ty quảng cáo hoặc họ có thể làm trong bất kì một công ty thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Với công ty quảng cáo, họ sẽ phải làm việc cho nhiều công ty khác nhau dựa vào yêu cầu của khách hàng.

Đối với copywriter của một công ty nhất định, họ sẽ tập trung vào việc xây dựng ý tưởng, chiến lược, thiết kế phục vụ cho hoạt động truyền thông. Và với sự đảm nhiệm ở nhiều mảng như thế, copywriter thường được nhận mức lương khá hấp dẫn dao động từ 10 triệu đến 15 triệu, tuy nhiên còn tùy vào quy mô công ty và năng lực của bạn.

2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Copywriter

Copywriter được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực vì trách nhiệm của họ là tạo ra ý tưởng, lên chiến lược và thực hiện nội dung với mục đích cuối cùng là tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thường các Copywriter sẽ làm việc tại các công ty Agency, thực hiện nhiều dự án sẽ giúp họ thỏa mãn được đam mê của mình.

Với những bạn Copywriter mới, chưa có kinh nghiệm sẽ bắt đầu từ vị trí Intern nhằm làm quen công việc và dần dần từng bước đến Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content/ Creative Manager – Content/ Creative Director.

Xem thêm:

- Trade Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Trade Marketer

- Client là gì? Sự khác biệt và mối quan hệ giữa Client và Agency

- Thị trường là gì? Tìm hiểu chức năng và hình thái của thị trường

Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn chi tiết về Copywriter. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết này nhé.

Nguồn tham khảo: //www.awai.com/what-is-copywriting/

Chủ Đề