Củ cà rốt là gì

“Lá xanh củ đỏ – Lớn nhỏ bên nhau – Đất đội ngập đầu – Nhảy lên đẹp thật” [1]

Vâng, đó là cây cà rốt. Vốn dĩ, cà rốt nguyên thủy được trồng để lấy lá và hạt thơm rồi dần dần, phần rễ củ của nó mới được sử dụng phổ biến như ngày nay [2].

Là một trong những loại cây có củ với hình dáng dễ thương, bắt mắt, thường xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày, cà rốt còn có nhiều công dụng quý trong y học.

Đặc điểm

Cà rốt hay còn gọi là củ cải đỏ [tên khoa học: Daucus carota, họ Apiaceae] [3] là loại cây thảo có rễ củ hình trụ ngắn. Lá cà rốt mọc so le với các phiến lá xẻ thùy hình lông chim và các bẹ lá khá phát triển. Hoa cà rốt mọc thành cụm ở ngọn, có đài hoa rất nhỏ, hình tam giác, quả thuôn, có cạnh lồi tua tủa các tơ cứng. Rễ cái của cây cà rốt phát triển thành củ, khi cây ra hạt củ sẽ trở nên xốp và không dùng được.

Củ cà rốt tùy theo giống mà có các màu khác nhau như vàng cam, đỏ, tím, trắng…trong đó, cà rốt màu vàng cam được xem là tốt nhất. Củ cà rốt có thể bảo quản trong 3 tháng ở 10 độ C mà hầu như không bị thay đổi về các thành phần hóa học.

Công dụng của củ cà rốt

Theo y học cổ truyền, củ cà rốt có vị ngọt, cay, mùi hăng, tính bình. Công dụng của củ cà rốt đó là; hạ khí, bổ trung, bổ huyết, yên ngũ tạng, tăng cường tiêu hóa, phù hợp với người gầy còm, thiếu máu, ăn uống chậm tiêu, trẻ em chậm lớn và răng mọc chậm [4].

Củ cà rốt chứa ít calo nhưng lại đa dạng về thành phần cũng như hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất. Bên cạnh chất xơ, đường, chất đạm, chất béo cùng các loại vitamin [A, B1, B2, B3, B6, C…] và khoáng chất [Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho…]; củ cà rốt còn chứa một lượng rất lớn vitamin A.

Tuy nhiên, lượng vitamin A có trong củ cà rốt sống được hấp thu thực sự trong quá trình tiêu hóa là rất thấp [trong khi kết quả phân tích dinh dưỡng cho thấy lượng vitamin A trong 100 g cà rốt tươi đủ cho nhu cầu tiêu thụ mỗi ngày ở người trưởng thành]. Do đó, để cải thiện lượng vitamin A hấp thụ [khoảng 39 % hàm lượng thực tế], cần hấp hoặc nghiền nhỏ cà rốt để nấu và thêm vào một ít dầu ăn [2]. Các cách chế biến thường thấy là nấu canh, xào, hấp, nấu súp, nấu cháo… trong đó, súp cà rốt thường được dùng để điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

Ngoài ra, củ cà rốt còn được dùng để điều trị kém ăn, mất ngủ, mệt mỏi sau khi ốm bằng công thức thuốc sắc với các thành phần: củ cà rốt [phơi khô, thái mỏng rồi tẩm mật, sao lên 30 g], cây vú bò [thái miếng, phơi khô, 24 g], hoài sơn [sao lên, 24 g], mạch môn [chẻ đôi, bỏ lõi, sao, 12 g], ngưu tất [12 g] và thổ tam thất [12 g].

Mặt khác, nước ép từ củ cà rốt [ít chất xơ hơn] cũng được ưa chuộng để nhuộm màu tự nhiên cho thực phẩm và làm nước uống.

Công dụng của hạt cà rốt

Hạt cà rốt có vị đắng, ấm, có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, giúp thải trừ acid uric – hợp chất gây viêm khớp, gout ở liều lượng cao và điều trị các bệnh về tiết niệu. Bên cạnh đó, hạt cà rốt còn được dùng với công dụng điều kinh, điều trị tiêu chảy, lỵ mạn tính [ngày dùng khoảng 12 – 18 g]. [4]

Ngoài ra, tinh dầu hạt cà rốt được chiết xuất qua quá trình ép lạnh [có màu vàng, màu hổ phách hoặc màu nâu cam nhạt] còn được dùng để điều chế thành kem dưỡng da, điều trị mụn nhọt và loét [5].

Công dụng của lá cà rốt

Lá cà rốt non, cả phiến và cuốn lá đều ăn được và thường được dùng trong các món xào. Bên cạnh đó, lá cà rốt còn là một vị thuốc điều trị chứng nhức nửa đầu bằng cách hơ nóng, giã nát vắt lấy nước rồi trộn với dầu thực vật [tỷ lệ 2:1] để nhỏ vào lỗ mũi [khoảng 2 giọt]. Ngoài ra, nước sắc từ lá cà rốt còn được dùng làm thuốc chống co thắt [4].

Lưu ý

  • Không ăn cà rốt nhiều và liên tục trong nhiều ngày để tránh thừa vitamin A gây ra táo bón [do uống thiếu nước], vàng da, vàng mắt, chán ăn… Liều lượng tiêu dùng cà rốt có thể tham khảo là 50 – 100g củ cho mỗi lần ăn và khoảng 2, 3 lần mỗi tuần [ở người lớn], giảm một nửa ở trẻ em.
  • Chỉ nên cạo nhẹ lớp vỏ ngoài của củ cà rốt [hoặc để cả vỏ và rửa thật sạch] vì phần lớn các chất dinh dưỡng trong cà rốt tập trung nhiều ở vỏ và thịt nạc, ít ở lõi. Bên cạnh đó, không nấu quá kỹ cà rốt ở nhiệt độ cao, không nên ăn vào buổi sáng [vì có thể gây đầy bụng] và buổi tối [để tránh hưng phấn thần kinh, làm mất ngủ vì cà rốt tính dương].

Gọi: 0978.784411 MUA THUỐC

  •  TRUNG TÂM CÂY THUỐC QUÝ HÒA BÌNH
  •  Số 73, K2, Mãn Đức, Tân Lạc, Hòa Bình
  •  Gọi Viettel: 097878.4411 - 0353.972.191
  •  Gọi Mobi: 0899.803.835 - 0906.170.058
  •   GIẤY PHÉP KINH DOANH SỐ : 25.G.001961
  •   UBND huyện Tân Lạc cấp, ngày 17/6/2014

Cà rốt [tên tiếng anh là Carrot, tiếng pháp là Carrote] là loài cây có củ, vậy ăn củ cà rốt có tác dụng gì? Ăn cà rốt có tốt không và thành phần dinh dưỡng trong củ cà rốt thế nào?

Cà rốt được cho là giàu vitamin, chứa nhiều chất chống oxy hóa, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sáng da, khỏe mắt, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát chelesterol, và nhiều công dụng khác. Hãy tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

củ cà rốt [ảnh internet]

Cà rốt có màu sắc phổ biến nhất là màu cam [màu cà rốt đặc trưng], mặc dù chúng có thêm màu tím, đen, đỏ, trắng, và màu vàng. Tất cả đều được thuần hóa từ cà rốt hoang dã có nguồn gốc từ Châu Âu và Tây Nam Á. Cà rốt được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư và ban đầu được trồng để lấy lá và hạt. Phần ăn được chính là củ, mặc dù thân và lá cũng ăn được. Giống cà rốt ngày nay được lai tạo một cách chọn lọc để có được phần củ to hơn, ngon hơn, ít xơ gỗ hơn.

Xưa kia, cà rốt được trồng để lấy lá và hạt thơm hơn là lấy củ. Một số họ hàng gần của cà rốt vẫn được trồng để lấy lá và hạt, chẳng hạn như mùi tây, ngò, rau mùi, thì là.

lá cây cà rốt [ảnh: sưu tầm]

Lá cà rốt có thể ăn được như một loại rau ăn lá, nhưng hiếm khi con người ăn. Bởi một số nguồn cho rằng ăn lá cà rốt có chứa chất độc alkaloid. Cho nên, để ăn lá, lá sẽ được thu hoạch khi còn non và thường được dùng để xào, hoặc trong món salad.

Củ cà rốt chứa một lượng lớn alpha- và beta-carotene, đồng thời là nguồn cung cấp vitamin K và vitamin B6 dồi dào cho cơ thể.

Thông tin dinh dưỡng

Cà rốt tươi có khoảng 88% nước, 9% carbohydrate, 0,9% protein, 2,8% chất xơ, 1% tro và 0,2% chất béo. Chất xơ trong cà rốt chủ yếu bao gồm cellulose, với tỷ lệ nhỏ hơn là hemicellulose, lignin và tinh bột. Đường tự do trong cà rốt bao gồm sucrose, glucose và fructose.

Cà rốt có màu cam sáng đặc trưng do chứa β-carotene, α-carotene , γ-carotene, lutein và zeaxanthin. Chất α- và β-carotenes được chuyển hóa một phần thành vitamin A, với 100g cà rốt cung cấp hơn 100% lượng vitamin hàng ngày [DV]. Cà rốt cũng là một nguồn cung cấp vitamin K [13% DV] và vitamin B6 [11% DV]/100g, và cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Bảng thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Giá trị dinh dưỡng của cà rốt trên 100 gCà rốt nấu chínCà rốt tươi
Năng lượng147 kJ [35 kcal]173 kJ [41 kcal]
Carbohydrate8,22 g9,6 g
Đường3,45 g4,7 g
Chất xơ3 g2,8 g
Chất béo0,18 g0,24 g
Chất đạm0,76 g0,93 g
Thành phần VitaminSố lượng, [% DV] Số lượng, [% DV]
Vitamin A tương đương.852 μg, 107%835 μg, 104%
beta-Caroten8330 μg, 77%8285 μg, 77%
lutein zeaxanthin687 μg256 μg
Thiamine [B 1 ]0,066 mg, 6%0,066 mg, 6%
Riboflavin [B 2 ]0,044 mg, 4%0,058 mg, 5%
Niacin [B 3 ]0,645 mg, 4%0,983 mg, 7%
Axit pantothenic [B 5 ]0,232 mg, 5%0,273 mg, 5%
Vitamin B 60,153 mg, 12%0,138 mg, 11%
Folate [B 9 ]14 μg, 4%19 μg, 5%
Vitamin C3,6 mg, 4%5,9 mg, 7%
Vitamin E1,03 mg, 7%0,66 mg, 4%
Vitamin K13,7 μg, 13%13,2 μg, 13%
Khoáng chấtSố lượng% DV Số lượng% DV
Canxi30 mg, 3%33 mg, 3%
Sắt0,34 mg, 3%0,3 mg, 2%
Magiê10 mg, 3%12 mg, 3%
Mangan0,155 mg, 7%0,143 mg, 7%
Phốt pho30 mg, 4%35 mg, 5%
Kali235 mg, 5%320 mg, 7%
Natri58 mg, 4%69 mg, 5%
Kẽm0,2 mg, 2%0,24 mg, 3%
Các thành phần khácSố lượngSố lượng
Nước90,2 g88 g

μg = microgam  • mg = miligamIU = Đơn vị quốc tế[% DV là tỷ lệ phần trăm dinh dưỡng cần thiết theo khuyến nghị của Hoa Kỳ dành cho người lớn]

Nguồn Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

Ăn củ cà rốt có tác dụng gì?

Cà rốt giàu vitamin, chứa nhiều chất chống oxy hóa, ăn cà rốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như khỏe mắt, tăng cường hệ miễn dịch, kiểm soát chelesterol và nhiều công dụng khác, chi tiết như sau:

Ăn cà rốt tốt cho mắt của bạn

Đây có thể là tác dụng tốt của cà rốt mà nhiều người biết đến. Cà rốt rất giàu beta – carotene, một hợp chất khi ăn cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp giữ đôi mắt của bạn khỏe mạnh. Beta-carotene giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh nắng mặt trời và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt.

Cà rốt cũng giàu lutein, chất này cũng rất tốt cho mắt của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở Hoa Kỳ

Ăn cà rốt có thể làm giảm nguy cơ ung thư

Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là có khả năng chống lại các gốc tự do có hại trong cơ thể, và điều đó có thể làm cho bạn ít bị ung thư hơn. Hai loại chất chống oxy hóa chính trong cà rốt là carotenoid và anthocyanins. Carotenoids tạo cho cà rốt có màu vàng và cam, trong khi anthocyanins chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ và tím.

Ăn cà rốt tốt cho tim mạch

Đầu tiên, tất cả những chất chống oxy hóa cũng tốt cho tim của bạn. Thứ hai, kali trong cà rốt có thể giúp kiểm soát huyết áp của bạn. Thứ ba, chúng có chất xơ, có thể giúp bạn giữ được cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh tim .

Cà rốt đỏ cũng có lycopene, giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Ăn cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C trong cà rốt giúp cơ thể bạn xây dựng các kháng thể bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn. Vitamin C cũng giúp cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng sắt và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, cà rốt rất giàu dinh dưỡng và vi chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường.

Ăn cà rốt có tác dụng làm đẹp da

Cà rốt được xem là thực phẩm làm đẹp da. Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, cà rốt có tác dụng ngăn chặn sự hình thành nếp nhăn, vết sạm trên da, giúp làn da khỏe khoắn và tươi trẻ.

Tham khảo: cách làm nước ép cà rốt uống đẹp da giữ dáng.

Ăn cà rốt có tác dụng chữa táo bón

Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy thử nhai một ít cà rốt sống. Với hàm lượng chất xơ cao, chúng có thể giúp giảm táo bón và giữ cho bạn nhuận trường hơn.

Các chất xơ không hòa tan chính trong cà rốt là cellulose, hemicellulose và lignin. Chất xơ không hòa tan có thể làm giảm nguy cơ táo bón và thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên.

Ăn cà rốt có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau không chứa tinh bột, bao gồm cả cà rốt. Chất xơ trong cà rốt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Và chúng chứa nhiều vitamin A và beta-carotene, có bằng chứng cho thấy có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn.

Đặc biệt Pectin là dạng chất xơ hòa tan chính trong cà rốt, chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ đường tiêu hóa của bạn, làm giảm cholesterol trong máu.

Đồng thời, chất xơ hòa tan có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp được cho là có nhiều lợi ích sức khỏe và được coi là đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Cà rốt có chỉ số đường huyết xếp loại thấp [GI của cà rốt từ 16-60] chỉ số đường huyết cà rốt tươi thấp hơn khi nấu chín.

Ăn cà rốt tốt cho hệ xương

Cà rốt có canxi và vitamin K, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Vitamin K1: Còn được gọi là phylloquinone, vitamin K1 rất quan trọng đối với quá trình đông máu và có thể thúc đẩy sức khỏe của xương khỏe mạnh hơn.

Ăn cà rốt có tác dụng giảm cân

Là một loại thực phẩm ít calo, cà rốt có thể làm tăng cảm giác no từ đó giảm lượng calo trong các bữa ăn.

Vì lý do này, chúng có thể là một bổ sung hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.

Ăn có cà rốt quá nhiều có tác hại gì không?

Nếu bạn ăn quá nhiều beta-carotene, nó có thể khiến da bạn chuyển sang màu vàng cam. Tình trạng này được gọi là carotenemia. Nó tương đối vô hại và thường có thể điều trị được. Nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể ngăn không cho vitamin A hoạt động và ảnh hưởng đến thị lực, xương, da, sự trao đổi chất hoặc hệ thống miễn dịch của bạn.

Chú ý: Đây là hiện tượng hiếm gặp trên thực tế, chỉ xảy ra khi bạn ăn thường xuyên và ăn quá nhiều cà rốt.

Bạn nên ăn cà rốt với lượng hợp lý cho thể trạng của mình, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào đối với việc ăn cà rốt bao nhiêu cho tất cả mọi người, nhưng một số khuyến cáo bạn nên giới hạn ở 100g/ ngày và tối đa 4 ngày/tuần.

Cách bảo quản cà rốt

Cà rốt có thể được bảo quản trong vài tháng trong tủ lạnh hoặc qua mùa đông ở nơi ẩm, mát. Để bảo quản lâu dài, cà rốt chưa rửa có thể được đặt trong xô giữa các lớp cát, hỗn hợp cát và dăm bào theo tỷ lệ 50/50 hoặc trong đất. Phạm vi nhiệt độ từ 0 đến 4 ° C [32 đến 40 ° F] là tốt nhất.

Cách bảo quản cà rốt được lâu theo dân gian: Cà rốt khi mua về bạn không nên rửa sạch, hãy giữ nguyên cuốn, rễ và đất [nếu có] sau đó trải lớp cát và đặt cà rốt lên, phủ nhẹ lớp cát lên củ cà rốt, giúp bảo quản cà rốt được lâu hơn khi không có tủ lạnh.

Cách chế biến cà rốt

Cà rốt có thể được cắt nhỏ ăn sống, bóp gỏi, luộc, chiên hoặc hấp, và nấu thành súp và món hầm, ép nước nuống, cũng như làm thức ăn cho trẻ em và thú cưng.

nước ép cà rốt [ảnh sưu tầm]

Tại Việt Nam cà rốt Đà Lạt được ưa chuộng hơn cả, cà rốt Đà Lạt tươi ngon, được dùng trong nhiều mục đích như làm nước ép cà rốt uống giải khát, làm thức ăn, làm đẹp. Một số công dụng của cà rốt trong chế biến thực phẩm như:

  • Làm nước ép cà rốt
  • Làm món cà rốt xào
  • Cà rốt luộc ăn kho quẹt
  • Làm món canh cà rốt
  • Làm món cà rốt hầm xương
  • Làm mức cà rốt
  • Làm bột cà rốt khô

Tóm lại thì cà rốt có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng để gây ra phản ứng ngược không mong muốn khi ăn củ cà rốt.

Những bài viết chất lượng về dinh dưỡng và phương pháp nấu ăn được thường xuyên đăng tải trên Kênh Đầu Bếp kính mời quý bạn đọc đón đọc. Nếu có thắc mắc và đóng góp, mời bạn hãy comment bên dưới nhé.

Hiền Lương

Video liên quan

Chủ Đề