Củ xá kén là gì

Món Mì Gà Xá Kén thu hút đông đảo thực khách Sài Gòn bởi sự kết hợp tinh tế của mì gia truyền, gà tươi và nước chấm tạo nên món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

  • Ẩm thực Sài Gòn không chỉ có bánh mì, cơm tấm
  • Đến Sài Gòn là đến với 'thiên đường ẩm thực'

Nhắc đến Sài gòn, không thể không nhắc đến nền ẩm thực phong phú, đặc biệt món mì gà xá kén đang được nhiều người yêu thích. Hiện tại, chuỗi quán Mì Gà Xá Kén K3 phục vụ từ 1.500 đến hơn 3000 khách mỗi ngày. Món ăn có nguồn gốc Trung Hoa, hương vị khó quên khi kết hợp nước dùng, sợi mì, gà tươi và nước chấm đặc biêt mang hương vị đậm đà và bắt miệng hơn.

Củ xá kén là gì

Củ xá kén là gì

Theo đầu bếp chế biến món này, nước dùng là phần quan trọng nhất, tạo nên linh hồn của món ăn. Vì thế, thời gian dành để ninh nước dùng từ 2 - 3 giờ trước khi quán mở bán. Theo đó, để tạo hương vị thơm, và ngọt thanh nước dùng của mì gà được hầm từ xương ống và một số nguyên liệu từ thảo mộc thiên nhiên có lợi cho sức khoẻ người dùng.

Nguyên liệu tạo sợi mì các quán Mì Gà Xá Kén K3 đều là mì tươi gia truyền. Sợi mì nơi đây khác những nơi khác bởi cách chế biến đặc biệt cùng bí quyết gia truyền từ lâu đã tạo điểm nhấn trong lòng thực khách. Đặc biệt mì quán tự nhà làm, chỉ cần trụng nhanh qua nước sôi là đã mềm hoà quyện với nước dùng tạo nên món ăn hương vị đậm đà. Đặc biệt, gà được nuôi đủ tuổi, do đó khi ăn chúng ta sẽ cảm nhận sẽ cảm nhận được da gà giòn, thịt gà thơm và khi nhai cảm nhận vị ngọt từ thịt gà tươi.

Củ xá kén là gì

Món mì gà dai ngon đậm đà chế biến theo công thức riêng

Chị Nguyễn Thị Thu Dung (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết "Nghe tên món ăn lạ tai, tháng trước mình cùng mấy người bạn cũng tìm đến quán K3 để ăn sáng thử, thấy cũng ngon ngon nên mình cũng đến ăn mấy lần rồi. Cá nhân mình thấy món này khá vừa miệng, thịt gà dai thơm, nước dùng đậm đà nhưng không bị ngán, lạ nhất là nước chấm xá kén, ban đầu mình ăn chưa quen, nhưng ăn vài lần là ghiền luôn…"

Điểm đặc biệt của món ăn này là "linh hồn" nước chấm Xá Kén (hay còn gọi là địa liền) được trồng tại vườn nhà. Theo đó, củ xá kén băm nhuyễn trộn với ngò rí sắt nhỏ, ớt sa tế và nước tương nấu theo công thức, mọi thứ hoà quyện thành loại nước chấm đặc biệt, làm tăng hương vị món gà. Theo Đông y, Địa liền có vị cay, tính ấm; vào các kinh Tâm, Tỳ và Thận. Có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp, tịch (tránh) uế. Chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng. Thường được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, làm cho ăn ngon, chóng tiêu, và còn dùng làm thuốc xông; ngâm rượu dùng xoa bóp chữa tê phù, tê thấp nhức đầu, đau nhức…

Củ xá kén là gì

Nước chấm xá kén thơm ngon, hương vị độc đáo

Được biết thêm, ông Nguyễn Anh Tài – Chủ chuỗi quán Mì Gà Xá Kén K3 là người có thâm niên cho ngành ẩm thực với hệ thống Nhà hàng K3 nổi tiếng trên 10 năm.

"Tình cờ một lần đi du lịch, tôi đã thưởng thức món gà ta chấm xá kén của đồng bào Tây Bắc và ý tưởng nảy ra. Tuy mới phát triển mô hình kinh doanh chuỗi mì gà này, nhưng món ăn đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía thực khách. Thời gian tới, tôi dự kiến sẽ tiếp tục cho ra nhiều cửa hàng tương tự tại các quận trên địa bàn TP.HCM, nhằm mang đến món ăn ngon và chất lượng đến thực khách.." - ông Nguyễn Anh Tài nói.

Cây địa liền thường mọc hoang ở nhiều nơi ngày nay người ta trồng tại vườn nhà hoạc trồng số lượng lớn để làm dược liệu, địa liên người ta trồng để lấy củ.

Địa Liền Thiền liền - Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.       

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2-3 cái một, mọc xoè ra trên mặt đất, có bẹ. Phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống, mọc ở nách lá. Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm và vị nồng.

Hoa tháng 4-7.

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Kaempferiae, thường gọi là Sơn nai hoặc Tam nai.

Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới (Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia và Việt Nam). Ở nước ta, Địa liền mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp và trung du, và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ Dầu ở vùng Tây Nguyên. Địa liền cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng thân rễ vào mùa Đông xuân. Thu hái thân rễ vào mùa khô. Đào củ về, rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Do có tinh dầu nên Địa liền dễ bảo quản, ít bị mốc mọt.

Thành phần hoá học: Thân rễ Địa Liền chứa 2,4-3,8% tinh dầu, để lạnh sẽ thu được phần kết tinh mà thành phần chủ yếu là p-methoxyethylcinnamat chiếm 20-25%; còn có những chất khác như pentadecan, V3 caren, ethylcinnamat, O methoxy ethylcinnmat, p methoxy ethylcinnamat, canphen, borneol, p methoxystyren.

Tính vị, tác dụng:Địa Liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền.

Thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy, hoắc loạn và trị ho gà.

Cách dùng: Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu. Rượu Địa liền (ngâm củ Địa liền trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng. Nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Lá và củ cũng dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết hôi miệng. Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.

  1. Cảm sốt nhức đầu: Thân rễ Địa liền 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tán bột làm viên uống. Ta thường sản xuất viên Bạch địa căn này (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm; còn có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm.
  2. Ngực bụng lạnh đau, tiêu hoá kém: Địa liền 4-8g, sắc uống hoặc tán bột uống.
  3. Chữa ho gà, Địa Liền: 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.

Ghi chú: người âm hư, thiếu máu, hoặc vị có hoả uất không dùng.

Tiến hành cách làm rượu địa liền

Địa liền ngâm rượu cách làm rất đơn giản không có gì là phức tạp chỉ khó mỗi là nhiều người chưa biết tỉ lệ địa liền với rượu ra làm sao. Ở đây tôi có 2 cách ngâm rượu địa liền mà tôi được biết đó là ngâm tươi và ngâm khô

Cách ngâm địa liền tươi, hoặc khô

Cách này rất đơn giản không cầu kỳ

  • B1. Rửa sạch địa liền để ráo
  • B2. Dùng dao thái củ địa liền thành từng miếng có độ dày 1cm
  • B3. Cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg địa liền với 4 lít rượu tỉ lệ 1/4
  • B4. Đậy kín lắp ngâm khoảng 20 ngày là sử dụng được

Cách ngâm khô

Đối với cách này thì hơi cầu kỳ một chút là bởi chúng ta phải chế biến khô

  • B1. Các bước 1 và 2 đều giống cách làm tươi
  • B2. Đem đi phơi dưới nắng khoảng 4-5 nắng
  • B3. Cho miếng địa liền khô vào bình ngâm theo tỉ lệ 4 lạng khô với 4 lít rượu trắng
  • B4. Đậy kín ngâm khoảng 20 ngày là được

* Kết quả: Rượu có màu ghi

Rượu địa liền có uống được không

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi này luôn là rượu địa liền có thể vừa uống và vừa xoa bóp rất hiệu quả và nên uống ra sao cho hợp lý tránh uống quá liều lượng sẽ phản tác dụng.

Tác dụng của rượu địa liền

Rượu địa liền có tác dụng gì là câu hỏi mà chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc

  1. Tác dụng rượu địa liền khi xoa bóp ngoài da
  • Làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau nhức xương khớp trị chứng đau lưng kéo dài
  • Se khít lỗ chân lông, bảo vệ làn da
  • Làm cho máu huyết lưu thông
  1. Tác dụng rượu địa liền khi uống
  • Trị chứng đau bụng đầy hơi
  • Giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Điều kiện bảo quản và cách dùng rượu địa liền

Sau khi chế biến rượu địa liền xong đến bước bảo quản cũng như hướng dẫn bạn đọc cách dùng sao cho hiệu quả nhất và chúng ta sẽ có một bình rượu hiệu quả.

Điều kiện bảo quản

  • Tránh ánh nắng trực tiếp
  • Khô ráo thoáng mát
  • Nhiệt độ rơi vào khoảng dưới 25 độ C

Cách dùng rượu địa liền sao cho hiệu quả

  • Có thể xoa bóp, nếu uống thì mỗi lần 1 chén vừa phải trong bữa ăn
  • Lưu ý không nên uống quá liều chỉ định 50ml sẽ làm phản tác dụng

Củ xá kén là gì

Địa liên người ta thường sử dụng ở dạng khô ít ai dùng ở dạng tươi, một số người dùng địa liện tươi cũng được, tại thành phố địa liền tươi không bảo quản được nâu do vậy người ta thường phơi khô hay sấy khô để sử dụng.