Biên bản họp gia đình là gì năm 2024

Biên bản họp gia đình là gì năm 2024
Ảnh minh họa

(PLVN) - Có một thực tế khá phổ biến là cha mẹ khi phân chia tài sản cho con thường họp mặt gia đình (gia tộc), có sự chứng nhận của người làm chứng hay chính quyền địa phương. Vậy, biên bản họp mặt gia đình có hay không có giá trị pháp lý về thừa kế, tặng cho tài sản?

Vợ chồng ông K.V.T và bà N.T.D có 5 người con. Năm 2010 ông T chết. Quá trình chung sống hơn 40 năm, ông bà tạo lập được một số nhà, đất và tài sản có giá trị khác. Năm 2012, bà D tổ chức họp cùng đông đủ các con và thống nhất chia gần 1200m2 đất (sau khi trừ đất làm đường đi chung rộng 3m) làm 4 phần để cho 4 người con.

Các tài sản khác (nhà, đất và vật dụng sinh hoạt), bà D toàn quyền đứng tên và định đoạt, các con không có quyền yêu cầu. Năm 2018, bà D lại họp mặt gia đình để chia tài sản cho các con nhưng nêu rõ, biên bản chỉ có hiệu lực sau khi bà D qua đời. Cả 2 biên bản họp gia đình được các thành viên thống nhất ký tên, Trưởng khu phố xác nhận, UBND phường chứng thực nội dung và chữ ký của người tham dự là thật.

Chưa thật sự yên tâm với nội dung và hình thức biên bản trên, bà D còn băn khoăn vì không rõ Biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý như thế nào? Biên bản này sẽ được công nhận là di chúc hay văn bản phân chia di sản thừa kế, hay văn bản tặng cho tài sản?

Ths Bùi Đức Độ (Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Kiên Giang) cho rằng, tình huống của bà D nêu trên có thể hiểu theo nhiều quan hệ:

Trường hợp thứ nhất, biên bản họp gia đình có nội dung phân chia di sản thừa kế: Do ông T không để lại di chúc nên di sản của ông T sẽ được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất (vợ và các con). Việc họp mặt gia đình gồm những người thừa kế để thỏa thuận người quản lý di sản, người phân chia di sản, cách thức phân chia di sản.

Biên bản họp gia đình đã đáp ứng về mặt hình thức (bằng văn bản, có sự chứng nhận của chính quyền địa phương) và nội dung (tự nguyện, không bị cưỡng ép, cũng không trái với quy định pháp luật) được quy định tại Điều 656 BLDS năm 2015 (về họp mặt những người thừa kế) và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp thứ hai: Nếu biên bản họp gia đình có nội dung tặng cho (được thể hiện bằng các từ ngữ như: cho, để lại, nhượng, nhường lại, thống nhất…) thì có thể được coi là ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi họ còn sống hay sau khi chết. Các bên cho và nhận đã ký tên vào văn bản, nếu có chứng thực của UBND xã thì đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực: “Tự nguyện”, “thể hiện bằng văn bản” (Điều 117, 119, 502 BLDS) và “được công chứng hoặc chứng thực” (Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

Trường hợp thứ ba: biên bản họp gia đình tuy tiêu đề không phải là di chúc, nhưng nội dung lại thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, nếu đảm bảo được nội dung của di chúc (Điều 631 BLDS), không trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 630 BLDS) thì có thể được công nhận là di chúc hợp pháp. Biên bản họp gia đình này nếu đáp ứng được các điều kiện của một “di chúc bằng văn bản không có người làm chứng”, “di chúc bằng văn bản có công chứng”, “di chúc bằng văn bản có chứng thực” thì cho dù có chữ ký của người thuộc diện thừa kế (các con) thì cũng không ảnh hưởng.

Từ những phân tích nêu trên, Biên bản họp mặt của gia đình bà D nhiều khả năng được công nhận là một giao dịch dân sự (tặng cho, thỏa thuận phân chia di sản…) và được công nhận là di chúc, nhưng có khi lại chỉ được xem như văn bản họp mặt người thừa kế (theo Điều 656 BLDS) để thông báo mở thừa kế và thỏa thuận cách thức phân chia di sản.

Quy định của pháp luật trong lĩnh vực này đã đầy đủ, rõ ràng như trên. Chính vì vậy, khi lập biên bản họp gia đình thì cần thể hiện nội dung rõ ràng (ai tặng cho ai; thỏa thuận chia di sản những tài sản nào; di chúc cho ai tài sản gì...).

Để có cách hiểu thống nhất, trong trường hợp trên thì tốt nhất những người thừa kế cần thu thập đủ các giấy tờ thể hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bố mẹ và lập “văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” (có công chứng hoặc chứng thực). Sau đó, cá nhân sẽ lập di chúc riêng hoặc lập hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật dân sự và đất đai nhằm tránh rủi ro, rắc rối sau này.

Bạn đã từng tham gia một cuộc họp gia đình và muốn ghi lại những nội dung quan trọng? Bạn đang tìm hiểu về mẫu biên bản họp gia đình? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu biên bản họp gia đình và cách soạn thảo nó. Hãy cùng Izumi.Edu.VN tìm hiểu!

Có thể bạn quan tâm

  • Cách điền và tải mẫu D01-TS theo Quyết định 595 – Hướng dẫn chi tiết
  • Phiếu bầu cử đại hội chi bộ và kiểm phiếu đại hội chi bộ
  • Biểu mẫu & Thủ tục
  • Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập: Giải Pháp Hoàn Hảo Cho Bạn
  • Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chi tiết theo thông tư 133 và 200

Mẫu biên bản họp gia đình là một văn bản được lập trong cuộc họp gia đình, nhằm ghi lại các thông tin quan trọng và quyết định của gia đình. Thông qua biên bản họp gia đình, tất cả ý kiến và quan điểm của các thành viên trong gia đình sẽ được ghi chép một cách cụ thể và chính xác. Đây là một công cụ hữu ích trong việc phân chia tài sản và đất đai gia đình.

Bạn đang xem: Mẫu biên bản họp gia đình – Những điều cần biết

Mẫu biên bản họp gia đình mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
——***——
……, ngày …. tháng …. năm ….
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh ……… Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ …..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:
Thành phần tham dự cuộc họp:
  1. Ông … - Là con trai trưởng (đã mất), Ông … là con trai cả đại diện;
  2. Ông ..;
  3. Bà … ;
  4. Bà …;
  5. Bà …; Nội dung cuộc họp:
  6. Phần đất hương hỏa do Cụ Ông …. và cụ Bà …. (tức cụ ……) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu đích tôn … m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông …. và vợ là bà … và tất cả các thành viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.
  7. Phần đất còn lại là: …. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:
  8. Phần đất còn lại là: … m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông …. đứng tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số …. do UBND huyện …. cấp ngày … tháng … năm 20……
  9. … m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).
  10. …. m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên, không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, tiền bán được phải được chia đều cho 9 người con theo danh sách trên). Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau: Tán thành: ….% Không tán thành: …. Ý kiến khác: …. Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký. Chữ ký của người tham gia cuộc họp Các thành viên Các thành viên (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ …. `
## Hướng dẫn soạn mẫu biên bản họp gia đình Trong quá trình soạn thảo mẫu biên bản họp gia đình, bạn cần tuân thủ các quy định sau:
  • Có đầy đủ thông tin về quốc hiệu, tiêu ngữ, và ngày tháng năm viết biên bản.
  • Ghi rõ danh sách thành viên tham dự họp gia đình, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại.
  • Ghi lại đầy đủ thông tin về cuộc họp, bao gồm thông tin về tài sản, thừa kế và có thể ghi rõ ý kiến và tranh luận của các thành viên tham dự.
  • Đưa ra kết luận cuối cùng về việc phân chia tài sản và ghi vào biên bản cuộc họp gia đình. Kết luận này cần bao gồm thông tin về tài sản được chia cho ai, cách chia, và quyền và nghĩa vụ của những người nhận tài sản.
  • Đưa ra biểu quyết từ tất cả các thành viên tham dự cuộc họp. Kết quả biểu quyết sẽ được ghi rõ, bao gồm tán thành, không tán thành và ý kiến khác.
  • Khẳng định tính pháp lý của biên bản. Đọc lại toàn bộ nội dung biên bản cho tất cả mọi người có mặt trong cuộc họp nghe và xác nhận tính hợp lệ và tự nguyện của thông tin trong đó.
  • Sau đó, người soạn thảo biên bản sẽ ký và ghi rõ họ tên.
  • Để đảm bảo tính pháp lý, bạn nên xin xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
## Giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình
Tóm tắt câu hỏi: Vào năm 2007 gia đình em có họp gia đình và ông nội em có quyết định chia đất ruộng cho 4 người con trai và không chia cho con gái vì con gái đã được chia đất làm nhà. Việc ông nội cho đất cho các con là ông nội em tự nguyện và không có sự bắt ép. Nội dung của biên bản không trái với các quy định pháp luật. Văn bản thể hiện đất của ông nội em đã được đền bù hết chỉ còn đất ông chia cho 4 người con. Sau đó nhà em có mang biên bản họp gia đình ra phường công chứng. Hiện nay, sau khi có quyết định thu hồi đất ông em muốn chia lại để cả con gái và ông nội em đều được hưởng tiền đất , tức là mảnh đất đang là của 4 người thì phân lại thành 7, anh xem giúp em biên bản này có giá trị như hợp đồng tặng cho không và ông em có khả năng phân chia lại đất không ạ ? Luật sư tư vấn: Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp của gia đình. Trong biên bản họp gia đình có ghi nhận về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật dân sự 2015 thì: Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp này, việc ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho 4 người con được coi là một giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức của giao dịch dân sự được quy định như sau:

  • Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  • Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

    Trong trường hợp này, việc họp gia đình của gia đình bạn đã được lập thành biên bản trong đó có ghi nhận nội dung ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 4 người con trai. Như vậy, việc tặng cho quyền sử dụng đất của ông bạn ở đây là một giao dịch dân sự và được thể hiện dưới dạng văn bản (biên bản họp gia đình). Biên bản họp gia đình ở đây có thể xem như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp của bạn, biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã được công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, về hình thức, biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của họp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung. Về nội dung của biên bản như thông tin bạn cung cấp thì việc ông nội bạn cho 4 người con quyền sử dụng đất là hoàn toàn tự nguyện, không bị cưỡng ép, nội dung của biên bản cũng không trái với quy định pháp luật. Như vậy, có thể thấy biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã đáp ứng được các yêu cầu về hình thức và nội dung của một hợp đồng tặng cho nói chung. Ở đây, biên bản họp gia đình của gia đình bạn sẽ có hiệu lực pháp luật. Như phân tích ở trên có thể thấy, biên bản họp gia đình có hiệu lực pháp luật vì thế biên bản đó sẽ có hiệu lực như một hợp đồng tặng cho. Hợp đồng này sẽ có hiệu lực khi biên bản họp gia đình được công chứng, chứng thực. Như vậy, ông bạn sẽ không có quyền đòi lại mảnh đất đó để chia lại. Cơ sở pháp lý: Bộ luật Dân sự năm 2015.

    `

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu biên bản họp gia đình và giải đáp được một số thắc mắc của bạn. Hãy sử dụng mẫu biên bản họp gia đình một cách chính xác và cẩn thận để đảm bảo tính pháp lý của các quyết định gia đình. Để biết thêm thông tin, truy cập Izumi.Edu.VN.