Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Mỗi loại cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển tốt thì ngoài hai yếu tố là nước và ánh sáng thì cần bón thêm phân hóa học cho cây. Trong quá trình canh tác sản xuất, bà con thường chọn 2 loại phân bón chính là phân đơn và phân hỗn hợp để bón cho cây trồng. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là phân đơn và nó có những ưu điểm gì so với phân hỗn hợp khi bà con sử dụng?

Phân đơn là gì?

Phân đơn là phân chỉ chứa một chất dinh dưỡng. Gồm có 3 loại: phân Đạm (N), phân Lân (P) và phân Kali (K).

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Phân Đạm, phân Lân và phân Kali cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng

Phân Đạm: là loại phân đơn chỉ chứa một chất dinh dưỡng là Đạm.

1- Vai trò:

– Đạm là loại phân được bà con sử dụng nhiều nhất trong quá trình phát triển của cây trồng;

– Phân có hàm lượng đạm cao;

– Cây trồng dễ hấp thu và sử dụng;

– Giúp cây sinh trưởng nhanh làm tăng năng suất;

– Kích thích lá phát triển, lá to giúp quang hợp tốt, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành và ra nhiều lá;

– Dễ thất thoát và bay hơi.

2- Các loại phân Đạm phổ biến:

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Ba loại đạm được nông dân sử dụng nhiều nhất

Phân Urê (CO(NH2)2:

+ Hàm lượng N nguyên chất từ 44-48%, đây là loại phân có nhiều N nhất;

+ Được dùng để bón thúc;

+ Thích hợp sử dụng cho nhiều loại đất và cây trồng khác nhau như đất giàu hữu cơ, độ ẩm cao, đất có pH thấp, đất bị nhiễm mặn, đất phèn.

Phân Sunphat đạm (NH4)2SO4: hay gọi là phân SA.

+ Hàm lượng N nguyên chất từ 20-21% N, 29% lưu huỳnh (S);

+ Có tác dụng nhanh nên thường dùng để bón thúc;

+ Không bón trên đất phèn vì phân làm cho đất chua thêm;

+ Bón trên đất ẩm giàu hữu cơ dễ gây ngộ độc khí H2S, nghẹt rễ.

Phân Amôn nitrat (NH4NO3):

+ Hàm lượng N nguyên chất từ 33-35% N;

+ Dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và khó sử dụng;

+ Phân có thể bón trên nhiều loại cây trồng và trên nhiều loại đất khác nhau;

+ Là loại phân sinh lý chua nhưng có thể bón trên nhiều loại cây trồng và trên nhiều loại đất khác nhau.

Phân Lân: là loại phân đơn chỉ chứa một chất dinh dưỡng là Lân.

1- Vai trò: .

– Phân lân giúp bộ rễ phát triển, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi: lạnh, hạn, sâu bệnh,…;

– Hình thành và phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả;

– Có tác dụng đệm làm cho cây chịu được độ chua, độ kiềm của đất;

– Hạn chế tác hại của việc bón thừa Đạm;

– Nâng cao chất lượng hạt giống;

– Bón đủ Lân cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng nông sản cao.

2- Các loại phân Lân phổ biến:

Supephotphat đơn Ca(H2PO4)2: hay còn gọi là Super Lân.

+ Hàm lượng Lân nguyên chất từ 16-20% và có chứa thạch cao;

+ Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc, một số trường hợp có dạng viên;

+ Không thích đất chua do có tính axit;

+ Bổ sung canxi cho cây trồng;

+ Tan trong nước làm cho cây dễ hấp thu.

Phân lân nung chảy Ca3(PO4)2:

+ Hàm lượng Lân nguyên chất từ 15-20%, Canxi 30%, Magie 12-13% và một ít kiềm;

+ Dạng bột màu xanh nhạt, gần như màu tro, óng ánh;

+ Thích hợp với đất chua do có tính kiềm;

+ Không tan trong nước, tan trong axit nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên tác dụng chậm nhưng lâu dài.

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Lân nung chảy

Phân Mono Amoni photphat (NH4H2PO4): hay MAP.

+ Thành phần: 50% P2O5 (thường dao động từ 48 đến 61%) và chứa 10% N;

+ Phân dễ tan trong nước và hiệu quả nhanh;

+ Được dùng để bón thúc;

+ Thích hợp cho đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ phèn.

Phân DiAmon photphat (NH4)2H2PO4): hay DAP.

+ Thành phần: 18% N, 46% P2O5 được sản xuất từ quặng apatit, amoniac và axit;

+ Dễ tan trong nước, hiệu quả nhanh;

+ Được dùng để bón thúc;

+ Thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Phân DiAmon photphat (DAP)

Phân Kali: là loại phân đơn chỉ chứa một chất dinh dưỡng là Kali.

1- Vai trò:

– Tham gia vào quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp về cơ quan dự trữ;

– Giúp cây tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng, và nâng cao năng suất cho cây trồng;

– Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây, giảm tác hại của bón thừa đạm;

– Nâng cao khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây;

– Tăng sức chống chịu với điều kiện bất lợi như sâu bệnh, hạn, úng,…chống rét và chống hạn cho cây;

– Giúp tăng chất lượng nông sản: làm màu sắc quả đẹp, hương vị ngon, trái cứng cáp, tăng chất bột trong các loại củ, tăng lượng đường có trong cây mía,…

2- Các loại phân Kali phổ biến:

Kali clorua (KCl): hay còn gọi là Kali muối ớt.

+ Hàm lượng Kali nguyên chất từ 50-60% và một ít muối ăn NaCl;

+ Dạng bột màu hồng, màu xám đục hoặc màu xám trắng;

+ Khi phân để khô thì có độ rời tốt, dễ bón còn để ẩm thì dễ kết dính gây khó sử dụng;

+ Phân giải nhanh trong đất giúp cây trồng dễ hấp thu;

+ Rãi là chính, không nên hòa vào nước;

+ Dùng để bón lót và bón thúc.

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Phân Kali clorua

Kali Sunphat (K2SO4):

+ Hàm lượng Kali nguyên chất từ 45-50% và lưu huỳnh (S) 18%;

+ Dạng tinh thể nhỏ, màu trắng và mịn;

Một số phân bón hóa học đơn thường dùng năm 2024

Phân Kali Sunphat (K2SO4)

+ Không hút ẩm, không dính, ít chảy nước, có vị đắng;

+ Phân có tính chua sinh lý do có gốc (SO4)2- nên sử dụng lâu sẽ làm tăng độ chua của đất;

+ Phun qua lá là chính cũng có thể bón gốc.

Kali nitrat (KNO3):

+ Hàm lượng Kali nguyên chất từ 46% và Đạm (N) 13%;

+ Dạng tinh thể, dạng viên;

+ Tan tốt trong đất và phân ít gây chua đất;

+ Bón gốc hoặc phun qua lá đều được;

+ Lưu ý: khi bà con lưu trữ trong kho nên tránh xa nguồn lửa do phân Kali nitrat là chất dễ gây cháy nổ.

Lợi thế khi sử dụng phân đơn:

– Ưu điểm:

+ Bà con có thể điều chỉnh hàm lượng thành phần dinh dưỡng tùy theo tình trạng thực tế của đất và cây trồng và chủ động được công thức phân mà mình muốn phối trộn;

+ Giá thành rẻ nên tiết kiệm được chi phí hơn so với phân phức hợp phối sẵn;

+ Bà con chỉ cần bón một lần là cây đã có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết;

– Nhược điểm:

+ Mỗi loại phân Đạm, phân Lân và Phân Kali có kích thước hạt khác nhau nên khi trộn có thể không đồng đều và khi bón cho cây thì dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Vì vậy, làm cho cây trồng phát triển không theo ý muốn của bà con, cây có thể không phát triển tốt, năng suất và chất lượng suy giảm;

+ Để trộn phân được hiệu quả thì bà con cần lựa chọn loại phân đơn chất lượng cao;

+ Tốn công sức khi phối trộn;

+ Có thể phối trộn không đúng phương pháp và tỷ lệ do một số bà con chưa hiểu rõ về các loại phân bón cũng như đặc điểm của chúng. Có một số loại có thể phối trộn được một số thì không thể kết hợp lại với nhau.

Bài viết trên đây đã giúp bà con hiểu rõ hơn về phân đơn cũng như lợi ích mà nó mang lại và một số lợi thế khi sử dụng nó. Tuy nhiên, bà con cũng đừng nên lạm dụng nó quá bởi vì nếu bón lâu dài sẽ gây ngộ độc đất, gây chua và dư một số hàm lượng kim loại nặng, tạp chất,… Vì vậy, ngoài việc bón phân hóa học bà con cũng cần tăng cường bón thêm phân hữu cơ để giúp cải tạo đất, bổ sung dinh dưỡng và vi sinh vật có lợi cho đất.