Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 trang 26

Bài làm:

Câu 4

Gia đình em đang sinh sống tại đâu? Em hãy viết tên một số xã [phường, quận, thị xã, thành phố] mà em biết.

Hướng dẫn giải:

Em chú ý viết đúng quy tắc viết hoa tên riêng.

Lời giải:

- Gia đình em đang sinh sống tại: Số 300 Đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- Kể tên một số xã [phường, quận, thị xã, thành phố] mà em biết: xã Văn Lâm, phường Nam Đồng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội,..

Câu 5

Gạch dưới những tên địa lí chưa được viết hoa và viết lại cho đúng.

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Đường ra hà nội như tranh vẽ rồng

Ai về hà nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ lạng mù xa…

Có về hà nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến bồ để mà sang.

[Ca dao]

Hướng dẫn giải:

Em nhớ lại quy tắc viết hoa tên riêng để phát hiện lỗi viết sai trong đoạn thơ.

Lời giải:

- Những tên địa lí chưa được viết đúng đó là:          

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Đường ra hà nội như tranh vẽ rồng

Ai về hà nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ lạng mù xa…

Có về hà nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến bồ để mà sang.

- Sửa lại:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ Lạng mù xa...

Có về Hà Nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang.

                                                 [Ca dao]

Câu 6

Dựa vào nội dung câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, hãy viết một đoạn văn kể lại câu chuyện của cậu bé An-đrây-ca

Hướng dẫn giải:

Em nhớ lại những nội dung chính của câu chuyện.

- Cậu bé An-đrây sống cùng với ai

- Mẹ đã nhờ cậu bé làm việc gì?

- Trên đường đi, cậu bé đã gặp chuyện gì?

- Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Suy nghĩ của em

Lời giải:

            Vào năm An-đrây-ca lên 9 tuổi, có một chuyện không vui ập đến khiến cho mãi sau này cậu vẫn còn dằn vặt mãi không thôi. Năm đó, An-đrây-ca sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại đã 96 tuổi nên rất yếu. Một buổi chiều, An-đrây-ca nghe thấy ông nói với mẹ rằng: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ rất lo cho ông nên chỉ có thể ở bên cạnh túc trực, chăm sóc cho ông. Mẹ nhờ An-đrây-ca đi ra ngoài mua thuốc. An-đrây-ca vâng lời mẹ, nhanh nhẹn đi ngay. Thế nhưng dọc đường đi, cậu bé lại bị những người bạn rủ rê chơi đá bóng. Phải chơi tới một lúc, cậu mới nhớ ra việc mà mẹ đã dặn mình làm. Ngay lập tức, An-đrây-ca chạy ngay tới tiệm mua thuốc rồi trở về nhà. Bước vào nhà, cậu sững người khi biết ông đã qua đời, còn mẹ thì đang đau đớn khóc nấc lên từng tiếng. Vì nghĩ rằng do mình đem thuốc về trễ nên ông mới không qua khỏi, An-đrây-ca cũng òa lên khóc nức nở. Và mặc dù mẹ đã an ủi cậu rằng cậu không hề có lỗi, ông đã mất từ ngay khi cậu vừa ra khỏi nhà nhưng cậu bé vẫn không ngừng dằn vặt bản thân mình. Cả đêm ấy, An-đrây-ca ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do ông vun trồng. Nỗi dằn vặt ấy còn theo mãi cậu bé cho tới tận sau này.

Vui học

Vì chân không rỗng, thưa thầy

            Một giáo viên đưa ra bài học về sự lưu thông của máu. Cố gắng để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, ông nói:

            - Bây giờ, nếu tôi trồng cây chuối, như các bạn đã biết, máu sẽ dồn xuống đầu và mặt tôi sẽ chuyển sang màu đỏ.

            Cả lớp đồng thanh:

            - Vâng, thưa thầy!

            Thầy giáo vui mừng hỏi tiếp:

            - Vậy tại sao khi tôi đang đứng ở vị trí bình thường, máu lại không dồn xuống chân tôi?

            Một cậu bé hét lên:

            - Vì chân không rỗng, thưa thầy!

[Sưu tầm]

Kể câu chuyện cho người thân nghe và cùng trao đổi về nội dung câu chuyện.

Lời giải:

Điều đáng buồn cười ở câu chuyện trên là trong khi thầy giáo đang lấy ví dụ để học sinh hiểu về sự lưu thông của máu thì học sinh lại hiểu rằng vì não rỗng nên máu mới dồn xuống đó được khi ta trồng cây chuối còn chân thì không rỗng nên máu không dồn xuống đó được.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Với mỗi nghĩa dưới đây của mỗi từ mũi, hãy đặt một câu.

a] Bộ phận trên cơ thể người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b] Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật.

c] Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Trả lời:

a. Vụ tai nạn để lại một vết sẹo dài trên mũi anh ấy.

b. Mũi thuyền được sơn màu đỏ trông thật bắt mắt.

c. Đồng chí An phụ trách chỉ đạo mũi tấn công vào đồn địch.

Câu 2. Cho từ ăn, em hãy đặt hai câu có từ ăn theo nghĩ gốc và hai câu có từ ăn theo nghĩa chuyển.

Phương pháp:

Từ “ăn” nghĩa gốc để chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng.

Trả lời:

Đặt câu có từ “ăn” theo nghĩa gốc:

⟶ Cuối tuần, mẹ đưa em đi ăn phở ngoài tiệm.

⟶ Anh ta là người thô lỗ, cứ ngồi vào mâm là cắm đầu vào ăn.

– Đặt câu có từ  “ăn” theo nghĩa chuyển:

⟶ Cái xe này phanh ăn quá!

⟶ Cô ấy rất ăn ảnh.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh hồ[ hoặc cảnh sông, biển] vào những thời điểm mà em lựa chọn [vào sáng sớm, vào lúc trời nắng hoặc vào buổi trưa,…]

Phương pháp:                                             

– Viết câu mở đoạn giới thiệu cảnh em tả.

– Viết các câu thân đoạn miêu tả cụ thể sự thay đổi của cảnh ở các thời điểm khác nhau.

– Viết câu kết đoạn nêu cảm nhận của em.

Trả lời:

      Nhà em không ở gần biển nhưng mỗi dịp hè về ba lại cho em về quê ngoại chơi. Quê ngoại em nằm cạnh biển, em rất thích ngắn biển mỗi buổi sáng mai thức dậy. Vì thời gian đó, biển rất đẹp và trong lành. Biển mang đến cho con người cảm giác thích thú, sảng khoái nhất. Mỗi khi ánh mặt trời còn chưa lên cao, mặt biển bình lặng đến lạ lùng, tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào từng con thuyền đang trôi trên sông. Lũ trẻ con trong xóm gọi nhau đi ngắm cảnh bình minh trên biển. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng mới nghe tiếng tiếng sóng lăn tăn, vỗ nhẹ vào bờ rồi lại lặng lẽ chạy ra ngoài phía xa. Lúc mắt trời nhô lên cao, mặt biển lóng lánh, đầy màu sắc như được dát một màu vàng dịu êm và nhẹ nhàng nhất. Nhìn xa xa, mặt nước trắng xóa, không nhìn thấy bến bở. Em có cảm giác mênh mông, vô tận, không thể chạm tay vào. Mặt biển khi thì bình lặng, khi thì vang lên thật dữ dội, vỗ liên tục vào bờ. Những chú ốc biển, sò biển vùi sâu trong cát từ đêm hôm qua khi bình minh thức dậy cũng đã bò lổm nhổm trên mặt biển. Đám con nít trong xóm nhà bà ngoại hứng thú khi được thấy mặt trời ngày càng lên cao trên mặt biển, chiếu rọi xuống mặt biển thật huyền diệu, sáng lung linh. Em thích đươc hít đầy lồng ngực hương vị mặn mặn của biển, tận hưởng không khí trong lành buổi sáng mai.

Vui học:

Đợi

Hai bố con đi xe kịch:

Con : Bố ơi, đi về thôi, mình ngồi đây đến bao giờ?

Bố : Mới xem hết màn 1, còn màn 2 mà con.

Con : Đợi sao được hả bố, bố không thấy người ta viết: “ Màn hai, hẹn các bạn 1 năm sau” à?

[Theo Truyện cười tuổi thơ]

* Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyện trên.

* Đóng vai người bố để giải thích cho con trong truyện cười.

Trả lời:

Đóng vai bố để giải thích cho cậu con trai hiểu tình huống trong câu truyện:

Thời gian trong phim ảnh nói riêng và trong các tác phẩm nghệ thuật khác nói chung không hề giống thời gian trong thực tế. Khi họ nói “Màn 2, hẹn các bạn 1 năm sau” nghĩa là họ đã quy định để khán giả hiểu rằng: Bối cảnh thời gian trong màn 2 là 1 năm sau thời điểm diễn ra ở màn 1.

Qua lời giải bài tập Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết đầy đủ Tập 1, Tập 2 sẽ trả lời tất cả các câu hỏi và giải bài tập trong sách Cùng em học Tiếng Việt 5 sẽ giúp phụ huynh và học sinh có thêm tài liệu tham khảo môn Tiếng Việt lớp 5.

Mục lục Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5

  • Tuần 1 trang 5, 6, 7
  • Tuần 2 trang 8, 9, 10
  • Tuần 3 trang 11, 12, 13
  • Tuần 4 trang 14, 15, 16
  • Tuần 5 trang 17, 18, 19, 20
  • Tuần 6 trang 21, 22, 23
  • Tuần 7 trang 24, 25, 26, 27
  • Tuần 8 trang 27, 28, 29
  • Tuần 9 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 10 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 11 trang 36, 37, 38, 39
  • Tuần 12 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 13 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 14 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 15 trang 51, 52, 53, 54
  • Tuần 16 trang 55, 56, 57, 58
  • Tuần 17 trang 59, 60, 61, 62
  • Tuần 18 trang 63, 64, 65, 66
  • Tuần 19 trang 5, 6, 7
  • Tuần 20 trang 8, 9, 10, 11
  • Tuần 21 trang 11, 12, 13, 14
  • Tuần 22 trang 15, 16, 17, 18
  • Tuần 23 trang 18, 19, 20, 21, 22
  • Tuần 24 trang 23, 24, 25, 26
  • Tuần 25 trang 26, 27, 28, 29
  • Tuần 26 trang 30, 31, 32, 33
  • Tuần 27 trang 33, 34, 35, 36
  • Tuần 28 trang 37, 38, 39, 40
  • Tuần 29 trang 40, 41, 42, 43
  • Tuần 30 trang 44, 45, 46, 47
  • Tuần 31 trang 48, 49, 50, 51
  • Tuần 32 trang 52, 53, 54, 55
  • Tuần 33 trang 56, 57, 58, 59
  • Tuần 34 trang 59, 60, 61, 62, 63
  • Tuần 35 trang 63, 64, 65, 66

Video liên quan

Chủ Đề