Đặc điểm của các vương quốc cổ ở Đông Nam á là gì

Luyện tập – Giải bài 2 trang 66 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

Câu hỏi: Em hãy nêu những điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á.

Trả lời: Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.

+ Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống.



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Đông Nam Á là khu vực rộng, bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển. Ở đây không có đồng bằng rộng lớn để trồng lúa hay thảo nguyên để chăn nuôi gia súc. Nhưng khu vực này có điều kiện thuận lợi là gió mùa, thích hợp trồng lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

- Thời đồ đá, ở khắp Đông Nam Á có thể tìm thấy dấu vết cư trú của con người. Đến thế kỷ đầu Công nguyên, cư dân nơi đây đã biết dùng đồ sắt. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính nhưng nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng như hải cảng Óc Eo [An giang, Việt Nam], Ta-kô-la [Mã Lai]…

- Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á.

- Khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Cham-pa, Phù Nam, các vương quốc hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo In-đô-nê-xi-a.

- Các quốc gia còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của các vương quốc cổ, từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này.

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Từ thế kỷ VII đến X, tại Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc:

Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ-me, vương quốc của người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, vương quốc của người In-đô-nê-xi-a ở Xu-ma-tơ-ra và Gia-va…

- Từ thế kỷ X đến XVIII là thời kì phát triển và thịnh đạt của các quốc gia phong kiến như:

+ In-đô-nê-xi-a thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít [1213 - 1527] với 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc.

+ Trên bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Cham-pa, Cam-pu-chia, Pa-gan [Mi-an-ma] ở lưu vực sông I-ra–oa-đi.

- Cũng trong thế kỉ XIII, người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía Nam lập ra vương quốc Su-khô-thay [Thái Lan] ở lưu vực sông Mê Nam. Một bộ phận khác định cư ở trung lưu sông Mê Công, lập ra vương quốc Lan Xang [Lào] vào giữa thế kỉ XIV.

- Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt.

- Từ nửa sau thế kỷ XVIII, Đông Nam Á cổ suy yếu nhưng xã hội phong kiến vẫn tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây vào giữa thế kỉ XIX.

Page 2

SureLRN

Tóm tắt mục 1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

Mục b

b] Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

- Những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp như Óc Eo [An Giang - Việt Nam], Ta-kcha [bán đảo Mã Lai],...

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Quá trình này còn gắn liền với tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ. Các nước Đông Nam Á đã tiếp thu và vận dụng văn hoá Ấn Độ để phát triển sáng tạo văn hoá của dân tộc mình.

- Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam Đông Nam Á: Cham-pa, Phù Nam, các vương quốc ở hạ lưu sông Mê Nam và trên các đảo của In-đô-nê-xi-a.

- Các quốc gia đều nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của các vương quốc cổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành nên các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh sau này.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 46 SGK Lịch sử 10

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 45, 46 để trả lời.

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á bao gồm:

* Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

=> Vì thế từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Điều kiện kinh tế:

- Công cụ sản xuất: từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính. Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp.

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. 

- Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Loigiaihay.com

Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là gì?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 8: Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

- Điều kiện tự nhiên: Đông Nam Á là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vì vậy từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

- Điều kiện kinh tế: Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt. Việc buôn bán đường biển cũng rất phát đạt, nhiều thành thị - hải cảng đã ra đời. Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt các quốc gia cổ ở đây.

- Do sự tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

Xem tiếp...

Ý nào dưới đây là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.

B. Các quốc gia thống nhất trên vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. Các quốc gia hình thành tương đối muộn.

D. Sớm phải đương đầu với sự xâm lược của các tộc người phương Bắc.

Hướng dẫn

Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á mang những đặc điểm nổi bật dưới đây: – Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á là các quốc gia nhỏ do tác động về địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi, rừng nhiệt đới và biển và đặc điểm kinh tế, văn hóa của từng vùng lãnh thổ. – Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á hình thành tương đối sớm trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau công nguyên. – Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á còn nhỏ bé, phân tán trên các địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi tranh chấp lẫn nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Video liên quan

Chủ Đề