Đặc điểm trong tiếng việt là gì

Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng [âm tiết] được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

1. Đặc điểm ngữ âm

Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là tiếng. Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn.

2. Đặc điểm từ vựng

Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng,… chủ yếu nhờ phương thức ghép và phương thức láy.

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nước, máy bay, nhà lầu xe hơi, nhà tan cửa nát,… Hiện nay, đây là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phương thức này, tiếng Việt triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thư điện tử [e-mail], thư thoại [voice mail], phiên bản [version], xa lộ thông tin, siêu liên kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v…

Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phương thức láy thì quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, chẳng hạn: chôm chỉa, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng lá lúng liếng, v.v…

Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết [một âm tiết, một tiếng]. Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lượng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự vật, hiện tượng, một hoạt động hay một đặc trưng, có thể có nhiều từ ngữ khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt được phát huy cao độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vượt bậc của khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn được phát huy mạnh mẽ hơn.

3. Đặc điểm ngữ pháp

Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.

Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong tiếng Việt khi nói “Anh ta lại đến” là khác với “Lại đến anh ta“. Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ. Nhờ trật tự kết hợp của từ mà “củ cải” khác với “cải củ“, “tình cảm” khác với “cảm tình“. Trật tự chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ biến của kết cấu câu tiếng Việt.

Phương thức hư từ cũng là phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt. Nhờ hư từ mà tổ hợp “anh của em” khác với tổ hợp “anh và em“, “anh vì em“. Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng có nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ, so sánh các câu sau đây:

– Ông ấy không hút thuốc.

– Thuốc, ông ấy không hút.

– Thuốc, ông ấy cũng không hút.

Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu. Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhằm đưa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta thử so sánh 2 câu sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo:

– Đêm hôm qua, cầu gãy.

– Đêm hôm, qua cầu gãy.

Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình dung được phần nào bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt.

[Nguồn: Trung tâm Từ điển học]

Câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là gì?

Lời giải:

Từ chỉ đặc diểm là những từ chỉ :

1. Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…

2. Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…

3. Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…

4. Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

Ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm là gì và các bài tập về từ chỉ đặc điểm nhé:

- Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó [có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… ]

- Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài [ngoại hình] mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…

- Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.

- Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

Ví dụ:

Bài 1. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi :

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

a] Em bé thế nào? [xinh, đẹp, dễ thương,...]

- Em bé rất đáng yêu.

b] Con voi thế nào? [khỏe, to, chăm chỉ,...]

- Con voi trông thật khỏe.

c] Những quyển vở thế nào? [đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...]

- Những quyển vở rất xinh xắn.

d] Những cây cau thế nào? [cao, thẳng, xanh tốt,...]

- Cây cau rất cao và thẳng.

Bài 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Trả lời:

a] Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b] Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c] Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Bài 3. Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả :

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

a] Mái tóc của ông [hoặc bà] em : bạc trắng, đen nhánh, hoa râm , …

b] Tính tình của bố [hoặc mẹ] em : hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c] Bàn tay của em bé : mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d] Nụ cười của anh [hoặc chị ] em : tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Trả lời:

Ai [cái gì, con gì]

Thế nào ?

Mái tóc ông em đã ngả màu hoa râm.
Mái tóc bà dài và bồng bềnh như mây.
Bố em rất hài hước.
Mẹ em là người phụ nữ hiền hậu.
Bàn tay bé Na mũm mĩm và trắng hồng.
Nụ cười của chị em lúc nào cũng tươi tắn.

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 1-2-3 hay nhất

Chủ Đề