Đặc phái viên Tổng thống Việt Nam là ai

SPEC John Kerry's meeting with President Nguyen Xuan Phuc

HÀ NỘI, 02/03/2022 – Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu John Kerry đã đến thăm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong tuần trước nhằm tăng cường sự hợp tác của Hoa Kỳ-Việt Nam trong lĩnh vực khí hậu và năng lượng sạch. Ngoại trưởng Kerry đã gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, các Bộ trưởng và các quan chức cấp cao khác để thảo luận về cách thức Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch. Ngoại trưởng Kerry cũng đã gặp gỡ các chuyên gia Việt Nam làm việc trong lĩnh vực chống lại biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo khu vực tư nhân và lĩnh vực giáo dục, và các cựu chiến binh.

Trong các cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam về tính cấp bách của việc thúc đẩy các nỗ lực quốc gia và toàn cầu nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và tăng cường nỗ lực thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Cả hai nước đều chia sẻ quan điểm rằng những năm 2020 là thập kỷ quyết định đối với hành động vì khí hậu, như đã khẳng định tại COP26, và hai nước có ý định hành động nhanh chóng để thực hiện các chính sách giảm phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực, đặc biệt bằng cách đẩy nhanh đáng kể việc triển khai năng lượng tái tạo. Ngoại trưởng Kerry hoan nghênh các cam kết của Việt Nam nhằm đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào năm 2050 và loại bỏ dần việc tiêu thụ than vào năm 2040, đồng thời cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu này.

Ngoại trưởng Kerry hoan nghênh việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt dự án năng lượng sạch mới tiêu biểu trị giá 36 triệu USD của USAID, Chương trình Năng lượng Phát thải Thấp Việt Nam II [V-LEEP II] được Phó Tổng thống Kamala Harris công bố trong chuyến thăm Việt Nam năm Tháng 8 năm 2021. V-LEEP II sẽ hoạt động để thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng sạch, an toàn và theo xu hướng thị trường.

Hai bên dự định tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Điều chỉnh Quy hoạch Phát triển Điện-8 của Việt Nam và Đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam vào năm 2022 phù hợp với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 và loại bỏ dần dần điện than của Việt Nam;
  • Đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, bao gồm cả việc tiếp tục thăm dò và hiện thực hóa tiềm năng gió ngoài khơi của Việt Nam;
  • Mở rộng và củng cố hệ thống truyền tải điện của Việt Nam, bao gồm cả hệ thống lưu trữ điện;
  • Tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng;
  • Xử lý khí thải mêtan từ dầu và khí đốt, chất thải và nông nghiệp;
  • Giảm phát thải giao thông thông qua điện khí hóa và các chiến lược khác;
  • Loại bỏ nạn phá rừng, hỗ trợ các giải pháp dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học;
  • Cải thiện chính sách và môi trường pháp lý, bao gồm đẩy nhanh việc phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển của nước ngoài và huy động tài chính khí hậu; và
  • Xây dựng khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long.

[Hết thông cáo]

Bài của vnmission | 2 Tháng Ba, 2022 | Tìm kiếm: Hoa Kỳ và Việt Nam, Thông cáo báo chí, Tin tức

Cơ quan Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa bắt đối tượng Trần Kiều Hưng vì đã dùng giấy tờ giả, mạo danh Đặc phái viên của Thủ tướng. Khi bị bắt ngày 19.4, trên người tên Hưng có tờ "Công lệnh" ghi tên Trần Kiều Hưng, với chức vụ Phó cục trưởng Cục Quản lý kinh tế Chính phủ kiêm Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Công lệnh chữ ký và con dấu đỏ giả mạo của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng [cấp ngày 31.12.2015 thời hạn đến ngày 30.6.2016].

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nội dung tờ “Công lệnh” của đối tượng Trần Kiều Hưng nêu: Người mang "Công lệnh" được ưu tiên đặc biệt khi tham gia giao thông; được hưởng chế độ VIP và ưu tiên tại các cảng hàng không trong nước khi đi công tác bằng máy bay; Được quyền điều động các lực lượng vũ trang tại các địa phương khi làm nhiệm vụ đặc biệt…

Không chỉ tên Hưng, trước đó cũng từng có một số đối tượng mạo danh là Đặc phái viên của Thủ tướng để dọa nạt, lừa đảo doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước ở địa phương nhằm trục lợi tiền của. Đặc phái viên của Thủ tướng là người như thế nào, có chức năng, quyền hạn gì mà tên Hưng lại mạo danh và thực tế đã qua mặt được rất nhiều cơ quan chức năng ở các tỉnh thành?

Về vấn đề này, sáng 22.4, trao đổi với phóng viên Dân Việt, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên là Đặc phái viên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Trong các quy định của nhà nước và các bộ luật hiện hành không có, không quy định chức danh Đặc phái viên của Thủ tướng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể, Thủ tướng là người có quyền bổ nhiệm một cá nhân làm Đặc phái viên của Thủ tướng để giúp Thủ tướng giải quyết, xử lý một số vấn đề cụ thể nào đó. Ví dụ, tướng Đồng Sỹ Nguyên từng là Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn khi nghỉ hưu được Thủ tướng cử làm Đặc phái viên của Thủ tướng đặc trách theo dõi Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ,  rừng đặc dụng và theo dõi việc xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Ông Hà Quang Dự, nguyên Bộ trưởng phụ trách công tác Thanh niên và Thể thao sau đó là  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao được cử là Đặc phái viên của Thủ tướng về một số vấn đề liên quan đến thể thao, thanh niên...

Hoặc như ông Vũ Khoan, khi nghỉ hưu được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cử làm Đặc phái viên của Thủ tướng về các vấn đề đối ngoại. Ông Khoan có trách nhiệm góp ý với Thủ tướng về các chủ trương, hoạt động đối ngoại lớn, các văn kiện chính trị đối ngoại trọng yếu...

Theo nguyên Đặc phái viên Thủ tướng Vũ Khoan, các đặc phái viên được Thủ tướng chọn là những người thường đã cao tuổi nhưng còn có sức khỏe, hiểu biết và có uy tín để đảm trách được các công việc cụ thể mà Thủ tướng giao phó. "Các đặc phái viên thường là những người đã nghỉ hưu, hầu như không có ai đang công tác hoặc đương chức mà được cử làm đặc phái viên của Thủ tướng cả. Đặc phái viên của Thủ tướng khác với thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng. Đặc phái viên thì có thể xử lý, quyết định một công việc cụ thể nào đó, còn thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng chủ yếu nghiên cứu, đề xuất chính sách mà thôi"- ông Vũ Khoan nói.

Vậy quyền hành của các Đặc phái viên này như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Khoan cho biết: Không có quyền hành gì đặc biệt cả. Họ chỉ như những người giúp bình thường khác của Thủ tướng".  Ông Vũ Khoan cũng chia sẻ, thời ông làm Đặc phái viên cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quyền của ông là được xử lý công việc liên quan tới các sự kiện trong năm APEC Việt Nam 2006, đặc biệt là những sự kiện trong tuần lễ cấp cao. Ông cũng là người hỗ trợ Thủ tướng và Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện cam kết về việc gia nhập WTO; phân giới cắm mốc với Trung Quốc và Campuchia... Các công việc có liên quan đến các vấn đề nêu trên, những đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ tham khảo ý kiến ông Vũ Khoan trước khi trình Thủ tướng...

Cũng theo chia sẻ của ông Vũ Khoan, khi thực hiện các công việc đó, ông được nhận một khoản phụ cấp hàng tháng, có xe đi lại và phòng làm việc. "Đặc phái viên của Thủ tướng làm gì được huy động an ninh, quân đội và  được hưởng các chế độ VIP như mấy tay lừa đảo đem ra lòe thiên hạ. Là lừa đảo thì chúng thích nói thế nào thì nói thôi, Đặc phái viên hoàn toàn không có các quyền hạn như vậy"- nguyên Đặc phái viên Vũ Khoan khẳng định.

Được biết, không chỉ ở Việt Nam sử dụng Đặc phái viên, ở nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng chức danh này. Chẳn hạn như  ở Mỹ, việc sử dụng đặc phái viên đã có từ thời Tổng thống Jefferson [1801-1809]. Tuy nhiên, phải tới thế kỷ XX, theo đà phát triển của kỹ thuật thông tin và giao thông vận tải, đồng thời lực lượng của Mỹ ngày một hùng mạnh, Nhà Trắng bắt đầu can dự vào nhiều sự kiện của cộng đồng quốc tế thì việc tổng thống sử dụng đặc phái viên bắt đầu tăng lên.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan sinh ngày 7.10.1937 tại huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây [cũ]. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, ông Khoan là Phó thủ tướng đảm trách các vấn đề đối ngoại của Chính phủ. Với lý do tuổi cao, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 11 đã nhất trí phê chuẩn ông Khoan thôi vị trí Phó thủ tướng.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ

Sáng 23-2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu John Kerry.

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ

  • Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trao đổi trực tuyến với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ

  • Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trò chuyện cùng sinh viên TPHCM

  • Chuyên cơ Ngoại trưởng John Kerry đã đáp xuống Nội Bài

Tại cuộc tiếp, đánh giá cao ông John Kerry về nỗ lực thúc đẩy hợp tác hai nước thời gian qua, trong đó có ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước đề nghị Đặc phái viên John Kerry thúc đẩy Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu John Kerry

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của ông John Kerry trong tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, đặc biệt là từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Chủ tịch nước hoan nghênh kết quả quan trọng từ các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Mỹ, nổi bật là chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.

Cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian tiếp, ông John Kerry cho rằng, trên đà phát triển tốt đẹp, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, bởi hai nước còn nhiều dư địa hợp tác, trong đó có vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trên cương vị là Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu, ông John Kerry cho biết Việt Nam và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác chuẩn bị cho COP 27. Trao đổi về thực trạng nước biển ngày càng dâng cao, ảnh hưởng rất lớn tới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và những vùng trũng của Việt Nam, ông John Kerry cho biết, Mỹ có thể giúp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng sang mô hình năng lượng sạch, nhất là năng lượng mặt trời. Mỹ có nhiều ý tưởng và nguồn tài chính, nhân lực hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác tại Châu Á - Thái Bình Dương

Đánh giá cao những nội dung trao đổi của ông John Kerry, nhất là trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam đang nỗ lực trong vấn đề này và đã quyết định chấm dứt dùng điện than vào năm 2050. Điều Việt Nam cần không chỉ là nguồn lực tài chính mà cả công nghệ và nhân lực để phát triển các dự án điện gió, mặt trời và thuỷ điện; do đó, mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Mỹ quan tâm nhiều hơn nữa tới hạ nguồn sông Mê Kông.

Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ và cam kết của Chính phủ Mỹ, trong đó có cá nhân ông John Kerry đối với việc khắc phục hậu quả chiến tranh. Việt Nam mong Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng cường ngân sách trong khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin, rà phá bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật và những vấn đề liên quan. Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác đầy đủ trên tinh thần nhân đạo trong tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam .

Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác tại Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển tại khu vực. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị ông John Kerry tiếp tục thúc đẩy Chính phủ Mỹ dành sự quan tâm, nguồn lực và tài chính cho hợp tác giáo dục và đào tạo hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho du học sinh Việt Nam tại Mỹ. Đặc biệt là đề nghị Mỹ tiếp tục đầu tư cho Đại học Fulbright tại Việt Nam, "đứa con tinh thần" của chính Đặc phái viên John Kerry.

Theo TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề