Tại sao cua luộc có màu đỏ

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

1, Một cô bé trên đường đi thăm bà,khi đi có gặp 1 con ma,đi một đoạn nữa có gặp một quả cà, đi 1 đoạn nữa có gặp 1 con rồng. Hỏi tại sao cô lại quay về 

2, Một cô bé trên đường đi học,khi đi có gặp 1 con cò mù. Hỏi tại sao cô lại quay về

3, Một cô bé trên đường đi ăn sáng,khi đi có gặp 1 con cò lùi. Hỏi tại sao cô lại quay về

4,Một cô bé trẻ đường đi thăm bà, khi đi có gặp 1 quả chuối đỏ. Hỏi tại sao cô lại quay về

“Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?

Hoá ra, trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có một loại gọi là màu đỏ tôm. Do nó trộn lẫn với các sắc tố khác, không thể hiện rõ màu sắc đỏ tươi vốn có, nhưng sau khi qua nấu chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, duy nhất có màu đỏ tôm không sợ nhiệt độ cao, sau khi các màu sắc khác biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra, do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.

Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Còn những chỗ có màu đỏ tôm ít, như phần dưới của chân cua thì hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy bất luận qua đun nấu bao nhiêu lần đi nữa thì cũng không thể có màu đỏ được.

Ngoài cua ra, còn có không ít loài cua và tôm khác cũng có màu đỏ tôm, sau khi nấu chín sẽ biến thành màu đỏ.”

Twitter Facebook LinkedIn

Lúc cua sống, trên lưng có màu xanh đen, nhưng sau khi luộc chín thì có màu đỏ cam tươi. Đó là do trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm.

Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ hiện ra. Do vậy, tất cả cua nấu chín đều sẽ biến thành màu đỏ.

Trên vỏ cứng của cua, sự phân bố của màu đỏ tôm cũng không đều. Tất cả những chỗ có nhiều màu đỏ tôm, ví dụ phần lưng thì hiện lên rất đỏ. Phần dưới của chân thì màu hiện lên nhạt một chút. Do phần bụng của cua vốn không có màu đỏ tôm, bởi vậy dù đun nấu thế nào thì cũng không thể có màu đỏ được.

Ngoài cua ra, còn có tôm cũng biến thành màu đỏ sau khi nấu chín.

Thịt cua có những chất dinh dưỡng gì?

Thịt cua là loại thực phẩm giàu chất khoáng, axít béo omega 3 và calo. Thịt cua cung cấp lượng vitamin B12 dồi dào. Thịt cua chứa magiê. Trong thịt cua có chứa axít béo omega 3 có khả năng giảm thiểu lượng mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cua biển còn chứa một hàm lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bộ và tim mạch [85g thịt cua cung cấp từ 300 – 500 mg chất béo], thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, không chỉ chứa axit béo Omega-3 và Omega-6 mà còn có một lượng đáng kể các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B2, B5, B6, B12, sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng, selen.

Thịt cua biển còn chữa được một số bệnh như còi xương, đái dầm ở trẻ em, sinh huyết tán ứ, đau bụng ở phụ nữ. Cua còn có công hiệu hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ thống [xẹp sưng tấy, giảm đau nhức], săn gân khỏe xương. 

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

1

Những loài thủy hải sản như tôm, tép, cua, ghẹ… khi nấu [luộc, hấp…] thì lại chuyển sang màu đỏ hồng sặc sỡ. Lý do của sự đổi màu này là do trong cơ thể của chúng tồn tại một loại sắc tố [pigment] đặc biệt mang tên: Astaxanthin bị ẩn đi dưới lớp vỏ cứng, và sắc tố này chỉ xuất hiện khi có ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Astaxanthin là một loại sắc tố gốc carotene [carotenoid], vốn là những loại sắc tố kỵ nước, tan trong dầu, gần giống với vitamin A [retinol]. Những phân tử Astaxanthin thường có màu đỏ hoặc cam vì chúng hấp thụ ánh sáng màu lam. Astaxanthin thường có trong cơ thể các loài giáp xác [Crustacean] như tôm, cua, ghẹ… hoặc một số loài cá như cá hồi [salmon,trout]…

Khi tôm còn sống, những phân tử astaxanthin liên kết với các phân tử protein có trong lớp vỏ xương ngoài [exoskeleton] cứng cáp bao bọc cơ thể chúng. Do vậy, màu sắc đặc trưng của astaxanthin bị che phủ, dẫn đến tính chất hấp thụ ánh sáng màu lam bị mất đi, và tôm có màu xanh đậm hoặc xám như thường thấy. Khi bị làm chín [như luộc, nướng, hấp…], nhiệt độ sẽ khiến các protein có tên beta-crustacyanin thay đổi cấu trúc phân tử, phá vỡ các liên kết giữa chúng [beta-crustacyanin] và sắc tố astaxanthin, dẫn đến việc màu đỏ của astaxanthin xuất hiện rõ ràng.

Sự biến đổi màu sắc của các loài động vật giáp xác này gần giống với sự thay đổi màu của lá cây. Ở trạng thái sinh trưởng khỏe mạnh bình thường, sắc tố vàng [Xanthophyll] có trong lá cây bị che phủ bởi những sắc tố màu lục [diệp lục tố, Chlorophyll]. Khi mùa thu về, những phân tử chlorophyll bị phá vỡ, và do vậy, các sắc tố màu vàng cam có cơ hội xuất hiện. Nhờ đó, lá cây đổi sang màu vàng đặc trưng và là một trong những dấu hiệu dịu dàng và êm ả của mùa lãng mạn nhất trong năm [“Vàng rơi, vàng rơi, thu mênh mông”].

2

Vì sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù 

Tôm Hùm

Lớp vỏ ngoài của tôm thường có màu xanh đen, hoặc vài trường hợp đặc biệt có màu xanh hoặc vàng. Tuy nhiên khi luộc chín thì nó sẽ chuyển sang màu đỏ cam.

Đó là do trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm cua [astaxanthin cũng chính là sắc tố tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi]. Bình thường khi tôm cua còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc bởi các chuỗi protein khác nên tôm cua có màu xanh đen.

Tôm

Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam.

Như vậy tôm cua có màu đỏ sau khi làm chín là do các protein khác đều bị phân hủy ở nhiệt độ cao nhưng chỉ riêng astaxanthin tạo nên sắc tố đỏ là không bị phân hủy.

Tôm Hùm Hấp

Đặc biệt những con tôm hay cua bạch tạng do vỏ của nó không có sắc tố nào hết nên dĩ nhiên cũng không thay đổi khi nấu chín.

Video liên quan

Chủ Đề