Đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, nhưng là con đường ngắn nhất bằng tiếng anh

Ở một quốc gia mà tư tưởng, tâm lý của đại đa số người dân vẫn còn khá nặng nề về vấn đề thi cử như ở Việt Nam, thì tấm bằng đại học vẫn được xem như là một giá trị chuẩn mực. Nhưng trên thực tế, đại học có phải con đường duy nhất để chạm đến thành công? Nếu không vào đại học, bạn sẽ chọn con đường nào khác để khẳng định giá trị bản thân? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hướng đi cho mình trong tương lai nhé!

1. Tấm bằng đại học quan trọng thế nào trong xã hội hiện nay?

Đa số phụ huynh ở Việt Nam hiện nay đều cho rằng học đại học chính là điều kiện đảm bảo tương lai tốt đẹp nhất cho con em của mình. Bởi vậy mà nhiều phụ huynh đã tạo áp lực cho con về điểm số, thứ bậc trong lớp, trong trường. Để hiện thực điều đó, họ đua nhau cho con em mình đi học thêm, học phụ đạo, khiến các em không còn thời gian để nghỉ ngơi, để vui chơi lành mạnh. Liệu đây có phải là giải pháp học sinh mong muốn hay của cha mẹ chúng?

Chúng ta cũng không thể khẳng định suy nghĩ, tư tưởng của các bậc phụ huynh là sai hoàn toàn khi mà những công việc, vị trí làm việc tốt đều yêu cầu, đòi hỏi có bằng cấp. Khách quan mà nói, học đại học là rất cần thiết và quan trọng. Bởi trong môi trường giáo dục, đặc biệt là môi trường giáo dục đại học [ môi trường giáo dục đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho người học], sinh viên sẽ được tiếp cận các kiến thức một cách nhanh nhất qua sách vở và thực hành. Những kiến thức này sẽ giúp các em có kinh nghiệm và kỹ năng trong các công việc sau này.

2. Đại học không phải con đường duy nhất giúp bạn thành công

Trên thực tế, rất nhiều người thành công mà không có tấm bằng đại học trên tay. Cũng người có bằng đại học loại giỏi hay thủ khoa nhưng lại thất nghiệp, phải làm những công việc trái với ngành nghề đào tạo. Đại học không phải là môi trường giáo dục duy nhất giúp con người có thể lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể học những kiến thức, kinh nghiệm bằng cách tự học qua sách vở, báo chí, học liên thông, tại chức, học những người có kiến thức và kinh nghiệm hơn mình,… học mọi lúc, mọi nơi.

Tôi sẽ không lấy những ví dụ quá vĩ đại như: Bill Gate, Sheldon Adelson, Lawrence Ellision,…- Những tỷ phú thành không cần tấm bằng đại học. Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản: 1 bạn trẻ dám bỏ học ở một trường đại học uy tín về kinh tế để theo đuổi công việc chăm sóc sắc đẹp tại Spa, hiện tại bạn ấy cảm thấy vui vẻ, say mê và sống tốt bằng nghề mình chọn. Bởi vậy những ai không đỗ đại học thì đừng có buồn, còn rất nhiều con đường giúp bạn đến thành công và đại học không phải duy nhất. Hãy nhớ, khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra.

3. Kiến thức và kinh nghiệm sống mới là tấm bằng giá trị nhất

Dù ở trường đại học hay “trường đời” thì muốn thành công, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm. Đó mới là hành trang lớn nhất giúp bạn có đủ hiểu biết và kỹ năng để tiến hành xử lý công việc. Đại học trang bị cho bạn kiến thức nhanh chóng nhất nhưng tại sao vẫn có hàng ngàn sinh viên thất nghiệp mỗi năm? Và rất ít sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên ngành đào tạo? Nhiều sinh viên ra trường bằng giỏi nhưng lại khó xin việc, bởi ít được thực hành dẫn đến thiếu kỹ năng cứng và mềm.

Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân, nhưng ở đâu cũng dạy bạn phải chăm chỉ. Thứ quan trọng nhất giúp bạn thành công chính là kiến thức và kinh nghiệm, đâu nhất thiết phải ở đại học mới lĩnh hội được. Vậy, hãy thay đổi tư tưởng của bản thân, trượt đại học có thể coi là một thất bại nhưng chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, nó lại mở ra con đường đi đến thành công khác cho mình. Quan trọng là bạn không được bỏ cuộc bởi “bỏ cuộc chắc chắn là cách duy nhất để thất bại” [Gena Showalter].

Tìm hiểu thêm:

♦ Giải pháp cân bằng giữa kiến thức sách vở và kiến thức Xã hội

♦ Những lưu ý dành cho sinh viên Đại học muốn kiến việc làm thêm

Thứ năm, 08/10/2020 08:01

[có 12 đánh giá]

Từ sự việc thương tâm: Nữ sinh treo cổ tự tử vì thiếu điểm vào trường Luật đến vấn đề đặt ra: Đậu đại học có phải là vấn đề quá to tát, rớt đại học là mất tương lai hủy hoại cuộc đời của một con người?

Bài viết này mình không bàn luận nhiều về lợi ích hay bác bỏ công sức của những bạn thí sinh đã đậu trường đại học mong muốn. Mình chỉ muốn nhắn gửi đôi điều đến vài trái tim tuổi 17 vừa trải qua cú sốc đầu đời đó là: TRƯỢT ĐẠI HỌC.

Không phải tự nhiên mà người ta nói: “Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công.” Trên thực tế cho thấy người đi học đại học sẽ có phần thuận lợi và an toàn hơn vì họ có tấm vé thông hành là: Tấm bằng đại học. Cộng với việc bạn đang sống một quốc gia trọng bằng cấp như ở Việt Nam thì hầu hết các công việc đều cần bằng đại học. Vậy câu hỏi đặt ra: Những người rớt đại học, không có bằng đại học sẽ không thể tồn tại trong xã hội này?

“Rớt đại học” không có nghĩa là không có tương lai

Một trường đại học chỉ đảm bảo về chất lượng đào tạo và đôi khi nó thể hiện xu hướng ngành ưu thế trong thời gian hiện tại. Ngoài ra, nó không đảm bảo bạn có thành công hay không. Điều này nằm ngoài khả năng và trách nhiệm của giáo dục.

Việc trở thành sinh viên của trường X, Y, Z có thể khiến bạn tự hào nhưng sau này ra đời bạn chẳng thể mang danh ngôi trường của bạn để tìm việc làm trong khi mình không có khả năng.

Jack Ma từng "trượt một bài kiểm tra quan trọng lúc còn học tiểu học hai lần, trượt bài kiểm tra trung học ba lần và thất bại trong kỳ thi tuyển sinh đại học hai lần". Đồng thời, Jack Ma cũng đã bị Đại học Harvard từ chối đến 10 lần! Nhưng giờ vị thế của ông như thế nào thì mình không cần phải giới thiệu quá nhiều.

Đại học là con đường rộng lớn nhất, ngắn nhất giúp chúng ta thẳng tiến đến cái đích tri thức nhân loại. Nhưng bênh cạnh đó còn rất nhiều con đường khác, tùy theo khả năng, hoàn cảnh mà bản thân bạn có thể cho mình con đường phù hợp nhất.

Việc học cũng không chỉ dừng lại ở nhà trường

Bạn có biết rằng ngày nay các công ty,doanh nghiệp lớn nhỏ rất trọng kỹ năng nhưng kỹ năng là thứ mà bản thân mỗi người tích lũy được chứ không một trường đại học hay chuyên gia nào có thể giảng dạy cho bạn đạt được trình độ cao.

Thời gian không chờ đợi một ai và kiến thức không phải là thứ bất biến. Ngay cả những người học đại học ra vẫn phải tiếp tục học tập tích lũy kỹ năng từng ngày mới có thể làm tốt công việc của mình.

Tôi có một người anh dành hẳn 4 năm để học ngành Ngôn ngữ Anh với cơ hội tìm một công việc phù hợp xu thế phát triển thời đại, phù hợp hội nhập nhưng ngày anh cầm tấm bằng trên tay là lúc anh loay hoay vô định vì chẳng có chút đam mê về với ngành học. Quyết tâm gác lại tấm bằng anh theo học thiết kế đồ họa với chương trình học nghề 24 tháng cộng với tài năng đam mê vẽ sau 02 năm anh đã tham gia vào các dự án thiết kế lớn nhỏ và đạt được thành tựu nhất định với mức lương mong muốn.

Con đường nào cho những người lỡ “Trượt đại học”

Bạn có biết ngoài trường Đại học còn có trường cao đẳng, trung cấp, đặc biệt là trường dạy nghề. Trong xã hội hiện nay khi tấm bằng đại học dần trở nên mất giá thì các trường đào tạo nghề được xem là phao cứu sinh cho hàng ngàn học sinh THPT cuối cấp.

Hiện nay, xã hội đang dần phát triển đi lên các quan niệm suy nghĩ về việc phải học đại học được thay thế bằng năng lực. Sự phát triển của công nghệ thông tin, du lịch nhà hàng khách sạn,… và đặc biệt khi tham gia vào thị trường nước ngoài thì bằng cấp quả thật không còn quá quan trọng. Minh chứng là Google chấp nhận tuyển nhân viên thông qua năng lực mà bỏ qua bằng cấp đấy thôi. Các công ty, doanh nghiệp đang ngày càng thiếu hụt nhân lực thành thạo những kỹ năng tay nghề hơn là việc chú trọng bằng cấp.

Ngoài ra, nếu bạn có khiếu kinh doanh và gia đình ủng hộ hãy thử sức mình. Biết bao nhiêu người ngoài kia khởi nghiệp và thành công mà vẫn không có bằng đại học đấy thôi. Chẳng công việc nào giàu nhanh bằng việc làm chủ đâu.

Học đại học quả thật không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và cũng không phải là gì đó quá cao siêu như bạn vẫn tưởng và vì nó không phải là đường duy nhất nên bên cạnh đó còn rất nhiều ngã rẽ để phát triển tương lai của bạn.

Đừng mãi ủ dột chìm ngập trong cảm giác thất bại. Hãy suy nghĩ về sở thích, định hướng để có quyết định đúng đắn cho hành trình phía trước.

Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Nghị luận Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất gồm dàn ý chi tiết kèm theo 2 bài văn mẫu hay. Thông qua tài liệu này các bạn lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết văn nghị luận ngày một hay hơn.

Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Vậy sau đây là dàn ý và 2 bài văn mẫu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Nghị luận Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề: Theo thống kê của bộ Lao động và xã hội, quý 4 năm 2017 cả nước có 1.071,2 nghìn lao động trong độ tuổi thất nghiệp, trong đó có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: “Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”.

II. Thân bài

1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội

- Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.

- Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.

2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất

- Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.

- Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.

- Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

- Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.

- Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. [Lấy VD dẫn chứng]

3. Bài học nhận thức

- Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.

- Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.

- Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.

III. Kết bài

- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.

- Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.

Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất - Mẫu 1

Những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy không khí ở khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đầy cam go, căng thẳng. Đã từ lâu, in hằn trong nếp nghĩ của mọi người về việc bằng mọi giá phải vào được đại học, bởi đó là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất. Liệu thực sự có phải vào đại học mới là con đường duy nhất giúp chúng ta vươn đến thành công.

Theo như định nghĩa, giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.

Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.

Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.

Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng: Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học nhưng vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ học đại học năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.

Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.

Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất - Mẫu 2

Học đại học là con đường ngắn nhất để trở thành kỹ sư, bác sĩ hay cử nhân. Mới chỉ cần nghe danh đã thấy oai, rồi đó là chưa kể đến khi có tấm bằng đại học trong tay thì dù sớm hay muộn họ cũng sẽ kiếm được một công việc ổn định để tạo dựng cho mình cuộc sống ổn định. Thế nhưng con đường đó có trải đầy nhung lụa không thì chỉ những người đã và đang trải qua mới có thể hiểu được. Nhưng để trả lời câu hỏi "Đại học có phải là con đường duy nhất?” thì tôi xin trả lời rằng ”Đại học không phải là con đường duy nhất”, đó chỉ là một con đường có thể nói là đó là con đường khá đơn giản và tối ưu.

“Đại học không phải là con đường duy nhất”. Nhưng bước vào đại học sẽ cho ta một chân trời để học hỏi tri thức mới. Đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở Đại học, nơi tập trung những giảng viên, giáo sư giỏi, những nhân tài gọi là “nguyên khí của quốc gia”. Những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là những người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chiếc chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng vào cánh cửa lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tuệ. Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. Cần phải coi việc vào Đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, sang trọng, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp của biết bao học trò. Phải dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này

Thật ra, có rất nhiều người thành công không từ con đường đại học. Đại học, chỉ là một bước đệm cho ta đi lên trên nấc thang thành công trong cuộc sống. Nhưng vì lối quan niệm như thế, rất nhiều bạn trẻ đã làm đủ mọi cách, học đủ mọi nơi để tìm cách có chân trong giảng đường đại học. Dạo một vòng mạng xã hội trong những mùa ôn thi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những câu than thở đầy tuyệt vọng: “Bài vở nhiều quá, phải cố lên, cố lên..” hay “Làm sao để vào được đại học..?”. Với những bạn có học lực khá giỏi, có lẽ việc đậu vào một trường đại học không có gì khó, nhưng đối với những học sinh trung bình, thì đó quả thật là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, dù biết rằng mình không hề có đủ khả năng để thi vào đại học, nhưng các bạn ấy vẫn cứ nhắm mắt đưa chân chọn con đường này. Bởi vì, những bạn ấy không đủ can đảm bước đi một con đường khác, đại học vốn dĩ là con đường hầu hết các bạn lựa chọn sau khi tốt nghiệp cấp 3.

Quả thật vậy, vì xã hội quan niệm “đại học là hàng đầu” nên rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn khinh thường đối với những văn bằng thấp hơn đại học như trung cấp, cao đẳng, học nghề. Nhưng liệu các bạn có biết, cái giá trị của thành công là những gì ta đạt được, chứ không phải là từ những ta học được. Dù bạn học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay thậm chí là chẳng học gì sau 12 năm phổ thông đi chăng nữa, thì chỉ cần bạn có tinh thần học hỏi, có ý chí cầu tiến và có quyết tâm làm đến cùng, thì bạn sẽ thành công.

Vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng đại học nào cả. Các em vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi theo những con đường khác nhau, miễn là các em có đam mê, có sự cố gắng và nỗ lực hết mình. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới không cần học đại học mà vẫn có được những thành công đáng ngưỡng mộ, tiêu biểu như Bill Gates. Hay những nhà bác học nhà phát minh như Edison, Einstein. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa. Có thể cánh cửa đại học không mở rộng với bạn nhưng những cánh cửa khác không khép lại với bạn.

Qua mỗi mùa thi, có rất nhiều bạn thất vọng vì không thể bước vào đại học, thậm chí nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực dẫn đến những việc làm phá hỏng cả tương lai của mình. Bạn xem đại học là con đường lớn lao mà không bước vào nó thì sẽ cảm thấy xấu hổ và tồi tệ, cảm thấy thua kém bạn bè. Ngày nay, có một thực trạng là, có nhiều người học đại học xong nhưng tấm bằng thì cất vào tủ rồi đi làm công việc gì đó để kiếm sống. Nếu không có lựa chọn thông minh thì chính con đường đại học sẽ hủy hoại cả tương lai của bạn. Vì thế, việc vào đại học hay không cũng không còn quan trọng như trước nữa. Nhiều bạn học cấp ba xong lại lựa chọn đi học nghề, hay đi xuất khẩu lao động.

Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác giấc mơ xa vào Đại học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần hơn, thực tế hơn. Hãy làm những công việc phù hợp với khả năng, có ích cho gia đình, xã hội. Hãy xem cuộc đời là một trường Đại học, cuộc sống chính là nhà trường mà ở đó mỗi người có thể học hỏi được rất nhiều điều mới lạ. Đại học không phải là con đường duy nhất. Nhưng có một điểm quan trọng là, dù có học đại học hay không thì con đường để thành công không thể nào không học tập.

Cập nhật: 17/05/2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề