Đan điền nằm ở đâu

Ảnh minh họa.

Vì vậy, luyện thở đan điền làm cho dòng năng lượng trong người luôn xuôi chảy đều đặn và thông thoáng. Do đó khí huyết luôn lưu hành, kinh lạc thông suất, âm dương quân bình, thủy hỏa tương tế làm cho năng lượng trong cơ thể luôn quân bình và tăng trưởng để thích nghi cao nhất với tự nhiên. Nó có tác dụng phòng bệnh, trị liệu, phục hồi chức năng, đem lại sức khỏe và tuổi thọ.

Chuẩn bị: Ngồi tư thế kết già hoặc bán già, bắt chân trái lên trước hay chân phải lên trước [gọi là Hàng ma tọa hay Cát tường tọa]. Cột sống luôn thẳng, toàn thân mềm. Hai tay đặt ngửa [nam tay trái lên trên, nữ tay phải lên trên. Hai ngón tay cái chạm nhau].

Kích hoạt nội đan: Theo dõi hơi thở tại đan điền, biết bụng phình ra và hóp vào. Quá trình này có dụng công nhẹ để làm ấm nóng đan điền và khí vận hành rõ trong nội đan.

Khai mở Mệnh môn: Khi hít vào nhận biết đan điền [dưới rốn 3cm]. Khi thở ra quán chiếu và theo hơi thở đẩy năng lượng sang Mệnh môn [đối diện với đan điền ở phía thắt lưng] một vài hơi thở thấy Mệnh môn căng tức như bị đè nén.

Tiếp tục theo dõi hơi thở và lan tỏa năng lượng thì một lúc sau ta thấy vùng thắt lưng xuất hiện hơi ấm tăng dần cho đến khi có dòng nóng ấm xông lên cột sống, làm cho vùng lưng trên ấm dần [hiện tượng thông lửa]. Cảm giác lúc này sống lưng như giãn ra và kéo dài, vùng thắt lưng nhẹ bẫng. Lúc này, Mệnh môn đã mở rộng hơn, việc tiếp nhận và lan tỏa năng lượng sẽ dễ dàng và thông thoáng hơn.

Khai mở Hội âm: Hít và nhận biết đan điền, khi thở ra quán chiếu và đẩy năng lượng xuống Hội âm [tâm lực này là khoảng rỗng như quả trứng ở giữa bộ phận sinh dục và hậu môn]. Qua một số hơi thở ta thấy vùng Hội âm giãn mở, năng lượng dao động nhẹ nhàng như làn sóng tròn [như khi ta ném viên sỏi xuống nước].

Tiếp tục theo dõi hơi thở và quán chiếu năng lượng ta sẽ thấy cảm giác khí [Khí cảm] rõ hơn, tại vùng Hội âm như lỏng ra và dần dần như rỗng. Vùng Hội âm sẽ cảm thấy mát dần và khí xông lên sẽ làm cho vùng thắt lưng có cảm giác mát nhẹ nhàng như thoa dầu bạc hà và như bong bóng xà phòng loang dần về hai thận. Như vậy, Hội âm đã giản mở rộng hơn, địa khí xông lên hai thận dễ dàng, sẽ làm vượng khí ở thận.

Xoay chuyển nội khí trong hạ đan điền: Khi hít vào ta dẫn khí từ Hội âm lên Mệnh môn, dừng lại một chút. Tiếp tục hít đẩy khí sang khí hải [huyệt dưới rốn độ 3cm], dừng lại một chút. Khi thở ra đẩy năng lượng xuống Hội âm. Quá trình này cũng như toàn bộ công pháp, đều mượn hơi thở để khai mở các tâm lực và dẫn năng lượng. Bước này sẽ làm cho nội khí trong đan điền mạnh hơn và sẽ tăng cường năng lượng để thông hoạt hai thận.

Thủy hỏa ký tế: Khi hít vào ẫn năng lượng từ Ấn đường xuống đan điền. Thở ra quán chiếu đẩy năng lượng sang Mệnh môn. Chỉ cần dẫn dắt một số hơi thở, năng lượng một đi xuống, một xông lên rất rõ ràng. Năng lượng từ Thượng đan xuống đan điền sẽ nối thẳng xuống Hội âm và năng lượng từ Mệnh môn sẽ tiếp nối với năng lượng từ

Hội âm xông lên tạo thành một vòng khép kín. Lúc này hãy dụng công nhẹ hơn để vận chuyển khí, sau một số nhịp thở thì chu thiên khí tự vận hành mạnh mẽ, đường xuống đường lên rõ ràng. Khi đó đỉnh não sẽ xuất hiện một ổ hưng phấn nhỏ và phần bụng dưới khí lực lan tỏa mạnh hơn. Hơn nữa, Tâm hỏa tàng thần và Thận thủy tàng tinh sẽ kết nối với nhau hòa hợp hơn, mạnh mẽ hơn.

Giới khí nội quan: Khi hít vào ta cảm nhận năng lượng từ đan điền lan tỏa toàn thân. Khi thở ra ta cảm nhận năng lượng toàn thân quy về đan điền. Hoặc chúng ta có thể thở ngược lại như sau: Khi thở ra cảm nhận nặng lượng từ đan điền lan tỏa toàn thân và khi hít vào ta cảm nhận năng lượng thu quy về đan điền. Hai cách này đều chỉ dùng tinh thần và hơi thở để dẫn dắt năng lượng. Qua phép thở này toàn thân sẽ ấm nóng và năng lượng sẽ lan tỏa đều trong toàn thân.

Kết quả: Qua phép thở này mọi trọc khí trong người sẽ ra ngoài và tiếp nhận năng lượng mới của vũ trụ. Cơ thể sẽ khỏe hơn, sinh lực sẽ dồi dào hơn, trí tuệ sáng suất hơn, tâm sẽ thanh tịnh hơn. Đây là 1 trong 3 phép thở cao nhất trong Thánh tức [Tịnh tức]. Tức là hơi thở Dũng tuyền, hơi thở Đan điền và hơi thở qua da.

BS.VS Nguyễn Văn Thắng

[Trưởng môn phái Thăng Long Võ đạo]

Đan điền là thuật ngữ trong y học, võ thuật, dưỡng sinh dùng để chỉ một vài trung tâm khí lực hay là các huyệt đạo trên cơ thể người.

Nghiên cứu về Đan Điền được dùng ban đầu trong Đạo giáo. Tuy nhiên vì có nhiều môn phái, sách vở khác nhau nên thuật ngữ “đan điền” có thể được dùng không nhất quán bởi các môn phái khác nhau. Trong cơ thể người có ba bộ vị được gọi là đan điền:

Thượng đan điền: Trùng với huyệt Ấn đường [giữa 2 chân mày] còn gọi là “Đan Điền thần”.

Trung đan điền: Trùng với huyệt Đản trung [chính giữa đường nối 2 đầu ti, cắt ngang đường dọc theo xương ức] còn gọi là “Đan Điền khí”.

Hạ đan điền: Còn gọi là “Đan Điền tinh”, vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải [nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn – khoảng 3 cm] và huyệt Mệnh môn [tại cột sống, ngang với thắt lưng]. Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toàn nằm ở giữa và phía trên bụng dưới. Có môn phái thì nói nó nằm trên huyệt Thần khuyết [rốn].

Đan điền, từ Hán Việt có nghĩa là “ruộng trồng đan dược” , là nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất, mạnh nhất. Vì vậy tùy theo môn phái và tùy theo mục đích sử dụng mà có các dị biệt về huyệt đạo.

  1. #1

    Ai đi học võ [bât cứ võ gì] sau thời gian cũng được dậy về đan điền. Aikido cũng không ngoại lệ. Vậy đan điền là gì ? Có chỗ dậy là đan điền là điểm nằm phía dưới rốn 3 phân. Có chỗ lại nói là Đan Điền là trọng tâm của cơ thể. v.v... Bây giờ tui xin bao gan mổ xẻ khái niệm đan điền lần nữa. Xin các anh các chị cao thủ góp ý cho những điều sai sót. Vấn đề được đặt ra là: 1/ Đan điền là gì? 2/ Có mấy Đan Điền 3/ Đan điền có phải là trong tâm cơ thể

    A/ Trọng tâm cơ thể là gì?

    Trong tâm một vật là điểm biểu kiến mà tất cả trọng lượng của vật có thể đặt vào.

    Như vậy trong tâm của hòn bi đồng nhất là tâm hòn bi. Trong tâm của dĩa mỏng hình tròn là tâm hình tròn. Trọng tâm của .... là .....[mỏi miệng quá] Như vây trong tâm cơ thể là gì? Tương tư như vậy Trong tâm cơ thể một người là điểm biểu kiến mà tất cả trọng lượng có thể gom vào.

    Tới đây thì có một câu hỏi đặt ra. Trong tâm cơ thể có thay đổi tuỳ theo hoạt động cơ thể không?

    Chắc chắn có khác chớ. Khi người ta Ukemi thì trong tâm cơ thể đâu đó ngoài không khí tượng tự như trong hình này.

    Vậy đan điền là gì ? Đan điền có dịch chuyển trong lúc vận động không ?

    B/ Đan Điền

    Tui xin bao gan định nghĩa như sau:

    Đan Điền là điểm của cơ thể trùng với trọng tâm ở vị trí đứng thẳng cân bằng, thoải mái.

    Vậy đan điền có khác tuỳ theo người, giới tính không ?

    Có! Phái nữ có bộ mông và đùi bự hơn nên đan điền phải thấp hơn. Mấy bà mỹ đen mập quá khổ chắc đan điền nằm gần .... hậu môn. [hy vọng không có bà mỹ đen nào vô đây đọc]

    Với người bình thường thì đan điền nằm khoảng dưới rún 3 phân và dĩ nhiên sâu bên trong chứ không phải ngoài da

    [Còn tiê'p ...]

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #2

    Có mấy đan điền? Trong võ thuật có tới 3 đan điền:

    Hạ Đan Điền: là điểm mới đề cập ở trên

    Trung đan điền: Nếu không tính đôi chân [phân của bộ pháp] thì trong tâm cơ thể nằm đâu đó ngang ức . Đó là chổ ngang huyệt Chiên Trung, hay Thiên Ý hay ..... hay ......

    Thượng đan điền: Nếu chỉ tính cái đầu thì trong tâm của nó nằm đâu ngang chỗ giữa hai mắt

    Một đan điền còn chưa đủ hay sao mà phảỉ tới .... ba đan điền. Nhờ phân chia như vậy mới hiểu cái hay của thân pháp. Thân pháp không phải chỉ có đôi chân. Người ta thường nói thân pháp ảo diệu chứ ít ai nói bộ pháp ảo diệu. Vây thân pháp là gì.?

    Thân pháp là nghệ thuật dich chuyển tương quan giữa ba điểm trọng tâm và ba điểm đan điền kết hợp với bộ pháp.

    [Còn Tiep]

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #3

    Gửi bởi NgDaLat

    Ai đi học võ [bât cứ võ gì] sau thời gian cũng được dậy về đan điền. Aikido cũng không ngoại lệ. Vậy đan điền là gì ? Có chỗ dậy là đan điền là điểm nằm phía dưới rốn 3 phân. Có chỗ lại nói là Đan Điền là trọng tâm của cơ thể. v.v...

    Anh NgDalat ui ! Câu hỏi này không phải là có ý phá anh khi anh đang ngon trớn về để tài rất độc đáo này đâu nhe, nhưng có 1 thắc mắc thế này: 1. Trong tài liệu viết về "Đan Điền" và bài này của anh, cho rằng con người gồm có 3 đan điền: Đan điền thượng [giửa 2 cặp long mày], Đan điền trung [Ngay chấn thủy], Đan điền hạ [Dưới rốn 3 phân như anh nói !]. Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền [nơi nạp khí căn bản của luyện công] gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức. Vậy là sao anh nhi?. Thân.

    :friends:

  4. #4

    Mấy anh xiêu wá, tui mù tịt, ngồi đọc để hiểu thôi!:no1: :no1:

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5

    Gửi bởi DCH

    Anh NgDalat ui ! Câu hỏi này không phải là có ý phá anh khi anh đang ngon trớn về để tài rất độc đáo này đâu nhe, nhưng có 1 thắc mắc thế này: 1. Trong tài liệu viết về "Đan Điền" và bài này của anh, cho rằng con người gồm có 3 đan điền: Đan điền thượng [giửa 2 cặp long mày], Đan điền trung [Ngay chấn thủy], Đan điền hạ [Dưới rốn 3 phân như anh nói !]. Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền [nơi nạp khí căn bản của luyện công] gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức. Vậy là sao anh nhi?. Thân.

    :friends:

    Không sao Có phá thì tui mới có hứng để dóc tiếp chứ không tui tưởng tui đang nói chuyện cho đầu gối nghe. Ba cái vụ Anatomy tui cũng mù tịt. Chắc khi về hưu [còn vài chục năm nữa] sẽ đi học anatomy để tìm hiểu mấy đường kinh mạch v.v.. Nghe nói là có máy dò huyệt bằng điện tử gì đó mà. À! mà quên

    Khái niêm đan điền mà tui trình bày ở trên không nằm ở các huyệt đạo. Theo định nghĩa trên thì các điểm đan điền nằm ở khoảng giữa cơ thể, ngang với các huyêt đạo như trên

    Có câu hỏi dành cho ai học về Y, dược

    Trong cơ thể người, ai cũng có các dòng điện gọi là điện sinh học vậy cơ quan nào của cơ thể làm nhiệm vụ sản xuất điện đó. Ai biết xin trả lời giùm. Nếu không biết thì cũng xin kiếm giùm bạn bè, anh em, chú bác hỏi dùm .


    Cám ơn rất nhiều.

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #6

    chú aiki ơi trong sách hiep khi dao của thầy koichi tohei thì thầy nói cái đan điền nằm cách rốn 5 phân xuốn dưới 5 phân mà hình như gọi là seika-no-itten gì gì đó :blink:

  7. #7

    Gửi bởi DCH

    Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền [nơi nạp khí căn bản của luyện công] gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức. Vậy là sao anh nhi?. Thân.

    :friends:

    Đan điền là vị trí chính giửa của xương chậu, ngang với chổ nối đến xương chân, vị trí tối ưu để truyền năng lượng từ hai chân khi di chuyển. Khi muốn đẩy cánh cửa, cánh tay của mình đặt trước đan điền thì tất cả năng lượng từ chân được chuyển qua tay một cách tối đa. Khi muốn kéo vật gì, thì con người dùng một cái đai quấn quanh bụng tại vùng đan điền. Lúc đó sức kéo sẻ mạnh nhất. Trong Yoga hay trong Khí công, con ngươì tập dẩn khí đến đan điền [tưởng tượng], mục đích là tạo nên sự thở bụng. Bình thường, con ngươì chỉ dùng có � đến 2/3 dung lượng của phổi, sự thở bụng tăng lên hiệu năng của phổi. Đan điền chỉ có giá trị về võ học chứ không có giá trị gì cả trong đông y hay tây y. Do đó, khi mổ xẻ ra, chắc mọi ngươì chỉ thấy có một đống ... gì mà thôi. Trong khi đó, trọng tâm của con người luôn luôn thay đổi, tùy theo mổi vị trí của tứ chi.

    Tôi đang viết một cuốn sách về "Năng lượng của con ngươì trong võ học" [Human''s energy in martial arts]. Nên không thể nói ra đây nhiều quá được.

    :biggrin:

  8. #8

    Anh Fourever giản dị hóa mấy điều khó giải thích hay ghê! tiếp tục nữa đi anh! chừng nào sách ra cho anh em biết nhe! Ủa Paul là chồng của Lorrain hả? tui đâu có biết! Paul võ giỏi thiệt nhưng khg may trời gọi về sớm!

    @Psyops: đan điền thì 1 chỗ nhưng trọng tâm thì tuỳ cách mình đứng hay nằm . Mấy cái đan điền mà anh ngDalat nói thì đây là lần đầu tiên tui nghe!

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9

    Cám ơn anh Fourever đã giúp. Khi em viết ra mấy điều trên thì em cũng hồi hộp lắm. Những điều em đang viết và sẽ viết thì em chưa thấy trong bất cứ sách nào. Nó chỉ là những điều em suy tưởng. Hy vọng nó có lý phần nào. Khi nào anh ra sách thì nói em biết nhé

    Em xạo tiếp đây. Anh thấy có gì xao quá thì stop em nhé.

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #10

    Tóm lai

    Thượng đan điền: chính là trong tâm của phần đầu. Đó là điểm nằm giữa tam linh [điểm thấp nhất của sống mũi] và xương ót. Trọng tâm này thi không dịch chuyển so với thượng đan điền bởi vì cái đầu tự nó không méo đi hay co giản được.

    Trung đan điền: là trong tâm của phần đầu thân và tay ở vị trí cơ thể cân bằng. Trung đan điền là điểm nằm giữa chấn thuỷ [mỏ ác] và xương sống. Trọng tâm của phần này có thay đổi so với điểm trung đan điền để trong khi thực hiện thân thủ trong những trường hợp ngồi [seiza, môt phần Shikko] hay bộ pháp cố định. Trọng tâm phần này thay đổi được nhờ đầu và đôi tay

    Ha đan điền: là điểm quan trọng nhất bởi vì là điểm cân bằng của toàn cơ thể. Trong tâm này có thể dịch chuyển so với ha đan điền để tạo nên thân thủ khi đi, đứng.

    [Còn tiếp .... Ứng dụng khái niệm đan điền trong thân thủ aikido]

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Video liên quan

Chủ Đề