Đánh giá chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 8

Nội dung gồm có:

Phần 1. Lịch sử thế giới cận đại [ từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917 ]

Phần 2. Lịch sử thế giới hiện đại [ từ năm 1917 đến năm 1945 ]

Phần 3. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918

Tác giả: Trương Ngọc Thơi

Số trang: 142

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

I. LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:

          Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các trường THPT, THCS, trong đó có các trường THCS trong cụm. Kết quả thi học sinh giỏi  số lượng và chất lượng HSG là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết qủa này, nhà trường, các bô môn, các thầy cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm qúi báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin; dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo; trường lớp càng ngày càng có thêm nhiều học sinh khá, giỏi.

          Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Đây là công việc đòi hỏi sự công phu và sáng tạo. Hiệu quả của công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là sự hội tụ của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định là lòng yêu nghề, tâm huyết và sự tận tụy của người thầy đối với học sinh.

         Đối với đơn vị trường THCS Đồng Sơn trong nhiều năm qua cũng đạt được một số thành tích nhất định trong công tác bồi dưỡng HSG cấp huyện, tỉnh, đặc biệt với bộ môn lịch sử.

        Vì vậy, trong chuyên đề hôm nay tôi xin phép được chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử được thực hiện tại đơn vị và rất mong được sự chia sẻ của tất cả các thầy cô giáo trong cụm.

II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ NHĂN TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG:

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời đến những giáo viên –  học sinh đạt thành tích trong giảng dạy, học tập.

- Nhà trường luôn bố trí thời gian và phân công công việc hợp lí tạo điều kiện tốt nhất cho GV tham gia bồi dưỡng.

- Giáo viên tích cực, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy bộ môn.

- Một số em học sinh đã tích cực, tự giác và có sự yêu thích môn học lịch sử.

2. Khó khăn:

- Học sinh học BD đội tuyển môn lịch sử dự thi huyện, tỉnh thường là những học sinh có học lực không được giỏi mà chỉ đứng vào tốp khá, trung bình khá, hơn nữa môn lịch sử phải đến lớp 8 mới thi nên HS được chọn là những HS chọn sau một số bộ môn như Văn, Anh, Toán, Lý. Đó là một trong những khó khăn của giáo viên dạy BD đội tuyển.

- Bài học lịch sử so với các môn học khác quá dài, nhiều sự kiện, nhiều niên đại ....lượng kiến thức phải tiếp thu trong một tiết học còn nhiều, học sinh khó nắm vững dẫn đến các em chán nản không thích thú học môn Lịch sử.

- Do một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, đặc biệt ở một số nơi phụ huynh không thích cho con em mình theo bộ môn lịch sử.

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG:

1.  Phát hiện và chọn đối tượng bồi dưỡng:

Đây là một bước quan trọng đầu tiên, đòi hỏi giáo viên phải công tâm, hơn thế nữa phải có nghệ thuật sư phạm để khơi dậy niềm tin, sự hứng thú đối với học sinh.

Để chọn được đội tuyển học sinh có kết quả, trước hết giáo viên cần thực hiện được một số yêu cầu sau:

Học sinh phải yêu thích bộ môn, có tinh thần vượt khó trong học tập, là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, có năng lực nhận thức tốt ở bộ môn tham gia bồi dưỡng, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai chính tả và cách diễn đạt tương đối tốt.

 Chọn một số học sinh có năng lực nhưng không được các bộ môn khác tuyển chọn.

Học sinh phải có ý thức tự giác, trung thực trong học tập thi cử.

2. Trong quá trình bồi dưỡng:

a, Xây dựng tâm lí vững chắc cho HS:

- Trong nhiều năm thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng cần phải tạo cho học sinh có một tâm lý thật sự thoải mái trong quá trình ôn tập cũng như khi chuẩn bị bước vào kỳ thi. Tránh gây cho học sinh áp lực nặng nề, chẳng hạn như: Giáo viên luôn tạo ấn tượng cho học sinh về kỳ thi học sinh giỏi là kỳ thi cực kỳ khó, đòi hỏi sự cao siêu...điều này làm cho học sinh có cảm giác lo sợ, mất tự tin. Hoặc giáo viên luôn áp đặt cho học sinh rằng đã thi là phải đậu, phải có số điểm cao...Làm như vậy sẽ gây áp lực tâm lý cho học sinh và dẫn đến kết quả không tốt, thậm chí có nhiều học sinh vì sợ không đạt được mục tiêu bắt buộc đó nên đã xin từ bỏ đội tuyển học sinh giỏi [Có những học sinh bỏ cuộc khi kỳ thi chỉ còn vài ngày]

- Muốn làm tốt vấn đề nêu trên, theo tôi trước hết người giáo viên phải có những tư vấn cần thiết làm cho học sinh có cảm giác rằng kỳ thi học sinh giỏi dù ở cấp nào cũng vậy nó vẫn giống như các kỳ thi diễn ra thường xuyên ở nhà trường. Ngoài ra tôi thường nêu rõ quan điểm rằng "Khi các em được chọn đi ôn thi thì phải cố gắng hết mình. Nếu đạt kết quả cao thì càng tốt, còn nếu không thì chúng ta vẫn vui, vẫn hãnh diện vì đó là sự cố gắng lớn lao của bản thân mình".

           - Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trọng…Cốt lõi trong vấn đề này là “ đãi cát tim vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.

- Khi giảng dạy bồi dưỡng, giáo viên nên nêu gương những học sinh tiêu biểu, xuất sắc trong những năm học trước để khơi dậy ở học sinh tinh thần lạc quan, tin tưởng và ý chí phấn đấu để học tập những anh chị các khóa trước, tạo niềm tin nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

- Ngoài  việc động viên về tinh thần, giáo viên còn động viên cả về vật chất, sau khi có kết quả thì giáo viên dạy bồi dưỡng, nhà trường và hội khuyến học của huyện thường khen thưởng cho những học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh từ đậu cho đến đạt giải cao, đặc biệt là trong đó phải nói đến sự quan tâm của giáo viên dạy bồi dưỡng đối với các em động viên khích lệ các em rất kịp thời khi có kết quả.

- Trong quá trình trả bài cho HS, GV nên khéo léo, khích lệ những học sinh làm tốt nhưng cũng không nên trì chiết những HS làm bài chưa đạt yêu cầu.

b, GV phải là một người tâm huyết:

               Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc, ý thức trách nhiệm cao.

           Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.

Phải rèn cho HS kĩ năng tự học và ý thức tự giác học tập

c, Xây dựng chương trình bồi dưỡng:

Người giáo viên phải biết xây dựng chương trình bồi dưỡng với những chương, bài ứng với số tiết dạy cụ thể. Về nguyên tắc, giáo viên phải bồi dưỡng toàn bộ chương trình. Bất cứ hoạt động dạy học nào trên lớp nhất thiết giáo viên phải có giáo án, nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi yêu cầu giáo án phải được chuẩn bị cụ thể và cao hơn. Việc soạn giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi sự công phu, đầu tư nghiên cứu về nội dung và phương pháp. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, việc thực hiện nguyên tắc dạy học liên môn là hết sức quan trọng. Giáo viên phải biết nghiên cứu và khai thác thơ văn, những kiến thức địa lý… có liên quan để vận dụng vào trong bài giảng của mình. [ minh họa bằng kế hoạch cụ thể]

d,Về  lượng kiến thức:

               Kiến thức nền tảng cho cả hai vòng thi chọn HSG cấp huyện, tỉnh là: Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và xuyên suốt chương trình. Trong quá trình ôn luyện giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kiến thức được vận dụng cho việc giải quyết các vân đề mới.

 e, Về phương pháp giảng dạy

Dạy theo hệ thống, theo nội dung và chương trình sách giáo khoa. Bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng để khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Ngoài hướng dẫn cách thức nắm vững kiến thức cơ bản, hướng dẫn học sinh lập “Sơ đồ cây” cho từng bài,  từng chủ đề, từng chương…

- VD minh họa: Ví dụ 2: khi dạy về quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 1911-1925, giáo viên giúp các em thấy được sự thống nhất và khác biệt giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với con đường cưu nước trước đó, công lao to lớn nhất của Người, ý nghĩa của những hoạt động.... 

f, Về phương pháp làm bài:

Phương pháp làm bài  là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG bởi nó không chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ môn mà nó quyết định tính hiệu quả trong suốt quá trình ôn luyện. Vì vậy trong quá trình ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:

  - Xác định đúng yêu cầu của đề thi :Yêu cầu của một đề thi lịch sử thuộc rất nhiều lọai, có khi là yêu cầu chứng minh một nhận về một thời kỳ lịch sử, có khi lại yêu cầu phân tích một chủ trương trong một thời điểm, có khi vấn đề được nêu lên một cách tổng hợp, có khi chỉ một vấn đề nhưng lại chia ra làm nhiều vế, yêu cầu phải giải đáp riêng từng vế một…Như vậy xác định đúng yêu cầu của đề thi là bí quyết đầu tiên đưa đến thắng lợi.

VD: Có ý kiến cho rằng: “Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  - Xác định những nội dung cần trình bày để làm sáng tỏ yêu cầu của đề thi: Nêu đề bài yêu cầu chứng minh, phân tích hoặc giải thích thì phải nắm lại rất chắc những luận điểm, những lời nhận định, những sự kiện mà đề bài yêu câu.

- Về thời gian: Thông thường thời gian cho bài thi HSG là 150 phút, TNKQ 45p và TNTL 105 phút. Cần hướng dẫn cho HS chủ động phân phối thời gian hợp lí cho mỗi câu theo yêu cầu và theo số điểm

-Về diễn đạt:  Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mạch lạc khi viết bài. Phải soát lại cách chấm câu, các thành phần của mệnh đề…

g, Công tác kiểm tra, đánh giá:

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần ra các dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng, củng cố kiến thức cho học sinh như dạng bài tập: Phân tích, giải thích, so sánh, trình bày, nhận xét sự kiện lịch sử; chứng minh làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử; xác định sự kiện lịch sử để phân tích, chứng minh hoặc giải thích vấn đề lịch sử; câu hỏi TNKQ với nhiều kiểu đề khác nhau.

Các hình thức kiểm tra ngoài việc đạt được mục đích yêu cầu trên còn có tác dụng rèn luyện chữ viết, cách sử dụng từ ngữ, chính tả và hành văn cho học sinh, đồng thời làm quen với các dạng đề thi.

Kết hợp với nhà trường tổ chức khảo sát đội tuyển theo kế hoạch cụ thể.­

           IV. KẾT LUẬN:

          Kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy, có đựơc những thành công nhất định trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sử của tôi đựơc tóm tắt ở một số  điểm sau đây.

         1- Quá trình tuyển chọn, bồi  dưỡng HSG: Quan trọng từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyền dạy, uốn  nắn đến việc khích lệ sự cố  gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.

         2- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng, thậm chí có tính  quyết định đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp đỡ đồng nghiệp.

        3- Cùng với sự truyền dạy kiến thức, người thầy phải truyền đựơc cảm hứng  say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Không có niềm say mê, dù có kíên thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt,  khó đạt đựơc  đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là học sinh giỏi.

           4- Phải rèn cho HS có được kĩ năng tự học và tự giác trong học tập.

    5- Sự quan tâm, tạo điều kiện, động viên khích lệ kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường đối với GV – HS.

     6-  GV phải có chương trình bồi, phương pháp bồi dưỡng cụ thể với từng nội dung kiến thức.

    7- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

V. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập sử 9 [Tạ Thúy Anh].

2. Tuyển chọn đề thi học sinh giỏi lớp 9 và tuyển sinh vào lới 10.

3. Chuẩn KTKN môn Lịch sử.

4. Tài liệu BDHSG 8,9.

Chủ Đề